Biểu đồ hiện trạng doanh thu du lịch khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 70 - 116)

Nguồn từ: Phịng Văn hóa và thơng tin huyện Phú Lộc [18] c. Sản phẩm du lịch tại Vùng Lăng Cơ – Cảnh Dương

Tính đến thời điểm hiện tại, sản phẩm du lịch chủ yếu đang khai thác trên địa bàn đều gắn với các loại hình du lịch biển; du lịch sinh thái; du lịch nghĩ dưỡng, văn hóa; MICE,…

Bảng 2. 4: Tổng hợp các sản phẩm du lịch chủ yếu đang khai trác trên địa bàn

Vùng Lăng Cơ – Cảnh Dương

STT Loại hình sản phẩm du

lịch Địa điểm

1 Du lịch biển Những bãi biển như Cảnh Dương, Lăng Cô luôn là những điểm đến hút khách trong mùa du lịch (từ

tháng 3 cho đến tháng 9 hàng năm).

2 Du lịch nghỉ dưỡng Tập trung tại các khu nghỉ dưỡng, resort; đặc biệt là khu nghỉ dưỡng Laguna.

3 Du lịch sinh thái Tập trung ở đầm Lập An, hòn Sơn Chà, Vườn

Quốc gia Bạch Mã, Suối Voi, suối Mơ, thác Nhị Hồ, thác trượt Thủy điện.

4 Du lịch MICE Chủ yếu xuất hiện ở khu nghỉ dưỡng Laguna. 5 Các hoạt động khác diễn

ra nhỏ lẻ như golf, cắm

trại, đốt lửa,…

Tập trung tại sân golf Laguna, đầm Lập An, hòn Sơn Chà, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Suối Voi, suối Mơ, thác Nhị Hồ, thác trượt Thủy điện.

Nguồn từ: Phịng Văn hóa và thơng tin huyện Phú Lộc [18]

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% - 500000.0 1000000.0 1500000.0 2000000.0 2500000.0 3000000.0 3500000.0 4000000.0 4500000.0 5000000.0 2014 2015 2016 2017 2018

Thu từ du lịch khu vực nghiên cứu Thu từ du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Tỷ lệ %

- Nhìn chung, hệ thống các sản phẩm du lịch chưa được định hình cụ thể; chưa có tính hấp dẫn và mang đặc trưng nổi bật của Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương.

Hầu hết các sản phẩm du lịch hiện tại chỉ mới dừng ở mức độ nghỉ dưỡng, tham quan và thưởng thức ẩm thực biển, đầm phá. Các sản phẩm như lặn biển, bơi lội; câu cá, câu mực; du thuyền, ca nô; leo núi; tham quan … chưa được phát triển và khai thác quy mơ. Các loại hình dã ngoại, cắm trại chỉ mới tự phát và manh nha ở bãi biển Cảnh Dương, khu vực giáp với sông Bù Lu, trong khi đó khu vực nghiên

cứu là nơi có nhiều khu vực tiềm năng cho các hoạt động này. Không chỉ thế, các sản phẩm du lịch trải nghiệm, mạo hiểm, khám phá đầm phá, du lịch đảo hầu như

chưa được khai thác.

- Ngoài ra, các điểm đến trên địa bàn nằm rải rác, nhỏ lẻ và thiếu tính liên

kết. Các dịch vụ khai thác tại các điểm du lịch mang tính ngắn hạn, thiếu định hướng phát triển bền vững. Khách du lịch đến đa phần là cá nhân hoặc tự tổ chức theo nhóm; tỷ lệ khách đi theo tour, tuyến của các đơn vị lữ hành khơng cao. Chính vì vậy, mức độ tiêu thụ các sản phẩm du lịch còn hạn chế.

- Chưa phát triển được những sản phẩm liên kết giữa du lịch biển và du lịch

trải nghiệm mạo hiểm, khám phá giữa vùng biển tại đây và các sản phẩm bổ trợ

xung quanh như Vườn quốc gia Bạch Mã, hệ thống đầm phá, các sản phẩm văn hóa khác.

- Ở tại các khu bến thuyền tại cảng Chân Mây – Lăng Cô chưa phát triển các sản phẩm thương mại, tham quan văn hóa đặc trưng của Vùng Chân Mây Lăng Cơ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.

- Về dịch vụ du lịch, mới chỉ đáp ứng các loại dịch vụ cơ bản cho khách du lịch về chỗ ăn, chỗ ngủ, đi lại bằng tàu, thuyền, xe máy,… Chưa có các dịch vụ vui

chơi giải trí ban đêm phục vụ khách du lịch. Chưa hình thành các sản phẩm giá trị gia tăng khai thác từ tài nguyên. Sản phẩm hàng hóa: Mới phát triển hàng hóa là sản

phẩm nơng sản, thủy sản, chưa có các sản phẩm lưu niệm độc đáo gắn với khu vực

nghiên cứu.

2.3. ết quả khảo sát du khách về phát triển ngành du lịch tại Vùng Lăng Cô

– Cảnh Dương

2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát

Qua 150 mẫu điều tra, trong đó có 100 mẫu thu thập từ ý kiến đánh giá của

du khách nội địa và 50 mẫu thu thập từ ý kiến đánh giá của khách du lịch quốc tế.

Kết quả phân tích đặc điểm của các đối tượng được điều tra đối với khách du lịch thể hiện ở bảng 2.5.

Qua bảng 2.5 cho thấy, trong tổng số 150 du khách được điều tra có 86 du

khách là nam giới và 64 du khách là nữ giới. Tương ứng, khách nội địa và khách

quốc tế tỉ lệ khách nam giới nhiều hơn khách nữa giới (58% nam và 42% nữ đối với

khách nội địa và 56% nam và 44% nữ đối với khách quốc tế). Điều này phản ánh đối tượng khách du lịch đến với Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương chủ yếu nam giới.

Bảng 2. 5: Đặc điểm của khách du lịch điều tra tại Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu hách nội địa hách quốc tế Tổng số

- Số khách điều tra 100 50 120

Phân theo giới tính

+ Nam 58 28 86

+ Nữ 42 22 64

Phân theo độ tuổi

+ <30 32 18 50

+ 31 – 45 42 26 68

+ >45 26 6 32

Phân theo số ngày lưu trú

+ < 1 ngày 39 19 58

+ Từ 1 – 2 ngày 55 26 81

+ > 2 ngày 6 5 11

Phân theo số lần đến

+ Lần 1 75 48 123

+ Từ 2 lần trở lên 25 2 27

Phân theo 4 khu vực khảo sát

Vùng biển Lăng Cô 25 15 40

Vùng biển Cảnh Dương 25 15 40

Điểm du lịch Bạch Mã, suối

Voi 32 8 40

Trung tâm thị trấn Lăng Cô 18 12 30

Nguồn: Số liệu điều tra du khách 2019

Nếu xem xét về độ tuổi của du khách cho thấy, 33% du khách ở độ tuổi dưới 30 tuổi, 45% du khách có độ tuổi từ 31 đến 45 tuổi, chỉ có 22% du khách trên 45 tuổi. Điều đó cho thấy khách đến Vùng Lăng Cô Cảnh Dương chủ yếu là giới trẻ (dưới 45 tuổi) chiếm 78%, phù hợp với xu thế du lịch của Việt nam với đa số khách

du lịch từ độ tuổi 25 – 45 tuổi.

Xét theo số ngày lưu trú, phần lớn du khách đến Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương có thời gian lưu trú 1 ngày (chiếm 54%), theo đó là khách du lịch đến vui chơi, tắm biển, khám phá trong 1-2 buổi nhất định và xu hướng ở lại đêm tại các Thành phố Đà Nẵng hoặc Thành phố Huế (chiếm 39%), một số ít khách có thời gian lưu trú hơn 2 ngày để tận hưởng thời gian nghỉ dưỡng và khám phá văn hóa tại Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương. Xét về số lần đến Lăng Cô – Cảnh Dương cho thấy,

82% du khách đến lần đầu, chỉ có 18% du khách đến lần thứ 2 trở lên, trong số này

khách nội địa chiếm đa số là khách nội địa chủ yếu đến từ thành phố Huế và thành

phố Đà Nẵng. Điều này cho thấy, các sản phẩm du lịch hiện nay vẫn cịn khá đơn

điệu, thêm vào đó là các dịch vụ bổ trợ chưa đủ sức thu hút khách du lịch có thể lưu

lại nhiều ngày ở đây cũng như quay trở vào những lần sau.

Với những thông tin cơ bản như vậy đảm bảo du khách đủ hiểu biết và trả lời

được các câu hỏi đưa ra với sự đánh giá một cách chính xác nhất.



Một trong những mục đích chính của nghiên cứu này là phân tích, đánh giá chất lượng và tính bền vững của dịch vụ du lịch hiện nay của Vùng Lăng Cô – Cảnh

Dương. Để làm việc này, bản thân sử dụng bộ công cụ đánh giá gồm 20 chỉ tiêu dựa trên nội dung trả lời những câu hỏi trong phiếu.

Đối với mỗi câu hỏi, tác giả đề nghị khách cho điểm từ 1 đến 5, theo thang điểm từ 1 (rất kém, rất khơng hài lịng) tới 5 (rất tốt, rất hài lòng).

Trong số 20 tiêu chí nêu ra, có nhiều tiêu chí được du khách đánh giá rất cao, rất tốt như “Sức khỏe của bạn khi đi du lịch tại đây như thế nào” và tiêu chí “mơi trường sinh thái”, cụ thể, có 100/150 phiếu đánh giá là “rất tốt”, 30 phiếu đánh giá “tốt” đối với tiêu chí sức khỏe của bạn khi đi du lịch tại đây như thế nào, và có

100/150 phiếu đánh giá là “rất tốt”, 30 phiếu đánh giá “tốt” đối với tiêu chí “mơi trường sinh thái”. Qua nghiên cứu thực tế vào thời điểm từ tháng 02 đến tháng 4 tại

khu vực nghiên cứu cho thấy môi trường sinh thái tại các điểm du lịch tại khu vực nghiên cứu rất trong lành, góp phần đem lại sức khỏe lành mạnh cho khách du lịch tham quan, và được đánh giá cáo. Do đó, nếu địa phương chú trọng nghiên cứu, phát triển các loại hình du lịch, nghỉ dương, vui chơi thể thao, mạo hiểm cần kết

hợp khám phá cảnh quan thiên nhiên chắc chắn sẽ thu hút được nhiều du khách.

Tuy nhiên cũng có một số tiêu chí được du khách đánh giá thấp đó là “Hàng hóa đặc sản địa phương và các dịch vụ có đa dạng khơng”, “Tính chun nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên như thế nào” và “Phát huy bản sắc văn hóa địa phương và du lịch”. Các tiêu chí này có các mức đánh giá tương ứng “rất kém” và “kém” là 16-34/150, 14-64/150, và 14-48/150. Điều đó cho thấy, du lịch của Vùng Lăng Cơ – Cảnh Dương mới chỉ dừng lại ở việc đơn thuần khai thác cảnh quan tự

thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý về du lịch, thiếu kế hoạch phát triển du lịch bền vững phát huy giá trị văn hóa bản sắc dân tộc.

Qua số liệu đã được phân tích, cho ta thấy phần lớn các tiêu chí đưa ra được

du khách đánh giá cao. Với giá trị cao nhất 4,42 và thấp nhất là 2,52-2,96. Điều này có thể nhận định được rằng, để phát triển du lịch của Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương, chính quyền địa phương cần tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn nữa thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đảm bảo phát triển kinh tế, giải quyết tốt vấn đề xã hội và môi trường để phát triển du lịch trong thời gian tới. Đặc biệt là cần nâng cao hơn nữa về tính chuyên nghiệp trong du lịch, từ có có thể thu hút được lượng

lớn du khách hơn.

Qua số liệu đánh giá cho thấy có 3 tiêu chí đạt mức kém (điểm trung bình

<3), 14 tiêu chí đạt mức bình thường (điểm trung bình <4) và 3 tiêu chí đạt mức tốt

và rất tốt (điểm trung bình <5). Khơng có tiêu chí bị rất kém. Điều này cũng cho ta

biết nên cải thiện những tiêu chí nào và cần phát huy tiêu chí nào. Và định hướng sắp tới của du lịch Vùng Lăng Cơ – Cảnh Dương cần phải làm việc gì đầu tiên. Cụ thể có thể đánh giá chi tiết hơn như sau:

2.3.2.1. Chất lượng dịch vụ và công tác quảng bá

Thông qua 5 chỉ tiêu đánh giá của nhóm chất lượng dịch vụ và công tác

quảng bá du lịch của Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương tại Bảng 2.6 cho thấy, các chỉ số điểm trung bình ở mức khá cao từ 3,46 – 4,15 điểm. Đặc biệt ở điểm thời gian di chuyển trong tổng thời gian chuyến đi với 44,7% người chọn ở mức “rất tốt”, điều

này đã khẳng định vị trí Vùng Lăng Cơ – Cảnh Dương rất gần với các bến, sân bay giao thông du lịch công cộng và hạ tầng giao thông cơ bản đáp ứng tốt cho việc khai thác du lịch tại khu vực khảo sát. Các chỉ khác như mức độ tiếp cận thông tin, chất lượng cơ sở lưu trú, chất lượng vận tải vẫn ở mức cao. Qua kết quả này, cho thấy Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương hiện nay hạ tầng du lịch đã được đầu tư cơ bản đáp ứng được du khách và cần tiếp tục phát huy những cơ sở hiện có để vừa quảng bá du lịch vừa tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ là hết sức cần thiết.

Bảng 2. 6: Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ và công tác quảng bá

để phát triển du lịch tại Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương

TT CÂU HỎI Điểm trung bình Tần suất (%) 5 4 3 2 1

1 Mức độ tiếp cận thơng tin điểm

đến trước khi hành trình 3,46 16,00 30,00 38,00 16,00 -

2 Thời gian di chuyển trong tổng

thời gian chuyến đi 4,15 44,67 29,33 22,00 4,00 - 3 Chất lượng cơ sở lưu trú 3,75 28,67 34,00 25,33 7,33 4,67 4 Chất lượng dịch vụ vận tải 3,59 26,67 28,67 24,67 17,33 2,67 5 Chi phí phải trả cho toàn bộ

chuyến đi (ăn, ngủ, đi lại) 3,62 24,67 36,67 22,67 12,00 4,00

Mức đánh giá: 1- rất kém; 2-kém; 3-bình thường; 4-tốt; 5-rất tốt Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019 2.3.2.2. Sự đa dạng của sản phẩm du lịch và dịch vụ liên quan

Ở nhóm các sản phầm du lịch này có sự chênh lệch tương đối từ 2,83-3,28,

qua Bảng 2.7 cho ta thấy, các sản phẩm du lịch thì tương đối đa dạng và khác biệt,

nhưng hàng hóa đặc sản địa phượng và các dịch vụ chưa đáp ứng tốt (2,96 điểm) và có đến 10,67% người được phỏng vấn cho điểm “rất kém”, bên cạnh đó chỉ tiêu tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên được đánh giá kém (2,83 điểm) có đến 42,67% người được phỏng vấn cho điểm “kém”, nhân viên chưa được đào tạo bài bản, một số điểm du lịch hồn tồn tự phát, vì vậy tính chun nghiệp chưa cao là hoàn toàn hợp lý. Các chỉ tiêu khác như dịch vụ internet, bưu điện, an toàn vệ

sinh thực phẩm được đánh giá cao trên 3,0 điểm. Qua đó cho thấy, du lịch Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương cần nâng cao hơn nữa tính da dạng các dịch vụ vui chơi và đặc sản địa phương, đây là công tác rất cần sự quan tâm trong phát triển du lịch của Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương, có sự khác biệt nhưng sản phẩm dịch vụ và sản

phẩm địa phương chưa đáp ứng được như cầu của du khách, thời gian đến cần quan

tâm hơn vấn đề này.

Bảng 2. 7: Đánh giá của du khách về sự đa dạng sản phẩm du lịch và dịch vụ

liên quan để phát triển du lịch tại Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương

TT CÂU HỎI Điểm trung bình Tần suất (%) 5 4 3 2 1 1 Sản phẩm có đa dạng, khác biệt, hấp dẫn 3,28 16,00 28,00 31,33 17,33 7,33 2 Hàng hóa đặc sản địa phương và các dịch vụ có đa dạng 2,96 9,33 21,33 36,00 22,67 10,67 3 Các dịch vụ: Bưu điện, Ti tvi, internet, đổi tiền, y tế.. có đáp ứng

3,10 0,00 34,00 42,00 24,00 0,00

4 Vệ sinh an toàn thực phẩm 3,43 21,33 26,67 32,00 13,33 6,67 5 Tính chuyên nghiệp và thái

độ phục vụ của nhân viên 2,83 16,00 12,00 20,00 42,67 9,33

Mức đánh giá: 1- rất kém; 2-kém; 3-bình thường; 4-tốt; 5-rất tốt Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019 2.3.2.3. Sự quan tâm của chính quyền địa phương và cơng tác bảo tồn văn hóa địa

phương

Qua Bảng 2.8 cho thấy, mức độ thân thiện của chính quyền địa phương và người dân địa phương được đánh giá rất cao, có hơn 33,3% khách du lịch được hỏi

cho điểm “rất tốt”, điểm bình quân gần 4,0 điểm, điều này cho thấy sự quyết tâm

chung tay cùng phát triển du lịch của chính quyền huyện Phú Lộc, các đơn vị liên quan và người dân địa phương. Ngồi ra, tính xác thực của quảng bá du lịch, sự liên

kết giữa các bên cung cấp dịch vụ và công tác bảo tồn thiên nhiên với số điểm tương đối cao, khẳng định những thông tin đã quảng bá luôn chân thật và thực tế. Tuy nhiên, các dịch vụ, sản phẩm nhằm phát huy bản sắc văn hóa địa phương chưa được chú trọng để mang lại những trải nghiệm và kiến thức mới, lạ cho du khác.

Thời gian đến, du lịch Vùng Lăng Cô – Cảnh Dương cần nghiên cứu các dịch vụ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển ngành du lịch tại vùng lăng cô – cảnh dương, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế min (Trang 70 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)