Vị trí của Lăng Cô – Cảnh Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 36 - 38)

Với tiềm năng du lịch đặc sắc, đa dạng, trong đó nổi bật là các giá trị biển, cảnh quan thiên nhiên sinh thái, … Vùng nghiên cứu được xác định là một điểm

đến độc đáo của du lịch Việt Nam và là một trong số các địa điểm tiềm năng phát

triển khu du lịch quốc gia được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. VùngLăng Cô – Cảnh Dương với tính chất đặc thù là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp được định hướng trở thành khu du lịch quốc gia, là động lực phát triển kinh tế của vùng.

2.1.2. Địa hình, khí hậu

2.1.2.1. Địa hình, địa mạo

Khu vực nghiên cứu là một dải đất hẹp nằm dọc theo bờ biển, tựa lưng vào dãy Trường Sơn có đỉnh cao Bạch Mã (cao 1.444m), chiều dài 60km, chiều rộng

trung bình 22km. Trên địa bàn có đầy đủcác loại địa hình: Biển, ven biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi. Địa hình bị chia cắt nhiều do xen giữa các đầm phá lớn

và các dãy đèo nhô ra biển.

Điều kiện địa hình của khu vực nghiên cứu khá thuận lợi cho phát triển du lịch. Dải bãi cát sát bờ biển có cao độ từ + 1,5 m đến +10,5m, một doi cát hẹp có cao độ từ+ 5,00 m đến +23,00 m. Độ dốc tự nhiên phần lớn khoảng 0,005 ~ 0,05.

Riêng khu vực ven sườn chân núi Phú Gia, chân núi phía Tây đầm Lập An và ven

cồn cát có độ dốc là 20% ~ 30%. Ngoài ra vềphía Tây đầm còn có nhiều thung lũng

nhỏvà hẹp với thảm cây xanh tựnhiên, một số đồi thoải rất thuận lợi xây dựng các khu vui chơi, giải trí, thểthao và đặc biệt là việc xây dựng hạ tầng giao thông nội bộ

trong khu du lịch không phá vỡ cảnh quan địa hình thiên nhiên mà còn tạo thêm

những nét đẹp văn hóa riêng của những công trình giao thông hiện đại.

- Khu vực Chân Mây - Cảnh Dương: Địa hình bằng phẳng, có dạng lưng rùa, độ dốc nền từ 0,5%-3%, là đồng bằng của sông Bù Lu, thoải vềhai hướng biển. - Khu vực Lăng Cô: Là dải bãi cát sát bờ biển có cao độ từ+1,5 đến 10,5m,

các cồn cát đẹp có cao độ từ 5-23m, độ dốc tựnhiên <10%.

- Địa hình ven sườn núi: Khu vực ven sườn núi phía Tây đầm Lập An và các cồn có độ dốc 18%-25%.

- Địa hình đồi núi: Gồm các ngọn núi phía Nam đường sắt, sườn núi Hải Vân ở Phía Nam Lăng Cô, núi Phước Tượng và núi Vĩnh Phong, núi Cảnh Dương ởphía

Bắc Chân Mây, núi Phú Gia, núi Đá Kẹp và núi Giòn ngăn cách giữa Chân Mây và Lăng Cô có độ cao từ 80-300m , độ dốc >20%, dãy núi cao nằm ở Phía Nam là dãy

Bạch Mã ăn lan ra biển đến núi Hải Vân, có độcao >400m, độ dốc >35%

2.1.2.2. Khí hậu

Là một dải đất hẹp nằm dọc bờ biển, tựa lưng vào dãy Trường Sơn và hướng ra biển. Khí hậu thuộc kiểu nhiệt đới ẩm có gió mùa, mùa đông không lạnh, mang

tính chất chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc, ngăn cách với vùng khí hậu

phía Nam bởi dãy núi Hải Vân – Bạch Mã. Nó có những đặc trưng như sau:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 25,1oC. Mùa nóng từ tháng 4 đến

tháng 9 chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình

của các tháng nóng từ 27 – 290C, tháng nóng nhất (tháng 6, tháng 7) có ngày lên tới khoảng 390C. Từtháng 11 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông

Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ bình quân về mùa lạnh từ 20 – 220C, tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 12, tháng 3) có khi xuống dưới 200C.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)