Nguồn từ Phịng Văn hóa và Thơng tin huyện Phú Lộc, [18]
So với yêu cầu đặt ra hiện nay, đội ngũ lao động hoạt động trong ngành du lịch chỉ mới dừng lại ở lao động phổ thông, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch. Nhận thức về chất lượng và thái độ phục vụ cịn tồn tại nhiều hạn chế. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực (kể cả cán bộ tham mưu, quản
lý lĩnh vực du lịch - dịch vụ) chưa được quan tâm đúng mức, nguồn ngân sách dành
cho vấn đề này chưa được bố trí hàng năm. Cùng với những hạn chế về sản phẩm,
cơ sở lưu trú, các loại hình dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong
những rào cản, là vấn đề đáng quan tâm giải quyết để thúc đẩy phát triển ngành du lịch trong thời gian tới.
Nhìn chung, lao động của khu vực nghiên cứu tương đối dồi dào, cơ cấu trẻ
khỏe và luôn được bổ sung phát triển. Người dân trong khu vực cần cù, sáng tạo, có
ý chí và năng động, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên một
bộ phận dân cư có trình độ dân trí cịn thấp, đội ngũ lao động có trình độ tay nghề
chun mơn cịn hạn chế. Công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch, theo PGS.TS Trần Hữu Tuấn và ThS. Nguyễn Thị Minh Nghĩa “Cùng với sự phát triển nganh của
ngành và ngu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch thì số lượng các cơ sở đào tạo - 2000.0 4000.0 6000.0 8000.0 10000.0 12000.0 14000.0 2014 2015 2016 2017 2018
Lao động ngành du lịch tại Lăng Cô -Cảnh Dương Thừa Thiên Huế
chuyên ngành du lịch được phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng nhưng nguồn cung ứng đào tạo du lịch vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo
chung của ngành, đảm bảo cung cấp đội ngũ lao động chất lượng cao cho sự phát
triển của ngành du lịch Vùng Duyên hải miền Trung” cho thấy nhu cầu về nguồn
nhân lực ngành du lịch hiện nay rất cao tại Vùng Duyên hải miền Trung, khả năng
cạnh tranh để thu hút nguồn nhân lực tại Lăng Cô – Cảnh Dương càng khó khăn. Vì vậy, ngành du lịch và giáo dục tại tỉnh Thừa Thiên Huế và Vùng duyên hải miền
Trung cần thiết có kế hoạch giới thiệu thu hút sinh viên theo học các ngành du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tương lai.
2.2.2.4. Công tác xúc tiến, quảng bá
Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch được thực hiện thông qua các phóng sự truyền hình của đài truyền hình quốc gia; các chuyên trang, chuyên mục của đài địa phương và những bài viết chuyên sâu của các cơ quan báo chí. Thực hiện tuyên truyền, quảng bá điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế và Lăng Cô – Cảnh
Dương trên các phương tiện truyền thơng báo chí, đài truyền hình Trung ương và địa phương như: TRT, VTV1, VTV8 và đài truyền hình tp HCM như: HTV7,
HTV9. Bên cạnh đó, những thơng tin mới về du lịch cũng được đăng tải trên các trang thông tin điện tử của huyện ủy, ủy ban và website du lịch huyện. Ngoài ra, hệ
thống máy cung cấp thông tin tự động được lắp đặt tại Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài và Ga Huế, nhằm cung cấp thông tin về các điểm du lịch của Huế và Lăng Cô – Cảnh Dương với những hình ảnh đẹp du lịch Huế và phim quảng bá du lịch
Thừa Thiên Huế. Công tác liên kết truyền thông quảng bá 3 địa phương Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam được tập trung triển khai bằng các ấn phẩm xúc tiến quảng bá
như sơ đồ du lịch 03 địa phương, ấn phẩm sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, bộ
nhận diện thương hiệu, logo, slogan,...
Ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong những năm qua thường xuyên tham gia các hội chợ xúc tiến quảng bá, thương mại sản phẩm du lịch trên toàn quốc và thế
giới nhằm giới thiệu các sản phẩm đang được khai thác hiệu quả của tỉnh Thừa
Thiên Huế nói chung và của Lăng Cơ – Cảnh Dương, trong đó nổi bật như tham gia
Hội chợ JATA Tourism Expo Japan 2017; Hội chợ du lịch Quốc tế WTM London; Hội chợ Travex 2018 trong khuôn khổ diễn đàn du lịch ASEAN tại Chiang Mai, Thái Lan; Tham gia Hội chợ ITB Berlin 2018 tại Đức; tham gia Hội chợ ITB
Singapore các năm từ 2014 - 2018; Hội chợ du lịch quốc tế - Việt Nam VITM
Hanoi các năm từ 2014 - 2018; Tham gia Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
các năm từ 2014 - 2018; Tham gia hội chợ ITE HCMC 2018,.. (Nguồn từ Trung
tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo công tác và phương hướng nhiệm vụ từ năm 2015 – 2018, [7])
Mặc dù thương hiệu Cảnh Dương, Lăng Cô, Bạch Mã được nhận diện tương
đối tốt đối với thị trường trong tỉnh, thế nhưng đối với thị trường trong nước và đặc
biệt là thị trường quốc tế thì là điểm đến cịn khá mới mẻ, chưa tiếp cận được với các đơn vị lữ hành chuyên nghiệp và các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch.
Nguyên nhân do các sản phẩm du lịch cịn hạn chế nên cơng tác quảng bá, xúc tiến chưa được triển khai mạnh mẽ, thiếu hiệu quả. Việc xúc tiến mở rộng thị trường chưa được chú trọng, chưa thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, chủ yếu được quảng bá thông qua Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Phú Lộc.
Tuy một vài đơn vị kinh doanh du lịch có tổ chức marketing, nhưng nhìn chung vẫn thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp và liên kết trong các chương trình quảng bá.
Nguồn kinh phí nhà nước để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến,
quảng bá du lịch còn hạn chế nên chỉ tập trung xúc tiến một số thị trường trọng điểm,
khó khăn trong việc mở rộng thị trường mới và tiềm năng.
2.2.2.5. Kết quả hoạt động của ngành du lịch tại Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương a. Khách du lịch
- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến khu vực nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2018 đạt 22,87%/năm, không đồng đều qua các năm. Năm 2018, khách du lịch đến khu vực nghiên cứu đạt 1,08 triệu lượt khách, chiếm 25 % tổng số khách đến
tỉnh Thừa Thiên Huế (năm 2018: 4,25 triệu lượt khách). Khách du lịch tăng lên
trong những năm gần đây nhờ cảng Chân Mây đã đi vào hoạt động, đặc biệt là công
tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Tuy nhiên, năm 2016 xảy ra sự cố môi
trường biển, làm ảnh hưởng đến lượng khách du lịch đến Lăng Cô – Cảnh Dương năm 2016 và 2017. Tỉ lệ khách du lịch đến Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương giai đoạn
2015 – 2017 chỉ chiếm 18 - 21% so với toàn khách du lịch đến với toàn tỉnh. Ngày
lưu trú trung bình của khách du lịch năm 2018 đạt 2,1 ngày, tăng 1,17 lần so với năm 2014 (1,8 ngày).
- Nguồn khách du lịch đến Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương chủ yếu đến từ khách nội địa từ Thành phố Huế, Đà Nẵng và tỉ lệ nhỏ khách quốc tế từ Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp,…. Cảng Chân Mây trong vài năm gần đây có rất nhiều tàu quốc tế
cao cấp cập cảng. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Lăng Cô – Cảnh
Dương. Tuy nhiên, hiện nay lượng khách quốc tế cập cảng không lưu trú hay sử
dụng các dịch vụ tại khu vực nghiên cứu, mà chỉ dừng chân chụp ảnh lưu niệm và rời đi trong ngày. Bởi vì cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch tại đây chưa đáp ứng được nhu cầu của khách cao cấp.
- Khách du lịch đến khu vực nghiên cứu chủ yếu là khách nội địa, khách
quốc tế chiếm tỉ lệ nhỏ. Khách quốc tế chiếm tỷ lệ lớn đến khu vực nghiên cứu là thị trường Hàn Quốc, Pháp, Thái Lan, Anh, Mỹ, Gemamy,… Khách nội địa đến khu vực nghiên cứu chủ yếu là giới trẻ chiếm khoảng 60 - 70% khách du lịch đến khu vực nghiên cứu, tập trung đông vào các đợt lễ hội, ngày lễ, mùa hè.