Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế [2]
- Gió: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai hướng gió chính là gió mùa Đơng Bắc về mùa đơng và gió mùa Tây Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 29,6 m/s. Đồng thời cũng chịu tác động của gió biển và gió đất liền theo chu kỳ ngày đêm.
- Bão: Khu vực nghiên cứu nằm ven biển Đông nên chịu ảnh hưởng chung
của khí hậu biển. Đó là các cơn bão nhiệt đới dữ dội từ biển Đông, đặc trưng bởi những cơn gió mạnh, lượng mưa lớn, ngập lụt và thường có sức phá hoại trên diện rộng. Các tỉnh duyên hải của miền Trung thường bị ảnh hưởng bởi 5 hoặc 6 cơn bão nhiệt đới hàng năm tập trung vào tháng 6 đến tháng 10, riêng tỉnh Thừa Thiên Huế
thường từ tháng 8 đến tháng 11. Các cơn bão nhiệt đới thường đi kèm với các đợt
triều cường gây ngập lụt. Khả năng bị ảnh hưởng xấu của các cơn bão nhiệt đới ở
khu vực Lăng Cơ cũng cần được tính tốn kỹ khi thiết kế kỹ thuật các cơng trình xây dựng, tuy nhiên do khu vực này nằm gần như lọt vào trong một cánh cung các dãy núi cao Hải Vân, Bạch Mã và Phú Gia, nên ảnh hưởng có nhẹ đi khá nhiều, do không ở trên triền sông lớn nên khả năng ngập lụt không nhiều.
- 200.00 400.00 600.00 800.00 1000.00 1200.00 1400.00 1600.00 1800.00 2000.00 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Lượn g m ưa (m m ) Năm 2017
2.1.2.3. Thủy triều, thủy văn
Thủy triều
Chế độ thủy triều tại khu vực nghiên cứu là chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống. Thủy triều cao nhất ứng với tần suất
1% là 143 cm. Với chế độ thủy triều như trên, mức nước trên bãi tắm biển và trong đầm Lập An không bị ảnh hưởng nhiều đến mọi hoạt động giao thông vận tải cũng như vui chơi, giải trí.
Thủy văn
Khu vực nghiên cứu có 5 con sơng chính: Sơng Nơng, sơng Truồi, sông Thừa Lưu (Bù Lu), sông Cầu Hai và một phần sông Tả Trạch cùng với nhiều khe suối nhỏ chằng chịt tạo nên nguồn nước mặt khá phong phú và dồi dào. Các đầm
phá lớn như: đầm Cầu Hai, đầm An Cư và các vũng Tư Hiền, Cửa Kiểng, Chu Mới … có diện tích khoảng 11.095 ha mặt nước, tạo nên một vùng sinh thái ven biển, đầm phá đặc thù. Tuy nhiên, do các sông ngắn và dốc, khi mưa nhiều thường gây lũ
lụt, xói lở. Mùa khơ thì thường thiếu nước, sơng cạn, vùng ven biển nước mặt theo
các cửa sông xâm nhập nên gây mặn tràn, mặn ngấm ảnh hưởng tới sản xuất, sinh
hoạt của dân cư và các hoạt động phát triển du lịch.
Vùng Chân Mây – Cảnh Dương: Chịu ảnh hưởng trực tiếp thủy văn của sơng Bù Lu. Sơng này có hai nhánh chảy theo hướng Nam Bắc, đổ vng góc với đoạn
nhập lưu sơng chính Bù Lu. Sơng chính có chiều dài rất ngắn, chảy qua xã Lộc
Thủy, cuối cùng đổ vào Vịnh Chân Mây.
Khu vực Lăng Cơ có đầm lớn là đầm Lập An thông với biển Đông rộng khoảng 1.655 ha. Chung quanh đầm có một số con suối nhỏ tập trung nước từ các
lưu vực núi Phú Gia và dãy Hải Vân đổ về đầm. Các con suối này lưu lượng nhỏ về mùa khơ dịng chảy khơng đáng kể. Phía Bắc có một dải đất trũng giữa chân núi Phú Gia và cồn cát ven biển là rạch tụ thủy để thoát nước cho khu vực trong mùa mưa.
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân số, dân cư
Dân số
Theo niên giám thống huyện Phú Lộc năm 2017, dân số khu vực nghiên cứu là 19.751 người. Mật độ dân số trung bình của toàn huyện Phú Lộc là 195 người/km2. Trong đó:
- Thị trấn Lăng Cô: Dân số 12.413 người, chiếm 8,83% dân số tồn huyện Phú Lộc. Mật độ dân số trung bình của thị trấn là 119,4 người/km2.
- Xã Lộc Vĩnh: Dân số 7.338 người, chiếm 5,19% dân số tồn huyện Phú
Lộc. Mật độ dân số trung bình của xã Lộc Vĩnh là 220,4 người/km2
.
Nhìn chung dân số tập trung đông ở các vùng đồng bằng và vùng ven biển, đầm phá. Đại đa số dân cư là dân tộc Kinh (chiếm 99,5%).
Dân cư
Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống nhân dân
trong huyện và trong Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương ngày càng được cải thiện. Những năm gần đây các chương trình xóa đói, giảm nghèo cho kết quả tốt và
ngân hàng người nghèo đã góp phần tạo việc làm, thu nhập và ổn định đời sống nhân dân. Dân cư chủ yếu sản xuất theo các ngành nghề chính là nơng nghiệp, đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản, dịch vụ thương mại. Dân cư có mức sống thấp so với
mặt bằng bình quân trong tỉnh. Trong những năm gần đây, do được đầu tư xây dựng một số cơng trình trọng điểm như cảng nước sâu Chân Mây, nâng cấp quốc lộ 1A,
xây dựng hầm đường bộ Hải Vân. Số người đến làm việc ở trong khu vực tăng lên,
dịch vụ và mức sống của người dân đã được cải thiện.
2.1.3.2. Đặc điểm kinh tế
Theo báo cáo kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc giai đoạn 2012-2018, kinh tế
khu vực nghiên cứu tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 12,51%. ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Tổng giá trị sản xuất khu vực nghiên cứu năm 2018 đạt 15.210 tỷ đồng (theo giá so
sánh). Tuy nhiên đóng góp của du lịch vào kinh tế chung khu vực còn thấp.
Các ngành kinh tế khu vực nghiên cứu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp; giảm ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Cơ
cấu kinh tế khu vực năm 2018:
- Nông, lâm, ngư nghiệp: 6,8%
- Công nghiệp, xây dựng: 34,1%
- Thương mại, dịch vụ: 59,1%
Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 45 triệu đồng/người/năm, thấp
hơn thu nhập bình đầu người của tỉnh Thừa Thiên Huế (46,2 triệu đồng/người/năm). Đặc điểm các ngành kinh tế chính: Kinh tế của khu vực nghiên cứu chủ yếu nông - lâm - ngư nghiệp, những năm gần đây bắt đầu phát triển mạnh ngành thương mại,
dịch vụ:
- Nông, lâm, thủy sản
+ Trồng trọt: Cây trồng chính vẫn là cây lúa, ngồi ra cịn trồng một số loại
cây khác: sắn, rau, đậu, khoai, lạc,…
+ Chăn nuôi: Chủ yếu là lợn, gà, vịt, bị lai nhưng chưa hình thành trang
trại chăn ni tập trung quy mơ lớn mà chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia đình.
+ Lâm nghiệp: Khu vực có diện tích rừng lớn, rừng trồng chủ yếu là keo các loại, tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 47%.
+ Ngư nghiệp: Hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra mạnh mẽ, mang lại
hiệu quả kinh tế cho người dân, các loại nuôi chủ yếu: Tôm, cá, nhuyễn thể,… - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: Phát triển nhanh trong những năm qua, do có thị trường tiêu thụ ổn định, có dự án đầu tư mới, hoặc đầu tư mở
rộng sản xuất. Đặc biệt, tiểu thủ công nghiệp được quan tâm, khuyến khích phát
triển sản xuất. Tuy nhiên các làng nghề hiện phát triển quy mô nhỏ và chưa được ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
khai thác phục vụ du lịch. Huyện đã hỗ trợ khuyến công cho hơn 20 dự án nhằm khôi phục các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất, chế biến thuỷ hải
sản... Bên cạnh đó, vẫn duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống. Huyện đã
có kế hoạch quy hoạch chi tiết cụm CN-TTCN và làng nghề Vĩnh Hưng với diện tích 8 ha. Một số dự án như nhà máy titan ở Lộc Sơn, nhà máy gạch tuynel ở Lộc
An, Lộc Trì đã đi vào sản xuất. Khai thác vật liệu như đá cát sạn được mở rộng,.. - Thương mại, dịch vụ: Hiện là ngành đóng góp cao nhất trong cơ cấu kinh
tế khu vực nghiên cứu. Đến nay, hệ thống cơ sở dịch vụ, thương mại khá đa dạng,
bao gồm các cửa hàng kinh doanh dịch vụ, ăn uống, karaoke, siêu thị, chợ… Tuy
nhiên quy mơ cịn nhỏ, chợ chủ yếu chợ dân sinh, phục vụ hàng hóa thiết yếu hàng ngày, chưa có các trung tâm, khu bán hàng quy mơ lớn, tập trung phục vụ nhu cầu
mua sắm các đồ lưu niệm, quà tặng cho khách du lịch.