Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 85 - 86)

5. Kết cấu luận văn

2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

- Khí hậu: Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bão miền Trung. Độ ẩm khu vực Lăng Cô – Cảnh Dương khá cao.Ngoài ra, thời tiết vào mùa Đông thừa xảy ra

mưa làm hạn chế khảnăng phát triển du lịch.

- Thị phần khách đến chưa đa dạng, chưa tiếp cận mạnh với các thị trường khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Nguyên nhân chủ yếu do sản phẩm và dịch vụ chi tiết du lịch tại Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương chưa thu hút được khách du lịch. Hạ tầng bến cảnh chưa đáp ứng được khách du lịch có khảnăng chi tiêu cao tư các tàu du lịch 5 sao. Hàng năm có hơn 50.000 khách quốc tế cập cảng Chân Mây nhưng đa phần đều được các đơn vị lữhành đưa vào tham quan các

danh lam thắng cảnh, tìm hiểu văn hóa, thưởng thức ẩm thực tại thành phố Huế, Đà

Nẵng, Hội An mà không lưu trú tại Lăng Cô – Cảnh Dương.

- Các sản phẩm du lịch hỗ trợ chưa đa dạng, chưa hình thành được sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt, đặc biệt sản phẩm du lịch thểthao trên biển chưa được khai thác . Sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa lồng ghép được yếu tốvăn hóa địa

phương, nhằm thu hút du khách mong muốn trải nghiệm tìm hiểu văn hóa. Các đơn

vị tổ chức lữhành không đưa trở thành một điểm đến độc lập mà chỉ dừng chân để du khách thưởng thức ẩm thực, hải sản biển, đầm phá khi vận chuyển ngang qua;

- Nguồn lao động du lịch còn thiếu và tỷ lệlao động chưa qua đào tạo vẫn

còn cao, khó đáp ứng được nhu cầu trong tương lai.

- Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp,

chưa có liên kết trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch biển.

- Vốn đầu tư từ ngân sách cho hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá điểm đến và đào tạo du lịch hàng năm rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 2-3% trong tổng đầu tư phát triển du lịch hàng năm. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộvà còn

bất cập, cụ thểnhư hệ thống giao thông đường bộ kết nối với các điểm du lịch trong

Vùng chưa thuận lợi, chưa có Cảng biển du lịch chuyên dùng phục vụ khách du

lịch.

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI

VÙNG LĂNG CÔ – CẢNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)