Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2018 khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 43 - 64)

Nguồn từ UBND huyện Phú Lộc (2018), Báo cáo Kinh tế xã hội của huyện Phú Lộc

năm 2018, [17]

07%

34% 59%

Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ

2.2. Tình hình phát triển ngành du lịch tại Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương

2.2.1. Nguồn lực phát triển du lịch tại Vùng Lăng Cô - Cảnh Dương

a) Về Tài nguyên du lịch tự nhiên

Khu vực nghiên cứu với cảnh quan biển đẹp, tự nhiên hoang sơ và gần như

chưa có sự động chạm nhiều của các dịch vụ du lịch chuyên nghiệp. Tiềm năng phát

triển các loại hình du lịch biển đảo, sinh thái, khám phá, nghỉ dưỡng gắn với tài nguyên biển, bãi, doi cát, đầm phá, bán đảo,... với các tài nguyên du lịch tự nhiên độc đáo, nổi bật như:

- Bãi biển: Với bờ biển kéo dài hơn 60km, Khu vực nghiên cứu có nhiều bãi biển đẹp và lý tưởng như: Bãi biển Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương, bãi Chuối, bãi Cả,.… với làn nước trong xanh, bãi cát trắng mịn trải dài.

 Biển Lăng Cô: Dài khoảng 10 km, thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, nằm cạnh QL1A, gần đèo Hải Vân. Lăng Cô là vịnh thứ 3 của Việt Nam, sau Hạ Long và Nha Trang có tên trong danh sách 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Lăng

Cô với bờ biển thoải, cát trắng, có cảnh quan tuyệt đẹp, rất thích hợp cho du lịch

nghỉ dưỡng, thể thao biển,..

 Biển Cảnh Dương: Dài khoảng 7 km, thuộc địa bàn xã Lộc Vĩnh, huyện

Phú Lộc. Bãi biển Cảnh Dương có hình vịng cung, với độ dốc thoải, cát trắng mịn.

Biển xanh, tương đối kín gió, rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Sóng ổn định

được che chắn bởi núi Giịn, rất thích hợp với các hoạt động dã ngoại, các loại hình

thể thao, sinh hoạt như cắm trại, đốt lửa,…

- Đầm, phá: Đầm Lập An cịn có tên gọi khác là đầm An Cư, nằm gần trục

đường QL1A đoạn qua thị trấn Lăng Cơ. Đầm có vị trí khá đẹp nằm dưới chân đèo Phú Gia với diện tích 15 km2. Bao quanh là dãy núi Bạch Mã hùng vĩ, phía trước đầm là vịnh Lăng Cơ với màu nước xanh ngọc. Đầm có cảnh quan đẹp và hệ sinh thái vùng ngập nước khá đa dạng, rất thích hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du

lịch sinh thái.

Đầm Cầu Hai thuộc hệ thống đầm Phá Tam Giang có lượng hữu cơ rất dồi dào, các loại thủy hải sản phát triển tốt, có trữ lượng lớn và có cửa biển Tư Hiền thông ra biển Đông. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào và là lợi thế cho Phú Lộc trong

việc phát triển đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản phục vụ phát triển kinh tế

xã hội và góp phần xây dựng mơ hình khai thác tổng hợp kinh tế biển - đầm phá.

- Cảnh quan, sinh thái:

 Bãi Chuối, Bãi Cả: Cả 2 bãi đều dài khoảng hơn 360m, nằm ở phía Bắc

Hải Vân, trong địa phận Lăng Cô. Bãi lọt thỏm giữa 2 mỏm đất cao với bãi cát sạch sẽ, hoang sơ, làn nước biển trong xanh, không gian yên tĩnh, rất thích hợp cho du lịch biển, nghỉ dưỡng.

 Đảo Sơn Chà: Là một đảo nhỏ, với diện tích khoảng 1,6 km2, thuộc địa bàn thị trấn Lăng Cơ. Đảo có hơn 144 lồi san hơ, 135 lồi rong biển cùng khoảng 162 loài cá đầy màu sắc. Đây cũng là nơi duy nhất trên biển bảo tồn lồi sơn dương q hiếm. Đảo là nơi rất thích hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp gắn với thể

thao biển (lặn ngắm san hô,..)

- Tài nguyên cảnh quan thiên nhiên lân cận: Khu vực nghiên cứu tiếp giáp

với đầm Cầu Hai và tựa lưng vào dãy núi Bạch Mã, những dãy đèo cắt ngang như

Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân tạo nên một vùng đồng bằng duyên hải chia cắt

bởi các con sông nhỏ uốn lượn hình thành nhiều vùng cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ phát triển du lịch.

+ Vườn quốc gia Bạch Mã: Với diện tích 22.050 ha, thuộc địa phận huyện

Phú Lộc và huyện Nam Đông, là khu bảo tồn sinh thái, cảnh quan thiên nhiên cấp

quốc gia và quốc tế; là khu vực đã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ đất

đai, tài nguyên môi trường, bảo vệ, bảo tồn nguồn gen. Vườn có tính đa dạng sinh

học cao, thực vật ở đây gồm 2.147 lồi, trong đó có một số lồi hiếm và có giá trị như hồng đàn giả, trầm hương. Động vật đã ghi nhận được 1.493 lồi, đặc biệt có

một số lồi thú mới được phát hiện ở Việt Nam như sao la. Về cơn trùng, có 894 lồi của 580 chi và nằm trong 125 họ và 17 bộ. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển

du lịch sinh thái, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.

+ Hồ Truồi: Với diện tích khoảng 400 ha. Hồ thuộc xã Lộc Hịa, đây là cơng

trình thủy lợi được xây dựng vào năm 1996. Nước hồ Truồi trong xanh, mát rượi,

quanh hồ là núi non trùng điệp, rất thích hợp cho khách du lịch tham quan, thưởng ngoạn, chụp ảnh,…

+ Suối Mơ: Thuộc thị trấn Lăng Cô. Con suối vô cùng trong lành và hoang

sơ gần như nguyên vẹn. Dòng nước trong vắt, tự sau lưng là dãy núi Bạch Mã hùng vĩ, rất thích hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng, tham quan, chụp ảnh,..

+ Ngồi ra, cịn có các điểm cảnh quan tự nhiên đã thu hút nhiều du khách và hấp dẫn các nhà đầu tư về loại hình du lịch nghỉ dưỡng như đèo Mũi Né, Đá

Dựng, Nhị Hồ, Thác Trượt (Thủy Điện)… Những Khu du lịch sinh thái tự nhiên

gắn với rừng, núi, đầm phá có vẻ đẹp kỳ thú như đèo bắc Hải Vân, núi Túy Vân,

suối Voi, suối Tiên, thác Nhị Hồ,…

Mặc dù Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương là nơi hội tụ nhiều cảnh quan, tài

nguyên thiên nhiên đặc sắc, khác biệt như bãi biển Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương,

rừng quốc gia Bạch Mã, đảo Sơn Chà, suối Voi,… là tiềm năng quan trọng trong việc

phát triển ngành du lịch nơi đây, có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các đối tượng, thành phần du khách trên toàn quốc và toàn thế giới. Tuy nhiên, hiện nay

việc khai thác và phát huy giá trị của các tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác tối đa tiềm năng vốn có nơi đây, các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch chưa đáp ứng

được du khách, chưa tạo nhu cầu lớn cho du khách trong và ngồi nước.

Có thể thấy, tài nguyên thiên nhiên của Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương và Đà

Nẵng, Quảng Nam có một số điểm tương đồng về hình thái tài nguyên như biển, rừng,

đồi, núi. Sự tương đồng này có thể là rào cản, ảnh hưởng khả năng khai thác du lịch tại Lăng Cô – Cảnh Dương, do các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng, Quảng Nam đã hình thành trước và có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

b) Về Tài nguyên du lịch nhân văn

Trong ranh giới Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương có 03 di tích, trong đó 01 di

và 02 di tích cấp tỉnh (Di tích Hang Đá nhà – Núi Giịn và di tích Địa điểm chiến

thắng Hói Mít) cùng nhiều lễ hội, văn hóa ẩm thực đặc sắc như sau: - Các tài nguyên du lịch văn hóa nổi bật:

+ Các di tích văn hóa, lịch sử, lễ hội

Một số di tích văn hóa, lịch sử trong Khu du lịch Lăng Cô – Cảnh Dương tiêu biểu như:

- Hải Vân Quan: Là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia,

nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc địa phận thị trấn Lăng Cơ và phường Hịa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Hải Vân Quan xây từ đời Trần và được trùng tu

vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7 – năm 1826). Cơng trình được xây dựng ở độ cao 490m so với mực nước biển, là cụm bố phịng qn sự với nhiều cơng trình

gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công. Dưới thời Nguyễn là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam. Đứng trên đỉnh Hải Vân Quan có thể nhìn tồn cảnh vịnh Lăng Cơ, rất thích hợp phát triển du lịch văn hóa, trải nghiệm, tham quan, chụp ảnh,…

Bên cạnh các tài nguyên du lịch văn hóa trong phạm vi khu du lịch Lăng Cô – Cảnh Dương, trong khu vực nghiên cứu cịn có nhiều tài ngun du lịch văn hóa khác như:

- Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã: Cách QL1A khoảng 10km, nằm trên đỉnh

Bạch Mã, quanh năm mây phủ trắng xóa, là một điểm non nước hữu tình. Thiền viện được xây dựng từ năm 2006. Để đến được Thiền viện, phải mất khoảng 15 phút đi đị qua hồ Truồi. Đây là nơi rất thích hợp phát triển du lịch tâm linh, tham

quan, chụp ảnh,..

- Đình làng Mỹ Lợi: Là di tích lịch sử cấp Quốc gia, nằm ở xã Vinh Mỹ. Đình làng khơng chỉ nổi tiếng về bề dày lịch sử, văn hóa, đây cịn là nơi lưu giữ văn

bản liên quan đến Hoàng Sa được lập cách đây 250 năm, khẳng định chủ quyền

lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Đây là một điểm thích hợp phát triển du lịch văn hóa.

- Đường mịn Hồ Chí Minh: Thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có phần đóng góp khơng nhỏ của đường Trường Sơn, con đường huyền thoại mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi thích hợp phát triển du lịch văn hóa.

- Chùa Thánh Duyên: Là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, là một

ngôi chùa cổ nằm trên đỉnh Túy Vân có cổng tam quan quay về hướng đơng nam, phía trước là biển Đơng, chếch bên trái là cửa Tư Hiền, phía Tây là núi Bạch Mã, Trường Sơn dưới chân bao quanh là một vùng đầm phá Cầu Hai – Đá Bạc, phía chính Đơng là núi Linh Thái. Trong chùa hiện vẫn cịn lưu giữ một bộ sưu tập rất q đó là tượng 18 vị La Hán được đúc bằng đồng với những nét điêu khắc tuyệt

vời thể hiện nghệ thuật đúc tượng vào thế kỷ XIX. Đây là nơi thích hợp phát triển du lịch văn hóa và các hoạt động nghiên cứu, tham quan,….

Bên cạnh đó, cịn có một số lễ hội tiêu biểu như:

- Lễ hội đua thuyền : Lễ hội được tổ chức vào ngày 06/01 âm lịch tại thị trấn Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương và lễ Quốc Khánh 02/09 hàng năm tại Phá Tam Giang – Cầu Hai.

- Lễ hội hoa đăng dưới chân Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã: Lễ hội tổ chức

vào tối mùng 04/01 âm lịch tại xã Lộc Hòa.

- Lễ hội Cầu ngư

+ Làng nghề truyền thống

- Làng nghề chế biến thủy hải sản: Nghề chế biến thủy hải sản thủ công

(gồm tôm chua, nước mắm, ruốc, hải sản khơ,..) đã có từ lâu đời và trở thành các

làng nghề truyền thống ở vùng ven biển như làng Bình An (Lộc Vĩnh), làng Phụ An

(Vinh Hiền),…

- Làng nghề sản xuất dầu tràm: Sản phẩm là loại tinh được chưng cất từ

cành lá của cây tràm mọc tự nhiên ở các vùng gò đồi. Làng nghề tập trung khoảng

37 hộ ở làng Nước Ngọt xã Lộc Thủy, được cục sở hữu trí tuệ cơng nhận thương

hiệu. Bên cạnh đó, các hộ dân sản xuất thủ công tinh dầu tràm còn nằm rải rác

quanh khu thị trấn Lăng Cô.

+ Các đặc sản, văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực: Mang hương vị đậm đà của những món ăn đặc sản vùng

biển như sị huyết, vẹm xanh, cá chình, tơm, mực, hàu, … Ngồi ra, cịn có các đặc sản đặc trưng của Huế như bánh bột lọc, bánh canh cá lóc, mè xửng, …. Một số đặc sản nổi bật của Lăng Cô – Cảnh Dương:

- Đặc sản sò huyết Lăng Cơ: Sị huyết Lăng Cơ ngon nổi tiếng cả nước, Nếu

muốn làm q cho người phương xa thì đã có các hũ mắm sị chính hiệu “đặc sản

Lăng Cơ”. Bên cạnh đó, các nhà hàng cịn chế biền sị huyết thành nhiều món ăn

hấp dẫn đặc sắc như : Tiết canh sò huyết và gỏi sò huyết.

- Hải sản: Lăng Cô vốn nổi tiếng với eo biển đẹp và có nhiều hải sản tươi

ngon. Các nhà hàng được dựng ngay trên đầm, có thể tự mình “đi chợ”, tự tay chọn

những loại hải sản tươi ngon nhất. Đặc biệt, hai món vẹm xanh và sị méo nướng mỡ hành.

c) Về sơ cở hạ tầng kỹ thuật - Giao thông hàng không:

 Sân bay quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế) cách Vùng Lăng Cơ – Cảnh Dương 45km về phía Tây Bắc. Sân bay đạt tiêu chuẩn sân bay cấp 4C, là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự. Năng lực thông qua 1,5 triệu khách/ năm. Phục vụ 24/24h; hiện nay, đang khai thác các chuyến bay chính là Hà

Nội - Huế - Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh – Huế - TP.Hồ Chí Minh. Sân bay Phú Bài

đang được quy hoạch, đầu tư nâng cấp, phấn đấu đón 3-3,5 triệu hành khách vào năm 2020 và khoảng 6,5-7 triệu lượt khách vào năm 2025.

 Sân bay Đà Nẵng cách khoảng 70km về phía Nam – Sân bay Đà Nẵng là 1 trong 3 sân bay lớn nhất cả nước. Sân bay đạt tiêu chuẩn sân bay cấp 4E và sân bay quân sự cấp I. Năng lực thông qua 6 triệu khách/năm. Phục vụ 24/24h. Hiện nay, tại

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng có 3 hãng hàng không trong nước (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air ) khai thác các chặng bay từ Đà Nẵng đi Hà

Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt, Bn Ma Thuột, Pleiku, Cần Thơ, Vinh, Hải Phịng; và 8 hãng hàng khơng quốc tế đang khai thác các chặng bay từ Đà Nẵng

đi đến Kular Lumpur (Malaysia); Incheon, Busan (Hàn Quốc); Đài Bắc (Đài Loan,

Trung Quốc); Thượng Hải, Côn Minh (Trung Quốc); Siem Riep (Campuchia);

Bangkok (Thái Lan); Singapore; các thành phố Đông bắc (Nga)…

- Giao thông đường bộ: Quốc lộ 1A kết nối khu vực nghiên cứu với thành phố Huế, các huyện khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Tuyến đường này kéo dài khoảng 10km, đã được nâng cấp, mở rộng thành 04 làn xe, các

hầm đường bộ Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân đã hồn thành, đưa vào sử dụng đã

góp phần rút ngắn thời gian di chuyển, kết nối thuận lợi với thành phố Huế, thành

phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận trong khu vực. Hoàn thành đưa vào hoạt động đường nối QL1A vào vườn quốc gia Bạch Mã.

- Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy song song với

quốc lộ 1A. Đây là đoạn đường sắt quan trọng quốc gia. Ga gần nhất là ga Thừa Lưu và ga Lăng Cô là các ga nhỏ chỉ cho phép tránh tàu, khơng đón tiếp hành khách và hàng hóa.

- Giao thông đường thuỷ: Giao thông đường thủy khu vực nghiên cứu khá phát triển, được khai thác phát triển phục vụ tàu du lịch, vận chuyển hành khách.

Cảng Chân Mây là một trong những điểm đến của tuyến cao tốc trên biển nối Quảng Ninh – Chân Mây và Thành phố Hồ Chí Minh. Hạ tầng cầu cảng Chân Mây đáp ứng đủ các điều kiện tiếp nhận các tàu du lịch lớn, do đó, Hiệp hội Du thuyền châu Á đã lựa chọn Chân Mây là một trong 46 cảng biển dừng chân cho các du thuyền ở

khu vực Đông Nam Á. Đây là một trong những cửa ngõ đón tiếp khách du lịch

đường biển đặc biệt quan trọng của miền Trung và của Thừa Thiên Huế. Hiện tại –

cảng Chân Mây là cảng tổng hợp, có chiều dài 360m, tiếp nhận tàu khách du lịch cỡ lớn hạng Quantum, dài 348m, dung tích tồn phần 158.000 GT và hạng Oasis, dài

360,3m, dung tích tồn phần 225.282 GT. Bên cạnh đó, đang triển khai đầu tư xây

dựng Bến số 3 – cảng Chân Mây với chiều dài 270m, tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 DWT.

Hạ tầng giao thông Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương chủ yếu hiện nay đảm bảo

khai thác các sản phẩm, dịch vụ sẵn có tại nơi đây như bãi biển Lăng Cô, bãi biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 43 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)