Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 35 - 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động

động khai thác khoáng sản

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TN đối với hoạt động KTKS, trong đó bao gồm các yếu tố xuất phát từ NNT; từ cơ quan Thuế; từ bản

thân chính sách của Nhà nước. Việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu

thuế TN đối với hoạt động KTKS là hết sức quan trọng và cần thiết để có căn cứ

nghiên cứu, đề ra các giảipháp hữu hiệu, thiết thực nhằm tăng cường quản lý thu

thuế trong lĩnh vực này. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TN đối với

hoạt động KTKS có thể chia thành ba nhóm chính như sau:

2.1.5.1. Nhóm yếu tố thuộc về cơ chế chính sách Nhà nước

a. Về chính sách, pháp luật thuế

Chính sách, pháp luật là hệ thống văn bản điều chỉnh mọi hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động quản lý thuế nói riêng. Hệ thống chính, sách pháp luật tạo hành lang pháp lý thống nhất cho mọi thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng, giúp thực hiện các mục tiêu quản lý của Nhà nước.

Trong công tác quản lý thuế, việc quy định rõ người nộp thuế, đối tượng chịu thuế, mức thuế suất đầy đủ cho hàng hoá, dịch vụ chịu thuế, quy trình thủ tục nộp thuế, báo cáo và kiểm tra công tác thu thuế,... là hết sức cần thiết, giúp nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

Tuy nhiên trong chính sách thuế tài nguyên còn nhiều kẽ hở, chưa bao quát

được hết các nguồn thu, một số quy định chưa cụ thể, rõ ràng và có thể hiểu theo

nhiều nghĩa khác nhau.

b. Về giá tính thuế

lượng, giá bán và thuế suất của TNKS. Tuy nhiên, thuế suất xác định phức tạp, chưa tính đúng, chưa tính đủ và thuế suất một số loại tài nguyên là tương đối cao; chế tài về thuế chưa đủ mạnh dẫn đến việc kiểm soát sản lượng khai thác và giá tính thuế của cơ quan quản lý Nhà nước còn yếu; việc phối hợp giữa cơ quan Thuế với cơ quan Tài nguyên và Môi trường chưa hiệu quả, … gây thất thu cho NSNN.

Muốn thực hiện tốt công tác quản lý thuế TN thì trước hết chính sách thuế TN

phải được xây dựng thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành, chặt chẽ, rõ

ràng, chi tiết và dễ hiểu nhằm giúp các đối tượng có liên quan trong công tác quản lý thuế tài nguyên hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện tốt công tác quản lý thuế.

2.1.5.2. Nhóm yếu tố thuộc về cơ quan quản lý thuế

a. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác quản lý thuế tài nguyên

Với vai trò là người thực thi luật Pháp luật về thuế, cán bộ thuế đóng vai trò

nòng cốt, quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý thuế nóichung và quản lý

thu thuế TN trong hoạt động KTKS nói riêng.

Lĩnh vực KTKS là lĩnh vực hoạt động phức tạp, địa bàn quản lý rộng, có tính đặc thù do TNKS luôn gắn liền với tự nhiên, việc khai thác sử dụng là khó kiểm soát, đặc biệt là khai thác và sử dụng nhỏ lẻ. Các đơn vị khai thác tài nguyên cũng luôn tìm cách lách luật để trốn tránh nghĩa vụ thuế, càng đòi hỏi phải có đủ cán bộ thuế và người cán bộ thuế phải am tường luật pháp và trau dồi kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ để xử lý kịp thời và triệt để, tránh thất thu NSNN, mặt khác đem lại hiệu quả quản lý về mặt xã hội.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực của cán bộ làm công tác quản lý thuế còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng so với nhu cầu nhiệm vụ; một bộ phận không

nhỏ cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế chuyên sâu

còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý; thái độ vàphong cách ứng xử

của cán bộ trong một số trường hợp còn chưa công tâm, chưa khách quan giữa

quyền lợi của nhà nước với quyền lợi của NNT; chưa trở thành người bạn đồng

hành đáng tin cậy của NNTtrong việc thực thi pháp luật.

b. Sự phối hợp giữa các phòng chức năng trong cơ quan thuế và giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng

Bộ máy hoạt động của cơ quan Thuế bao gồm các phòng chức năng thực

tác quản lý thuế cũng được quản lý theo từngphòng chức năng, chịu trách nhiệm công việc tương ứng với các quy trình quản lý thuế. Để tạo thành một thể thống

nhất, quản lý hiệu quả thuế nói chung và thuế TN trong KTKS nói riêng, nhất

thiết phải có sự phối hợp giữa các phòng chức năngtrong cơ quan Thuế.

Công tác quản lý thuế theo quy trình quy định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận,

từng bước công việc trong quá trình quản lý thuế, bước công việcnào phối hợp cùng

với phòng chức năng nào và phòng chức năng nào có chức năng nhiệm vụ cùng

phối hợp thực hiện. Điều này tạo ra sự tương tác, gắn kết giữa các phòng chức năng để vừa có sự chuyên sâu trong quản lý, vừa có sự liên kết giữa các bộ phận để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chính trị chung là thực hiện tốt công tác quản lý thuế.

Bên cạnh đó, quản lý KTKS tạo ra mối liên hệ giữa rất nhiều các cơ quan tổ

chức, không chỉ cơ quan Thuế. Các cơ quan khác cùng tham gia, tác động vào để

quản lý KTKS như UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường,Sở

Công thương... Do đó, trong công tác quản lý thuế TNđối với hoạt động KTKS,

phải có sự phối hợp giữa cơ quan Thuế với các cơ quan hữu quan để cùng đưa ra

các giải pháp vừa đảm bảo đúng quy định pháp luật, vừa đảm bảo phù hợp với

điều kiện KT-XH và các quy định cụ thể của địa phương. Điều này tạo sự nhất

quán giữa cơ quan Thuế và các cơ quan trên địa bàn.

2.1.5.3. Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng nộp thuế

a. Ý thức và sự tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế

Người nộp thuế là người trực tiếp đóng góp, tạo số thu NSNN thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế khi hoạt động SXKD. Người nộp thuế là người bạn đồng hành của cơ quan Thuế trong công tác quản lý thuế, cơ quan Thuế không thể quản lý thuế tốt nếu như không có sự hợp tác của NNT.

Với cơ chế “tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm” và trong giai đoạn ngành Thuế đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện nghĩa vụ thuế thì NNT có nhiều hơn sự chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, đi cùng với đó là việc phát sinh nhiều tình huống vi phạm pháp luật về thuế do NNT hoặc không am hiểu tường tận quy định pháp luật về thuế, hoặc do trình độ hạn chế, hoặc do cố tình trốn thuế, gian lận thuế.

Đòi hỏi cơ quan Thuế phải sát sao hơn trong công tác phổ biến, hướng dẫn các

quy định về thuế, kiểm tra và giám sát việc khai thuế, nộp thuế của NNT.

TNKS lấy từ thiên nhiên và thuộc sở hữu của Nhà nước. Chính vì vậy, với mô hình Nhà nước là của dân nên người KTKS vẫn thường tự cho mình quyền được khai thác và thu lợi nhuận từ TNKS đó trong khi lơ là nghĩa vụ thuế đối với Nhà

nước. Để phù hợp với thực tiễn, thuế TNluôn được xem xét để bổ sung, sửa đổi,

chính vì vậy, bản thân NNT một mặt không cập nhật kịp thời và đầy đủ quy định,

một mặt vẫn giữ thói quen lấy từ thiên nhiên không phải nộp thuế, nên gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Số thu từ thuế trong lĩnh vực này không

lớn, NNT không nhiều (so với các loại thuế khác), nhưng công tác quản lý thuế

TN luôn đòi hỏi sự đầu tư, quan tâm và giám sát quản lý chặt chẽ của cơ quan

Thuế. Bởi vậy, trình độ và ý thức của NNT trong việc tuân thủ quy định về thuế

là rất quan trọng đối với công tác quản lý thu thuế TN trong KTKS.

b. Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương

Điều kiện SXKD của NNT nói chung và của người nộp thuế TN trong KTKS nói riêng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến kết quả

thu thuế của cơ quan Thuế. Khi NNT được SXKD trong một môi trường thuận

lợi về cơ sở hạ tầng (giao thông, sự phát triển của các ngành nghề phụ trợ, …), cơ chế chính sách, việc thực hiện các thủ tục hành chính,… sẽ nhanh chóng phát

triển, tăng trưởng và khi đó sẽ nộp thuếnhanh, đầy đủ hơn và ngược lại.

Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ được đơn giản và hiệu quả hơn.

c. Kết quả sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế

Hiệu quả của công tác quản lý thu thuế phụ thuộc không nhỏ vào kết quả SXKD của NNT. Cùng một đơn vị thu thuế trên một khu vực, số NNT nhiều sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được, ngược lại có ít NNT và số thuế thu được ít thì chi phí cho một đồng thuế thu được sẽ cao. Khi NNT đang gặp khó khăn trong việc SXKD thì việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước cũng sẽ

bị ảnh hưởngvà ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)