Định hướng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 89)

5. Kết cấu luận văn

3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch

Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng

- Các sản phẩm chính:

Du lịch nghỉ dưỡng biển tập trung ở khu vực biển Lăng Cô, Cảnh Dương, bãi Chuối, bãi Cả, Cù Dù.

Du lịch nghỉdưỡng nổi trên mặt đầm tại khu vực đầm Lập An.

Du lịch liên kết giữa nghỉ dưỡng biển và khám phá tham quan các sản phẩm thiên nhiên và văn hóa lân cận.

Du lịch liên kết giữa nghỉdưỡng biển và kết hợp vui chơi giải trí.

- Tiềm năng và cơ sởphát triển:

Có những bãi tắm tự nhiên có cảnh quan đẹp, còn nguyên vẻ hoang sơ, chưa hềcó sựtác động.

Cảnh quan bờ biển đẹp, thích hợp phát triển các dịch vụ nghỉ dưỡng bên bờ

biển.

- Nội dung khai thác:

 Nghỉ dưỡng trên biển, đảo như du thuyền, bungalow, resort cao cấp, … Các cơ sở trên 5 sao. Hoạt động du thuyền trên vịnh hướng đến chỉ phục vụ du

khách cao cấp, với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, nhằm hạn chế tác động đến cảnh quan, môi trường với các hoạt động du lịch chính: Tham quan, nghỉ dưỡng

đảo, làng chài ven biển; ngắm bình minh lên trên biển; tham gia các hoạt động vui

chơi giải trí (câu mực đêm, chèo thuyền kayak, xem phim, lặn biển…); kết hợp các

hoạt động tắm nắng, tập dưỡng sinh, dịch vụ massage… và thưởng thức ẩm thực,

đặc sản biển tại khu vực đảo Sơn Chà, bãi Cả, bãi Chuối.

 Các khu nghỉ dưỡng cao cấp trên bờ, trên mặt đầm Lập An: Resort nổi cao cấp; khách sạn cao cấp thấp tầng tiêu chuẩn 3 – 5 sao; khu spa cao cấp. Phát triển

các khu nghỉ dưỡng cao cấp biệt lập ven biển, ven đầm với quy mô nhỏ, mật độ và

tầng cao thấp với không gian sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên; kết hợp dịch vụ spa, chăm sóc sức khỏe cao cấp. Tập trung phát triển tại phân khu du lịch cao cấp đầm Lập An, Cù Dù – Cảnh Dương.

 Các khách sạn cao cấp, nhà nghỉ, nhà dân có phòng cho thuê (homestay).

Các sản phẩm du lịch sinh thái

- Các sản phẩm du lịch:

 Du lịch sinh thái đầm phá đầm Lập An

 Du lịch sinh thái biển tại khu vực Lăng Cô, Chân Mây, Cảnh Dương, đảo Sơn Chà.

- Tiềm năng và cơ sởphát triển:

 Hệ sinh thái biển đa dạng: Đảo Sơn Chà có rạn san hô mà không phải

bãi biển nào cũng có.

 Vùng biển Lăng Cô - Cảnh Dương là khu vực có nguồn tài nguyên biển

phong phú.

 Bên cạnh đó còn có các đầm, phá: Đầm Lập An, suối Mơ,….

- Nội dung khai thác:

 Du lịch sinh thái gắn với biển: Lặn biển, lặn ngắm san hô, quan sát các hệ sinh thái biển bằng thuyền đáy kính; khám phá biển...với dịch vụ cao cấp và quy định nghiêm ngặt, chỉ phục vụ khách cao cấp, nhằm hạn chế tác động đến cảnh

quan, môi trường biển. Phát triển khu vực có diện tích san hô tại đảo Sơn Chà.

 Du lịch sinh thái gắn với đầm, phá: Du thuyền ngắm cảnh quan; tham quan hệ sinh thái, trải nghiệm, chèo thuyền và thưởng thức ẩm thực trên đầm tại khu vực đầm Lập An.

 Xây dựng nhà bảo tàng hải dương học, công viên sinh thái biển phục vụ

nhu cầu tham quan, tìm hiểu của khách du lịch vềcác loài sinh vật của đại dương và

các mô hình sinh thái biển, đồng thời giáo dục về môi trường xanh đối với dân cư và khách du lịch.

 Ngắm cảnh, chụp ảnh các rạn san hô, các sinh vật biển, .. tại các khu vực ven biển đảo Sơn Chà, Lăng Cô,…

 Hoạt động hỗ trợ du lịch biển nhưđi bộ, leo núi, dã ngoại, cắm trại, ...khu vực núi Phú Gia. Khu cắm trại tập trung, bốtrí các bảng biển chỉ dẫn, cung cấp dịch vụ ăn uống, dụng cụ cắm trại cho du khách,… tại các khu vực như bãi biển Cảnh

Dương, Chân Mây,…

 Các chương trình giáo dục môi trường kết hợp: Tham quan, học tập,

nghiên cứu đa dạng sinh học; các tour theo dõi, quan sát chim, thú; săn ảnh động, thực vật, các cuộc thi khám phá thiên nhiên…

Các sản phẩm du lịch golf

Các sản phẩm du lịch golf là các sản phẩm chủđạo của Khu du lịch Lăng Cô – Cảnh Dương, thu hút các thị trường chính như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng

Kông, Đài Loan,…

- Tiềm năng và cơ sởphát triển:

 Có quỹđất rộng

 Cảnh quan đẹp - Nội dung khai thác:

 Chơi golf

 Nghỉdưỡng: Biệt thự nghỉdưỡng golf

 Tổ chức các giải thi đấu Golf trong nước và quốc tế

 Trường huấn luyện golf

Các sản phẩm du lịch thể thao, vui chơi giải trí

Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương là một điểm đến nổi bật, hấp dẫn khách du

lịch trong thời gian tới. Do đó, một trong những loại hình sản phẩm du lịch có vai trò quan trọng cần phát triển đó là các loại hình dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí.

Loại hình sản phẩm này sẽ tập trung phát triển tại các khu vực trọng điểm

phát triển du lịch đặc biệt là dịch vụ Casino giành cho khách du lịch nước ngoài ở

khu du lịch Cù Dù – Cảnh Dương, khu du lịch bãi Chuối,… và các loại hình vui chơi giải trí khác tại thị trấn Lăng Cô.

- Vui chơi giải trí tại các Khu du lịch; các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí ở các khu trung tâm dịch vụ.

- Hoạt động thểthao, vui chơi giải trí trên mặt nước: Chèo thuyền kayak, đạp

xe trên mặt nước, motor nước, ca nô nước, ca nô dù kéo, ca nô kéo dù, ca nô lướt

ván, lướt ván buồm, lướt ván diều, lướt ván dù, dù lượn, dù bay,… Phát triển khu vực trong vịnh Lăng Cô, đầm Lập An, bãi Chuối, bãi Cả,...

- Hoạt động thể thao trên bãi biển: Bóng chuyền, bóng đá, bóng ném, bóng

rổ, khúc côn cầu bãi biển,… phát triển tại phân khu du lịch tổng hợp Cù Dù – cảnh

Dương, khu vực Lăng Cô, bãi Chuối, bãi Cả,..

- Hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trên bờ: Đua ngựa, xe đạp, leo núi,

cắm trại, khám phá rừng, khinh khí cầu, …khu vực dự kiến phát triển khu vực núi Giòn, núi Phú Gia, khu vực Lăng Cô, bãi Cả, Cảnh Dương, ...

- Vui chơi giải trí theo mô hình công viên chuyên đề, vui chơi giải trí công

nghệ cao tập trung tại các khu đảo Sơn Chà, núi Giòn, núi Phú Gia, ven biển Lăng Cô,…

- Tổ chức các hoạt động về đêm: Chợ đêm du lịch, phố đi bộ văn hóa du

lịch tại khu vực đầm Lập An.

- Tổ chức sự kiện thể thao tầm quốc gia, quốc tế: Giải lướt ván buồm quốc tế, giải lướt ván diều quốc tế, xe đạp, bơi, việt dã, festival thuyền buồm quốc tế, lễ

hội khinh khí cầu, đua thuyền, .... tại bãi biển Lăng Cô, Chân Mây và bãi Chuối. - Mua sắm tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống tại địa phương.

- Mua sắm các sản vật địa phương như tinh dầu tràm, hải sản, đồ thủ công

mỹ nghệ,...

Các sản phẩm du lịch MICE

Du lịch MICE: Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo), Exhibition (triển lãm) là hoạt động du lịch tiềm năng, với đoàn khách đông lưu trú tại các khách sạn cao cấp (4-5 sao), do đó cần tập trung xây

dựng mới trung tâm hội nghị - triển lãm tại các khách sạn, khu du lịch cao cấp gắn với các khu du lịch - thể thao biển. Loại hình du lịch này sẽ tập trung phát triển ở

khu vực thị trấn Lăng Cô, Cù Dù - Cảnh Dương và khu vực cảng Chân Mây vừa

khai thác được hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển của thị

trấn vừa kết hợp khai thác được các dịch vụ bổ trợ như ăn nghỉ, hướng dẫn du lịch, sản phẩm lưu niệm, các tour du lịch…

3.1.4. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật

Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, trong

đó việc quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông công cộng, quy hoạch không gian công cộng, thông tin, truyền thông, năng lượng, môi trường và các lĩnh vực liên quan phải bảo đảm được tính đồng bộ, đủ điều kiện và tiện nghi phục vụ du khách; đặc biệt là hệ thống các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng, thông tin, tư vấn và các dịch vụ phục vụ du lịch đểkhai thác, thu hút khách du

lịch trong nước và quốc tế.

3.1.5. Định hướng xúc tiến, quảng bá du lịch

Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá

du lịch gắn với quảng bá hình ảnh địa phương và quốc gia; xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến dịch quảng bá, xúc tiến với hình thức linh hoạt theo từng thời kỳ, phù hợp các mục tiêu đã xác định, gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại,

đầu tư và ngoại giao, văn hóa.

Tận dụng tối đa các kênh của Trung tâm Truyền hình tại Huế, Đài Phát thanh

truyền hình Huế, các báo, cổng thông tin điện tử, đặc biệt thông qua các trang

mạng xã hội để quảng bá và xúc tiến đầu tư du lịch Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương là

hết sức quan trọng.

3.1.6. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương

Mục đích sau cùng của phát triển du lịch cũng là phục vụ cho sựphát triển kinh tế - xã hội, cho sự phát triển của con người. Vì thế, phát triển du lịch phải

chú ý đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân của địa phương thông qua việc đa dạng hóa các loại hình du lịch, thu hút du khách, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, phát triển các làng nghề truyền thống, tạo

thêm việc làm tăng thu nhập cho người dân, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

3.1.7. Định hướng hợp tác liên kết phát triển du lịch

Như đã khẳng định, với vị trí địa lý hết sức thuận lợi trên con đường di sản miền Trung; là điểm nối giữa những trung tâm du lịch lớn. Vùng Lăng Cô – Cảnh

Dương cần tập trung xúc tiến, quảng bá tiềm năng, sản phẩm và đặc biệt chú trọng

liên kết với các điểm du lịch khácđể mở rộng thịtrường.

- Đối với thị trường trong tỉnh: Kêu gọi và tạo điều kiện để các đơn vị lữ hành xem Lăng Cô – Cảnh Dương là một điểm đến độc lập trong tour, tuyến. Liên

kết đểcác điểm đến giáp ranh địa phận để kết nối đưa các điểm đến và sản phẩm du lịch của Lăng Cô – Cảnh Dương được đưa vào tour tuyến. Ví dụ kết hợp tua xe đạp

thăm “thành phố Lăng” ở Vinh An (Phú Vang) với chùa Thánh Duyên, Túy Vân Sơn (xã Vinh Hiền) – Lăng Cô; Huế - Suối Voi - Lăng Cô; Huế - Bạch Mã - Cảnh

Dương…

- Chủđộng liên kết, hợp tác với các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam,

Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị và khu vực Tây Nguyên để giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh về du lịch cũng như những sản phẩm du lịch đặc trưng đến với

du khách. Ngoài việc phát huy lợi thế dừng chân thưởng thức ẩm thực trên tuyến vận chuyển Hội An, Đà Nẵng, Huế và ngược lại, phấn đấu tăng thêm số lượng

với Đà Nẵng và khai thác tuyến du lịch Đà Nẵng - Hải Vân Quan - Lăng Cô hoặc

Đà Nẵng - Cảnh Dương - Suối Voi, Đà Nẵng - Bạch Mã - Lăng Cô, Đà Nẵng - Lập An - Suối Voi…; kết hợp giới thiệu nhiều gói sản phẩm đa dạng, kết nối trong tuyến Hội An - Đà Nẵng - Huế. Nghiên cứu và kết nối các tour tuyến trên biển, tuyến du lịch sinh thái, dã ngoại Thuận Phước - Bán đảo Sơn Trà - đảo Sơn Chà - Bãi Chuối,

Bán đảo Sơn Trà - Sơn Chà - Lăng Cô (Cảnh Dương).

- Thông qua Tổ chức Câu lạc bộcác vịnh biển đẹp nhất thế giới (World Bays Club), chủ động kết nối, hợp tác với các nước thành viên của Câu lạc bộ để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch Lăng Cô – Cảnh Dương.

- Nghiên cứu và triển khai xúc tiến, tạo sản phẩm và dịch vụđể thu hút khách

du lịch bằng tàu biển cập cảng Chân Mây. Tập trung giới thiệu khu vực Lăng Cô,

Hải Vân Quan, đầm Lập An và văn hóa ẩm thực, nhất là thủy - hải sản nước lợ đầm Cầu Hai - Lăng Cô.

3.1.3.1. Liên kết 3 địa phương (Huế - Đà Nẵng - Hội An)

Theo hướng liên kết tour, tuyến du lịch nhằm kết nối sản phẩm du lịch của

03 địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam nhằm cùng nhau xây

dựng thương hiệu du lịch miền Trung Việt Nam thu hút khách du lịch trong nước và

quốc tế, xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cảnước gắn với thương hiệu “Tinh

hoa Việt Nam”, với hai chuỗi sản phẩm tiêu biểu đặc trưng của 03 địa phương “Con đường di sản văn hóa” và “Con đường thiên nhiên”.

Định hướng 03 địa phương tiến hành xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm chung,

xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu du lịch 03 địa phương; tổ chức hội chợ du lịch

MICE và xúc tiến mở 02 đường bay mới: Bangkok – Đà Nẵng và Osaka – Đà

Nẵng; tổ chức đón các đoàn famtrip, presstrip quốc tế (Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Úc, Thái Lan, Ấn Độ, Nga...) đến tham quan, khảo sát và viết bài về du lịch ba

địa phương; đón và hỗ trợ các đoàn làm phim đến thực hiện phim giới thiệu du lịch

vùng... Kết hợp các chuỗi sự kiện như: “Đà Nẵng biển gọi”, “Hành trình di sản –

Quảng Nam”, “Lăng Cô huyền thoại vịnh”.

- Thiết lập cơ chế vận hành, ban điều phối chung và có quỹ hoạt động du lịch

chung, để thống nhất các chương trình, kế hoạch liên kết, phát triển.

3.1.3.2. Liên kết với các địa phương thuộc Vùng Duyên hải miền Trung

- Liên kết phát triển nối Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương với các tỉnh Bắc Trung Bộ theo trục quốc lộ1A. Hướng này gắn với biển và vùng ven biển, khai thác các cảnh quan tựnhiên, các khu nghĩ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, thưởng thức phong cảnh đẹp của biển..., tham quan các di tích văn hoá lịch sử danh thắng nổi tiếng của Khu du lịch Lăng Cô – Cảnh Dương và vùng Bắc Trung Bộ như động Phong Nha (Quảng Bình), thành cổ Quảng Trị,...

- Liên kết Thừa Thiên Huế với Quảng Nam (Di sản Hội An, Mỹ Sơn);

Quảng Bình (Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng): Tận dụng mối liên

kết du lịch tìm hiểu “con đường di sản”văn hóa, nhằm khai thác tiềm năng của Khu du lịch Lăng Cô – Cảnh Dương; liên kết này có thể trở thành một sản phẩm mới

liên tỉnh đặc biệt hấp dẫn của khu vực cũng như cảnước. Mỗi địa phương mang đặc

trưng văn hóa khác nhau, những sản phẩm khác biệt nhau có khả năng bổ trợ để cùng phát triển. Đây cũng là 2 địa phương đã có thương hiệu du lịch, hiện thu hút

rất đông du khách, mối liên kết này tạo thuận lợi cho Lăng Cô – Cảnh Dương thu

hút khách du lịch, quảng bá hình ảnh giá trị văn hóa. Đây là những điểm khác biệt so với các điểm đến du lịch Việt Nam.

Đây là các khu vực có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phát triển, nguồn nhân

lực du lịch chất lượng cao. Ngoài mối liên kết phát triển sản phẩm du lịch, thị trường khách du lịch, Lăng Cô – Cảnh Dương có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý phát triển khu du lịch; đào tạo, nâng cấp chất lượng nhân lực và giáo dục cộng đồng…; tiếp thị; quảng bá xúc tiến trong các sự kiện du lịch, văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)