Biểu đồ hiện trạng khách nội địa đến Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 32)

Nguồn từ Trung tâm thông tin du lịch - Tổng Cục du lịch [13]

Những hoạt động du lịch ưa thích nhất của khách du lịch nội địa khi đi du lịch tại Việt Nam là du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, trải nghiệm thiên nhiên, tham

quan di sản, vui chơi giải trí, du lịch tâm linh, tham gia lễ hội văn hóa truyền thống,

thăm quan ngắm cảnh biển, thăm quan làng nghề, tìm hiểu văn hóa bản địa… Như

vậy, có thể thấy các sản phẩm du lịch được khách ưa thích nhất tập trung vào du lịch biển, du lịch văn hóa và trải nghiệm thiên nhiên. Ngoài những hoạt động du lịch chính, khách du lịch nội địa cũng tham gia các hoạt động du lịch phụ trợ khác tại điểm du lịch như thưởng thức ẩm thực địa phương, mua sắm sản vật và tham gia hoạt động từ thiện. Theo đánh giá khách du lịch thì sản phẩm du lịch của Việt Nam

còn trùng lặp nhiều giữa các vùng miền và vấn đề vệ sinh môi trường, dịch vụ y tế,

quản lý vấn nạn xã hội, giá cả... còn chưa đạt được sự hài lòng của du khách. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2014 2015 2016 2017 2018

Khách nội địa (nghìn lượt khách) Tốc độ tăng trưởng (%)

1.4. inh nghiệm phát triển du lịch của các địa phương khác

1.4.1. Phát triển du lịch của Nha Trang – Khánh Hòa:

Khánh Hòa Là tỉnh thuộc Vùng duyên hải miền Trung như tỉnh Thừa Thiên

Huế, với bờ biển trải dài 385km với 200 hịn đảo lớn nhỏ, mơi trường tự nhiên khá trọn vẹn, khí hậu đầy nắng góp quanh năm… là điều kiện lý tưởng để vùng biển xinh đẹp này phát triển mạnh du lịch.

Nhờ tính chun nghiệp cao, cộng với cơng tác xúc tiến quảng bá hình ảnh, Nha

Trang đã trở thành thành phố chuyên tổ chức các sự kiện. Sự ra đời của các khu du lịch

lớn cũng góp phần tơn vin hình ảnh khơng thể thiếu trên thị trường du lịch. Cùng với

đó, Khánh Hịa cịn xây dựng hệ thống công viên cây xanh tạo nên những cảnh quan thiên nhiên độc đáo; tập trung phát triển du lịch thám hiểm biển, thể thao, giải trí trên

biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái biển. Ở các điểm du lịch, Nha Trang đã làm tốt công tác dịch vụ kèm theo cho tài nguyên biển, cơng tác vệ sinh, an tồn trên các bãi biển được chú trọng. Bên cạnh đó, Khánh Hịa đã và đang có những định hướng lớn trong công tác quy hoạch du lịch theo hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm, cùng với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để tạo bước đột phá

nhằm tạo dựng thương hiệu du lịch Nha Trang – Khánh Hòa.

1.4.2. Phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng trong những năm qua đã có nhiều nổ lực đa dạng sản

phẩm, sự kiện hỗ trợ phát triển du lịch của Thành phố, con số sự kiện thống kê được

lên đến hơn 20 sự kiện văn hóa, thể thao du lịch mỗi năm từ năm 2012 đến nay... Trong đó nhiều sự kiện mang tầm quốc tế được tổ chức như: cuộc thi dù bay quốc

tế tại bán đảo Sơn Trà, giải vô địch môtô nước, dù lượn Việt Nam mở rộng, festival du thuyền và thuyền buồm quốc tế, đua thuyền rồng trên biển... nhằm phát triển và quảng bá rộng rãi du lịch Đà Nẵng

Một điều quan trọng mà Đà Nẵng chú ý phát triển mạnh để đẩy mạnh du lịch

là nâng cao và mở rộng chất lượng dịch vụ các cơ sở lưu trú, hàng lưu niệm để phục

vụ khách du lịch trong nước và quốc tế, đem lại hình ảnh đẹp cho thành phố và đất

nước Việt Nam đến bạn bè khách quốc tế. Sở Công thương thành phố Đà Nẵng đã

thành lập các tổ kiểm tra hoạt động kinh doanh khách sạn, dịch vụ taxi, xe buýt vận

chuyển khách trong thời gian diễn ra các hoạt động du lịch của thành phố, nhằm

đảm bảo an tồn và lợi ích cho người dân và khách du lịch đến Đà Nẵng.

1.4.3. Một số kinh nghiệm từ phát triển du lịch của các địa phương

Sự phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã nhận được nhiều sự quan tâm người dân và toàn xã hội, Những kinh

nghiệm từ phát triển du lịch trên là mơ hình lý tưởng cho sự phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và tại Lăng Cô – Cảnh Dương nói riêng. Một số quan điểm, kinh nghiệm quan trọng từ 2 địa phương như:

Một là trong công tác quy hoạch và thu hút đầu tư cần tạp trung vào các sản phẩm du lịch chất lượng cao như 2 địa phương Khánh Hòa và Đà Nẵng, trong đó

chú trọng các sản phẩm du lịch thám hiểm biển, thể thao, giải trí trên biển, du lịch

nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái biển; Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch như chất lượng dịch vụ các cơ sở lưu trú, hàng lưu niệm để phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế, đem lại hình ảnh đẹp cho thành phố và đất nước Việt

Nam đến bạn bè khách quốc tế.

Hai là công tác bảo vệ môi trường, an ninh bãi biển luôn được quan tâm

nhằm đem lại sự an toàn và dịch vụ tốt cho du khách; cần thiết xây dựng các cảnh

quan, công viên cây xanh tạo hình ảnh tươi sáng, sinh thái cho Vùng biển Lăng Cơ – Cảnh Dương, chính quyền và người dân Lăng Cơ – Cảnh Dương cần thiết hưởng ứng ngày chủ xanh, góp ý gìn giữ vệ sinh mơi trường chung cho cuộc sống người dân và đem lại hình ảnh đẹp về ngành du lịch nơi đây.

Ba là công tác xúc tiến quảng bá du lịch được chú trọng, thường xuyên kêu

gọi tổ chức các sự kiện đặc biệt như lễ hội biển, các sự kiện thể thao biển, các lễ hội

liên quan đến biển, các sự kiện khám phá tài nguyên biển, đầm phá và rừng tự nhiên

tại Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương như Đà Nẵng và Khánh Hòa đã làm trước đây,

góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Lăng Cô – Cảnh Dương trên bản đồ du lịch

Việt Nam và Đông Nam Á.

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI VÙNG LĂNG CÔ – CẢNH DƯƠNG

2.1. Tổng quan về Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương, huyện Phú Lộc

2.1.1. Vị trí địa lý

Vùng Lăng Cơ – Cảnh Dương nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 70 km, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km. Phạm

vi Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương khoảng 137 km2 nằm trong phạm vi của thị trấn Lăng Cô và xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lăng Cô là thành viên thứ 28 trở thành “người đẹp vịnh biển” của

Worldbays Club - Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Là điểm du lịch nổi bật của Thừa Thiên Huế. Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương thuộc 1 trong 4 vùng du lịch trọng

điểm của Việt Nam. Nằm ở vị trí trung tâm trên bản đồ du lịch và di sản quốc gia, hướng tới định vị ở vị trí là điểm đến du lịch di sản, trái tim của trọng điểm du lịch

di sản Việt Nam. Nằm giữa 3 di sản văn hóa thế giới: Kinh thành Huế - Hội An – Mỹ Sơn và gần khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, vườn quốc

gia Bạch Mã.

Theo hướng Bắc – Nam, Lăng Cô – Cảnh Dương là điểm trung gian nối 2 đầu đất nước, nằm ở trung điểm của hai trung tâm du lịch lớn là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng, là đầu mối giao thông quan trọng (Các trục giao thông quốc gia

quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam,.. và 2 sân bay quốc tế). Có khả năng kết nối chuỗi đô thị từ Huế - Chân Mây - Lăng Cô - Ðà Nẵng - Hội

An trên hành trình "Con đường di sản miền trung“.

Theo hướng Đông – Tây, Lăng Cô – Cảnh Dương vừa là điểm đầu vừa là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông – Tây giữa các nước Myanma – Thái Lan – Lào – Việt Nam.

Hình 3: Vị trí của Lăng Cô – Cảnh Dương

Với tiềm năng du lịch đặc sắc, đa dạng, trong đó nổi bật là các giá trị biển, cảnh quan thiên nhiên sinh thái, … Vùng nghiên cứu được xác định là một điểm đến độc đáo của du lịch Việt Nam và là một trong số các địa điểm tiềm năng phát

triển khu du lịch quốc gia được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Vùng Lăng Cơ – Cảnh Dương với tính chất đặc thù là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp được định hướng trở thành khu du lịch quốc gia, là động lực phát triển kinh tế của vùng.

2.1.2. Địa hình, khí hậu

2.1.2.1. Địa hình, địa mạo

Khu vực nghiên cứu là một dải đất hẹp nằm dọc theo bờ biển, tựa lưng vào

dãy Trường Sơn có đỉnh cao Bạch Mã (cao 1.444m), chiều dài 60km, chiều rộng trung bình 22km. Trên địa bàn có đầy đủ các loại địa hình: Biển, ven biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi. Địa hình bị chia cắt nhiều do xen giữa các đầm phá lớn và các dãy đèo nhô ra biển.

Điều kiện địa hình của khu vực nghiên cứu khá thuận lợi cho phát triển du

lịch. Dải bãi cát sát bờ biển có cao độ từ + 1,5 m đến +10,5m, một doi cát hẹp có

cao độ từ + 5,00 m đến +23,00 m. Độ dốc tự nhiên phần lớn khoảng 0,005 ~ 0,05. Riêng khu vực ven sườn chân núi Phú Gia, chân núi phía Tây đầm Lập An và ven

cồn cát có độ dốc là 20% ~ 30%. Ngồi ra về phía Tây đầm cịn có nhiều thung lũng nhỏ và hẹp với thảm cây xanh tự nhiên, một số đồi thoải rất thuận lợi xây dựng các

khu vui chơi, giải trí, thể thao và đặc biệt là việc xây dựng hạ tầng giao thông nội bộ

trong khu du lịch không phá vỡ cảnh quan địa hình thiên nhiên mà cịn tạo thêm những nét đẹp văn hóa riêng của những cơng trình giao thơng hiện đại.

- Khu vực Chân Mây - Cảnh Dương: Địa hình bằng phẳng, có dạng lưng

rùa, độ dốc nền từ 0,5%-3%, là đồng bằng của sông Bù Lu, thoải về hai hướng biển.

- Khu vực Lăng Cơ: Là dải bãi cát sát bờ biển có cao độ từ +1,5 đến 10,5m,

các cồn cát đẹp có cao độ từ 5-23m, độ dốc tự nhiên <10%.

- Địa hình ven sườn núi: Khu vực ven sườn núi phía Tây đầm Lập An và các cồn có độ dốc 18%-25%.

- Địa hình đồi núi: Gồm các ngọn núi phía Nam đường sắt, sườn núi Hải Vân ở Phía Nam Lăng Cơ, núi Phước Tượng và núi Vĩnh Phong, núi Cảnh Dương ở phía

Bắc Chân Mây, núi Phú Gia, núi Đá Kẹp và núi Giòn ngăn cách giữa Chân Mây và

Lăng Cơ có độ cao từ 80-300m , độ dốc >20%, dãy núi cao nằm ở Phía Nam là dãy

Bạch Mã ăn lan ra biển đến núi Hải Vân, có độ cao >400m, độ dốc >35%

2.1.2.2. Khí hậu

Là một dải đất hẹp nằm dọc bờ biển, tựa lưng vào dãy Trường Sơn và hướng

ra biển. Khí hậu thuộc kiểu nhiệt đới ẩm có gió mùa, mùa đơng khơng lạnh, mang

tính chất chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc, ngăn cách với vùng khí hậu phía Nam bởi dãy núi Hải Vân – Bạch Mã. Nó có những đặc trưng như sau:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 25,1oC. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 chịu ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình

của các tháng nóng từ 27 – 290C, tháng nóng nhất (tháng 6, tháng 7) có ngày lên tới khoảng 390C. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ bình quân về mùa lạnh từ 20 – 220C, tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 12, tháng 3) có khi xuống dưới 200

C.

Hình 4: Nhiệt độ trung bình hàng tháng

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế [2]

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao, đạt 88%. Tháng có độ ẩm thấp

nhất là tháng 6 (80%) và tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 11, tháng 2, độ ẩm đạt 94%.

Hình 5 Độ ẩm trung bình hàng tháng

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế [2]

0 5 10 15 20 25 30 35 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 N h iệ t độ (o C) Năm 2017 70% 75% 80% 85% 90% 95% 100% Độ ẩm (% ) Năm 2017

- Lượng mưa bình quân năm là 2.980 mm. Một năm được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 và mùa ít mưa từ tháng 3 đến tháng 7. Tháng mưa lớn nhất là tháng 10, số ngày mưa trung bình hàng năm là 156 ngày.

Hình 6 Lượng mưa trung bình hàng tháng

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế [2]

- Gió: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai hướng gió chính là gió mùa Đơng Bắc về mùa đơng và gió mùa Tây Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 29,6 m/s. Đồng thời cũng chịu tác động của gió biển và gió đất liền theo chu kỳ ngày đêm.

- Bão: Khu vực nghiên cứu nằm ven biển Đơng nên chịu ảnh hưởng chung

của khí hậu biển. Đó là các cơn bão nhiệt đới dữ dội từ biển Đơng, đặc trưng bởi những cơn gió mạnh, lượng mưa lớn, ngập lụt và thường có sức phá hoại trên diện rộng. Các tỉnh duyên hải của miền Trung thường bị ảnh hưởng bởi 5 hoặc 6 cơn bão nhiệt đới hàng năm tập trung vào tháng 6 đến tháng 10, riêng tỉnh Thừa Thiên Huế

thường từ tháng 8 đến tháng 11. Các cơn bão nhiệt đới thường đi kèm với các đợt

triều cường gây ngập lụt. Khả năng bị ảnh hưởng xấu của các cơn bão nhiệt đới ở

khu vực Lăng Cô cũng cần được tính tốn kỹ khi thiết kế kỹ thuật các cơng trình xây dựng, tuy nhiên do khu vực này nằm gần như lọt vào trong một cánh cung các dãy núi cao Hải Vân, Bạch Mã và Phú Gia, nên ảnh hưởng có nhẹ đi khá nhiều, do không ở trên triền sông lớn nên khả năng ngập lụt không nhiều.

- 200.00 400.00 600.00 800.00 1000.00 1200.00 1400.00 1600.00 1800.00 2000.00 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Lượn g m ưa (m m ) Năm 2017

2.1.2.3. Thủy triều, thủy văn

 Thủy triều

Chế độ thủy triều tại khu vực nghiên cứu là chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống. Thủy triều cao nhất ứng với tần suất

1% là 143 cm. Với chế độ thủy triều như trên, mức nước trên bãi tắm biển và trong đầm Lập An không bị ảnh hưởng nhiều đến mọi hoạt động giao thông vận tải cũng như vui chơi, giải trí.

 Thủy văn

Khu vực nghiên cứu có 5 con sơng chính: Sơng Nông, sông Truồi, sông Thừa Lưu (Bù Lu), sông Cầu Hai và một phần sông Tả Trạch cùng với nhiều khe suối nhỏ chằng chịt tạo nên nguồn nước mặt khá phong phú và dồi dào. Các đầm

phá lớn như: đầm Cầu Hai, đầm An Cư và các vũng Tư Hiền, Cửa Kiểng, Chu Mới … có diện tích khoảng 11.095 ha mặt nước, tạo nên một vùng sinh thái ven biển, đầm phá đặc thù. Tuy nhiên, do các sông ngắn và dốc, khi mưa nhiều thường gây lũ

lụt, xói lở. Mùa khơ thì thường thiếu nước, sơng cạn, vùng ven biển nước mặt theo

các cửa sông xâm nhập nên gây mặn tràn, mặn ngấm ảnh hưởng tới sản xuất, sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)