Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 107 - 112)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá

4.2.5. Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị chi phí

Qua nghiên cứu thực tế và nhu cầu thông tin của nhà quản trị đề xuất mẫu báo cáo để cung cấp thông tin về kế toán quản trị chi phí và tính giá thành tại Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công như sau:

4.2.5.1. Xây dựng báo cáo về nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, kể cả bán thành phẩm mua ngoài dùng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm trong ngành công nghiệp dệt may cho nên việc kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa lớn đến việc hạ giá thành.

CPNVLTT = SLSPSX x định mức tiêu hao NVLTT x đơn giá mua Do đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố: - Số lượng sản phẩm sản xuất

- Định mức tiêu hao - Đơn giá mua

Tuy nhiên, sự tăng giảm của chi phí sản xuất không phản ánh kết quả tiết kiệm hay lãng phí, vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí khả biến nên sản phẩm sản xuất tăng thì chi phí nguyên vật liệu tăng và ngược lại, vì vậy cần phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ đảm bảo chi phí tồn kho tối thiểu.

Vì vậy để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chung ta cần phải kiểm soát được định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá nguyên vật liệu.

BẢNG BÁO CÁO CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

Chỉ tiêu Sản phẩm (đơn hàng) A Sản phẩm (đơn hàng) A Sản phẩm …. Dự

toán Thực hiện Chênh lệch

Mức độ ảnh hưởng

Dự

toán Thực hiện Chênh lệch

Mức độ ảnh hưởng 1. Số lượng SPSX 2. Định mức tiêu hao NVL - Vật liệu X - Vật liệu Y … 3. Đơn giá NVL - Vật liệu X - Vật liệu Y …

Để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty giúp cho nhà quản trị trong việc kiểm soát chi phí Công ty có thể xây dựng bảng báo cáo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:

Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty có thể sử dụng phương pháp kỹ thuật tính toán như phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn.

Thông qua bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ ra những biến động bất lợi hay thuận lợi của định mức tiêu hao nguyên vật liệu và giá cả nguyên liệu từ đó bộ phận quản lý phải có trách nhiệm giải thích rõ nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động đến sự biến động này và đồng thời đề ra các giải pháp thích hợp để kiểm soát chi phí nguyên vật liệu ở đầu vào và khai thác các khả năng có tiềm năng.

4.2.5.2. Xây dựng báo cáo chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là biểu hiện bằng tiền khoản hao phí về lao động sống mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ trên tiền lương và tính vào chi phí. Do chi phí nhân công trực tiếp là chi phí khả biến lên mức độ hoạt động tăng lên, chi phí tăng lên và ngược lại. Thông qua quá trình phân tích chi phí nhân công trực tiếp giúp cho nhà quản trị kiểm soát chi phí hiệu quả hơn.

Khi phân tích chi phí nhân công trực tiếp cần phải so sánh chi phí nhân công với đại lượng kết quả hoàn thành như chỉ tiêu số lượng sản phẩm, giá trị sản xuất hay doanh thu, so sánh mức độ tăng năng suất lao động với mức độ tăng của chi phí nhân công bình quân cho thấy việc tuyển dụng và sử dụng lao động có hiệu quả hơn, lao động đem lại nhiều lợi ích hơn và ngược lại.

Như chúng ta đã biết hệ thống các báo cáo về lao động hiện nay tại các doanh nghiệp chỉ mới tập trung vào việc cung cấp thông tin cho việc tính lương chứ chưa đi vào phân tích và đánh giá nguyên nhân của những biến động của chi phí lao động theo hướng bất lợi hay có lợi. Để đáp ứng yêu cầu trên thì Công ty có thể áp dụng bảng báo cáo chi phí nhân công trực tiếp theo bảng sau:

BẢNG BÁO CÁO CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Chỉ tiêu hoạch Kế năm X1 Thực tế năm X1 Mức độ chênh lệch Tỷ lệ (%) chênh lệch Mức độ ảnh hưởng (∆) 1. Giá trị sản xuất 2. Tổng CPNCTT 3. Số lao động bình quân 4. CPNCBQ cho một lao động

5. Năng suất lao động bình quân

6. Tỷ trọng CPNCTT (%)

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định như sau: ∆TCPNCTT - GTSX = ( GTSX1 - GTSX0) x 1 x CPNC0 NSLĐ0 ∆TCPNCTT - NSLĐ = GTSX1 x 1 - 1 x CPNC0 NSLĐ1 NSLĐ0 ∆TCPNCTT - CPNC = GTSX1 x 1 x (CPNC1 - CPNC0) NSLĐ0

Thông qua số liệu bảng trên cho thấy việc sử dụng lao động, chi trả lương của Công ty thực tế có hiệu quả so với kế hoạch hay không, có đảm bảo kết hợp lợi ích của Công ty với lợi ích của người lao động hay không. Đồng thời cũng cho thấy Công ty có tiết kiệm hay lãng phí chi phí nhân công trực tiếp từ đó chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

4.2.5.3. Xây dựng báo cáo chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ và quản lý liên quan đến quá trình phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Đây là khoản mục chi phí được cấu thành từ nhiều yếu tố chi phí có đặc điểm vận động khác nhau và được nhiều người quản lý khác nhau. Sự phát sinh của chi phí sản xuất chung có thể gắn liền với mức độ hoạt động khác nhau như số lượng sản phẩm sản xuất, số giờ lao động, số giờ hoạt động của máy móc thiết bị. Với sự phức tạp của chi phí sản xuất chung, việc phân tích chi phí sản xuất này có nhiều hướng tiếp cận khác

nhau. Tuy nhiên để đánh giá mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất chung nhằm kiểm soát chi phí sản xuất chung, Công ty có thể phân tích tổng hợp trên bảng báo cáo về chi phí sản xuất chung như sau:

BẢNG BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Chỉ tiêu Thực tế toán Dự Dự toán điều chỉnh Tổng chênh lệch Mức độ ảnh hưởng Chênh lệch do giá Chênh lệch do khối lượng 1. Biến phí SXC - Chi phí vật liệu - Nhiên liệu - Công cụ - Tiền lương ……. 2. Định phí SXC - Vật liệu gián tiếp - Tiền lương - Khấu hao TSCĐ ……. Chênh lệch do giá = Mức hoạt động thực tế x Đơn giá thực tế - Mức hoạt động thực tế x Đơn giá dự toán

Chênh lệch do khối lượng =

Mức độ HĐ thực tế x Đơn giá dự toán

- Mức độ HĐ tiêu chuẩn x Đơn giá dự toán

Bảng phân tích chi phí sản xuất chung cho thấy chi phí sản xuất chung biến động theo chiều hướng có lợi hay bất lợi qua đó tìm hiểu nguyên nhân chủ quan hay khách quan dẫn đến sự biến động đó và đề ra các giải pháp nhằm kiểm soát tốt các chi phí sản xuất chung phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 107 - 112)