So sánh ý kiến đánh giá của khách nội địa và khách nước ngoài về phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 79 - 81)

5. Kết cấu luận văn

2.3.3. So sánh ý kiến đánh giá của khách nội địa và khách nước ngoài về phát triển

triển du lịch của Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương

Để nắm bắt được các ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khách nội địa

và khách quốc tếđược điều tra, tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình ý kiến đánh giá của các nhóm này và được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10 cho thấy chênh lệch ý kiến đánh giá của khách nội địa và khách

quốc tếtrong 20 tiêu chí đánh giá không có nhiều chênh lệch. Kết quả cho thấy, phần lớn các tiêu chí, đánh giá của khách quốc tế hơn khách nội địa (0,54). Trong 20 tiêu chí, có đến 15 tiêu chí khách quốc tếđánh giá cao hơn, đặc biệt nhưlà “Mức độ tiếp cận thông tin điểm đến trước khi hành trình”, “Chất lượng cơ sởlưu trú”, “sản phẩm

có đa dạng khác biệt”, “Tiêu chí về môi trường” và “Tiêu chí về sức khỏe của du

khách khi đến đây” là có khác biệt rõ nhất (chênh lệch giá trị TB >0,3). Điều này cho

ta biết khách quốc tếthường nghiên cứu kĩ các điểm đến và chọn lưu trú, tham quan

tại các điểm du lịch đẳng cấp, thương hiệu và được nhiều người đánh giá.

Trong 5 tiêu chí mà du khách nước ngoài đánh giá thấp hơn du khách trong nước chỉ có tiêu chí có sự chênh lệch cao, đó là tiêu chí “Tính chuyên nghiệp và

thái độ phục vụ của nhân viên”, với mức chênh lệch là 0,79. Qua nghiên cứu thực tế chúng tôi nhận thấy, khách du lịch quốc tếthường khắt khe, khó tính trong các dịch vụ sử dụng. Đây là yêu cầu cần thiết đối với sựphát triển du lịch của Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương, cần có kế hoạch phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch

chuyên nghiệp, và có tính kế thừa. Ngoài ra, công tác bảo tồn thiên nhiên văn hóa và tình trạng chèo kéo, tăng giá đối với du khác là 02 tiêu chí mà khách quốc tế đánh giá thấp hơn đối với khách nội địa, với mức chênh lệch tương ứng là 0,68 và 0,58. Qua đó, thể hiện công tác bảo tồn thiên nhiên văn hóa cần được đảm bảo hơn

nữa nhằm đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của quốc tế, ngoài ra cần tuyên truyền

người dân, doanh nghiệp hạn chếtình trạng chèo kéo, tăng giá đối với khách quốc tế, đảm bảo khai thác du lịch công bằng, văn minh.

Nhìn chung không có sựkhác biệt lớn trong đánh giá các tiêu chí đưa ra giữa

du khách trong nước và du khách quốc tế. Điều đó cho thấy du lịch Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương đã đáp ứng được du khách đến tham quan, đảm bảo được yêu cầu

phát triển du lịch theo hướng bền vững. Chính những vấn đề này đòi hỏi chính

quyền địa phương và tỉnh Thừa Thiên Huế cần kêu gọi thu hút nhiều sản phẩm, dịch vụđặc sắc hơn nữa thu hút khách nhưng phải đảm bảo môi trường sinh thái và lồng

ghép yếu tốvăn hóa địa phương.

Bảng 2. 10 So sánh giá trị trung bình kiến đánh giá của khách nội địa và khách quốc tếđược điều tra

TT Chỉ tiêu GTTB hách nội địa GTTB hách quốc tế Chênh lệch giá trị TB (-/+)

1 Mức độ tiếp cận thông tin điểm

đến trước khi hành trình 3,36 3,66 0,3

2 Thời gian di chuyển trong tổng

thời gian chuyến đi 4,22 3,92 -0,3

3 Chất lượng cơ sở lưu trú 3,65 3,94 0,29

4 Chất lượng dịch vụ vận tải 3,55 3,68 0,13

5 Chi phí phải trả cho toàn bộ

chuyến đi (ăn, ngủ, đi lại) 3,61 3,76 0,15

6 Sản phẩm có đa dạng, khác biệt,

hấp dẫn 3,14 3,56 0,42

7 Hàng hóa đặc sản địa phương và

các dịch vụ có đa dạng 2,92 3,04 0,12

8

Các dịch vụ: Bưu điện, Ti tvi, internet, đổi tiền, y tế.. có đáp

ứng 3,1 3,1 0

9 Vệ sinh an toàn thực phẩm 3,4 3,48 0,08

10 Tính chuyên nghiệp và thái độ

phục vụ của nhân viên 3,09 2,3 -0,79

11 Mức độ thân thiện của chính

quyền và nhân dân địa phương 3,94 4,02 0,08

12

Sự liên kết giữa các bên cung cấp dịch vụ trong việc phục vụ

du khách 3,63 3,12 -0,51

13

Tính xác thực của các thông tin quảng bá về du lịch Vùng Lăng

Cô - Cảnh Dương 3,71 3,84 0,13

14 Công tác bảo tồn thiên nhiên,

văn hóa 3,96 3,28 -0,68

15 Phát huy bản sắc VH địa phương

vào du lịch 2,42 2,72 0,3

16 Vệ sinh môi trường khu du lịch 3,25 3,5 0,25

17 An ninh 3,74 4 0,26

18 Tình trạng chèo kéo, tăng giá đối

với du khách 3,82 3,24 -0,58

19 Môi trường sinh thái 4,26 4,68 0,42

20 Sức khỏe của bạn khi đi du lịch

tại đây 4,33 4,7 0,37

21 Tổng cộng 71,2 71,74 0,54

Mức đánh giá: 1- rất kém; 2-kém; 3-bình thường; 4-tốt; 5-rất tốt Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)