Đánh giá thực trạng về kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 92)

phẩm tại Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công

4.1.5.1. Đánh giá việc thực hiện kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt may XK Thành Công

a) Đánh giá về xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Để đánh giá tổng quát về tình hình xây dựng định mức, lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong thời gian qua tại Công ty TNHH dệt may XK Thành Công, tác giả đã tiến hành phỏng vấn, điều tra các lãnh đạo, cán bộ phận, các phòng ban của Công ty. Tổng số phiếu phát ra 21, tổng số phiếu thu về 21. Tổng hợp ý kiến thể hiện qua bảng số liệu 4.21.

Bảng 4.21. Tổng hợp ý kiến về tình hình xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

TT Nội dung Số ý

kiến

Tỷ lệ (%)

1 Định mức các khoản chi phí sản xuất theo yêu cầu

Phù hợp 16 76,2

Chưa phù hợp 5 23,8

2 Số lượng thành viên tham gia lập dự toán chi phí sản xuất tại thời điểm hiện tại

Đảm bảo 15 71,4

Chưa đảm bảo 6 28,6

3 Tính kịp thời trong việc xây dựng định mức, lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Kịp thời 12 57,1

Chưa kịp thời 9 42,9

4 Căn cứ để tính chi phí trong lập dự toán

Phù hợp 13 61,9

Chưa phù hợp 8 38,1

5 Các chi phí trong lập dự toán so với yêu cầu thực tế

Phù hợp 10 47,6

Chưa phù hợp 11 52,4

6 Chất lượng của việc xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm so với yêu cầu thực tế

Đầy đủ 14 66,7

Chưa đầy đủ 7 33,3

Theo số liệu điều tra cho thấy 76,2% ý kiến đánh giá cho rằng định mức các khoản chi phí sản xuất theo yêu cầu là phù hợp so với yêu cầu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tuy nhiên vẫn còn 23,8% cho rằng chưa phù hợp.

Số lượng thành viên tham gia lập dự toán chi phí sản xuất theo đánh giá chung tại thời điểm hiện tại là phù hợp. Việc lập dự toán chi phí sản xuất cũng được hoàn thiện theo đúng quy định và đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị 71,4%.

Căn cứ để tính chi phí sản xuất trong lập dự toán được cho là phù hợp so với yêu cầu, đạt tỷ lệ 61,9%.

Các khoản chi phí trong lập dự toán so với thực tế là 47,6 % đạt tiêu chuẩn, chưa sát với thực tế chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm tại Công ty.

Chất lượng của việc xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo kết quả điều tra 66,7 % cho rằng đã đầy đủ các khoản chi phí, còn 33,3 % cho rằng chưa đầy đủ, chưa phù hợp với các khoản chi phí phát sinh thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Đánh giá tổ chức thực hiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Việc đánh giá quá trình tổ chức thực hiện khác khoản chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên những quy định, dự toán đã được duyệt của từng lô sản phẩm, hoặc cụ thể từng đơn hàng đã ký ký hợp đồng. Các phòng ban, phân xưởng sản xuất có liên quan được chuyển dự toán theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình để căn cứ vào dự toán thực hiện việc sản xuất sao cho vừa tiết kiệm chi phí, vừa theo sát tình hình thực tế. Qua tổng hợp phiếu điều tra cho thấy kết quả đánh giá về tình hình tổ chức thực hiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cụ thể như sau:

Bảng 4.22: Tổng hợp ý kiến đánh giá tình hình tổ chức thực hiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Tính đầy đủ trong các ghi chép về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phát sinh

Đẩy đủ 20 95,2

Chưa đầy đủ 1 4,8

2 Tính kịp thời trong các ghi chép về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phát sinh

Kịp thời 19 90,5

Chưa kịp thời 2 9,5

3 Tình hình thực hiện các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong dự toán

Phù hợp 15 71,4

Chưa phù hợp 6 28,6

4 Đánh giá chung về quá trình tổ chức thực hiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Phù hợp 18 85,7

Chưa phù hợp 3 14,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Theo số liệu của bảng trên cho thấy 95,2 % số ý kiến được điều tra cho rằng việc ghi chép các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện đầy đủ theo các quy định hiện hành về chế độ kế toán. Các khoản chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phát sinh được tổng hợp theo từng khoản

mục chi tiết, sau đó phân bổ các khoản chi phí vào các tài khoản chi phí theo tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng số chi phí phát sinh tại mỗi phân xưởng, bộ phận sản xuất mang lại tính chính xác cao.

Tính kịp thời trong quá trình ghi chép được đánh giá đạt 90,5%, còn lại 9,5% cho rằng chưa kịp thời.

Tình hình thực hiện các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực tế so với dự toán phù hợp 71,4 %, còn lại 28,6 % cho rằng thực hiện các chi phí sản xuất chưa phù hợp so với dự toán.

Quá trình tổ chức thực hiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã được Công ty thực hiện tương đối tốt trong thời gian qua. Qua đó làm giảm đáng kể một số khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty được mở chi tiết, cụ thể, rõ ràng, điều này giúp cho nhân viên kế toán tránh được sự nhầm lẫn trong quá trình hạch toán kế toán, tăng cường tính hiệu quả trong việc kiểm tra của kế toán cũng như các nhà quản lý. Từng khoản mục chi phí đều được phân loại và tách riêng cho từng mặt hàng sản xuất, từ đó tập hợp riêng cho từng mặt hàng.

c) Kiểm soát chi phí sản xuất

Công ty luôn chú trong đến công tác kiểm soát chi phí sản xuất bởi kiểm soát tốt được chi phí sản xuất sẽ làm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Công ty đã thiết lập một hệ thống quản lý chi phí sản xuất từ trên xuống, phân quyền quản trị cho từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất đã khiến cho hệ thống kiểm soát chi phí sản xuất trở nên chặt chẽ.

Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty được thể hiện qua bảng số liệu 4.23 như sau:

Bảng 4.23. Tổng hợp ý kiến đánh giá quá trình kiểm soát chi phí

TT Nội dung Số ý

kiến

Tỷ lệ (%)

1 Các quy định, quy trình về kiểm soát chi phí sản xuất

Phù hợp 15 71,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chưa phù hợp 6 28,6

2 Các nguyên nhân làm tăng, giảm chi phí sản xuất đã được phát hiện

Kịp thời 12 57,1

Chưa kịp thời 9 42,9

3 Hiệu quả của các bộ phận kiểm soát chi phí

Hiệu quả 17 81

Không hiệu quả 4 19

4 Các bộ phận kiểm soát chi phí

Phù hợp 16 76,2

Chưa phù hợp 5 23,8

5 Đánh giá chung về quản trị chi phí sản xuất tại Công ty

Phù hợp 11 52,4

Chưa phù hợp 10 47,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Qua bảng số liệu trên cho thấy các quy định, quy trình kiểm soát chi phí sản xuất được đánh giá là phù hợp chiếm 71,4%, còn lại là chưa phù hợp. Các nguyên nhân làm tăng, giảm chi phí sản xuất theo từng bộ phận sản xuất đã được phát hiện tương đối đầy đủ và kịp thời 57,1 %, các chi phí phát sinh tại thời điểm nào thì được ghi nhận ở thời điểm đó và cụ thể cho từng bộ phận phát sinh. Hiệu quả của các bộ phận kiểm soát chi phí sản xuất đạt 76,2 % do kiểm soát chi phí sản xuất mang tính chất so sánh giữa dự toán và thưc hiện.

Đánh giá chung về quản trị chi phí sản xuất tại Công ty phù hợp là 52,4 % còn lại chưa phù hợp. Việc đánh giá chung này nhằm phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Căn cứ vào việc kiểm soát chi phí sản xuất, Công ty phát hiện được ở khâu sản xuất nào, bộ phận sản xuất nào làm không đúng định mức, làm tăng chi phí sản xuất thì các bộ phận sản xuất xem xét rõ nguyên nhân, trách nhiệm để báo cáo lãnh đạo để có phương án điều chỉnh cho kịp thời tránh lãng phí dẫn đến tăng chi phí sản xuất từ đó làm tăng giá thành sản phẩm.

4.1.5.2. Ưu điểm

Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Mọi chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất khăn bông nói chung được tập hợp đầy đủ cho đối tượng hạch toán chi phí là toàn Công ty. Công ty tổ chức tính giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm nhập kho thành phẩm có sự chi tiết thêm một số khoản mục chi phí như nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung giúp cho việc phân tích rõ ràng, chi tiết hơn tình hình biến động và mức ảnh hưởng của các yếu tố chi phí cơ bản trong giá thành sản phẩm. Từ sự phân tích này sẽ giúp lãnh đạo Công ty có những thông tin cụ thể, chính xác để có những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm cũng như đề ra các quyết định đúng đắn trong công tác quản lý lãnh đạo nói chung.

Về lập dự toán giá thành sản phẩm: việc lập dự toán giá thành sản phẩm một năm một lần giúp cho công tác kiểm soát chi phí trong quá trình sản xuất, xác định chi phí gia công trong quá trình thuê gia công; đồng thời cũng giúp cho phòng kinh doanh định giá bán trong các hợp đồng sản xuất hay gia công cho khách hàng.

Về chứng từ kế toán: hệ thống chứng từ ban đầu đảm bảo tuân thủ đầy đủ và nghiêm chỉnh các nội dung của tổ chức chứng từ kế toán chi phí sản xuất từ việc xác định danh mục chứng từ đến lưu chuyển chứng từ. Nội dung của chứng từ đều được ghi chép đầy đủ, rõ ràng, số liệu của chứng từ được ghi chép một cách trung thực, các chứng từ đều được đánh số theo thứ tự thời gian và được kiểm tra thường xuyên về nội dung kinh tế phát sinh, kiểm tra chứng từ gốc kèm theo, kiểm tra các con số, các chữ ký và các định khoản... Đảm bảo tốt việc lưu giữ chứng từ khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận sử dụng thông tin tìm kiếm dễ dàng. Trình tự tổ chức luân chuyển chứng từ, ghi chép và theo dõi trên các sổ kế toán đều được tiến hành theo chế độ kế toán hiện hành.

Về vận dụng các tài khoản kế toán: Công ty đã dựa vào hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Bộ tài chính ban hành áp dụng các tài khoản kế toán phù hợp phục vụ cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty đã

tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về mã số, tên gọi, nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán trên từng tài khoản.

4.1.5.2. Nhược điểm

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong công tác kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, Công ty TNHH dêt may xuất khẩu Thàn Công vẫn còn một số nhược điểm như:

* Về bộ máy kế toán:

Hiện nay tại các Công ty chưa bố trí nhân lực chuyên làm về kế toán quản trị cho toàn công ty mà mới chỉ bố trí nhân lực làm kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành. Các nhân viên kế toán chi phí vừa đảm nhiệm nhiệm vụ của kế toán tài chính, vừa kiêm thêm một số công việc cụ thể của kế toán quản trị.

Bên cạnh đó, trình độ quản lý, năng lực cán bộ kế toán còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những nhận thức về kế toán quản trị còn chưa đầy đủ. Việc phân tích, thiết kế hệ thống kế toán quản trị chưa được phân nhiệm rõ ràng. Điều này khiến các công ty gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai bộ phận thông tin kế toán quản trị do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò thông tin KTQT chi phí đối với việc ra quyết định trong cơ chế thị trường và chưa thực sự thấu hiểu được mục đích, nguyên tắc, nội dung và đặc biệt là thiếu sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng.

* Hệ thống chứng từ hạch toán ban đầu

Việc lập, luân chuyển chứng từ chi tiết theo các đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành phần nhiều phục vụ cho công tác kế toán tài chính để tính giá thành, lập báo cáo tài chính chưa thực sự chi tiết cho công tác hạch toán ban đầu của kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, tổ chức luân chuyển chứng từ giữa các đơn vị bị hạn chế do việc phân công công việc trong phòng kế toán.

* Về phân loại chi phí, tập hợp chi phí và tính giá thành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phân loại chi phí sản xuất tại các Công ty theo tiêu thức nội dung và chức năng hoạt động, chủ yếu là phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin cho kế toán tài chính chưa quan tâm đến cách phân loại chi phí phục vụ yêu cầu quản trị như phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí, phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp, gián tiếp.... Do đó, khi nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định sản

xuất kinh doanh thường gặp nhiều khó khăn.

* Về lập dự toán chi phí:

Hiện nay, việc lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành tại Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, việc điều chỉnh định mức chưa được kịp thời và còn có nhiều yếu tố chi phí trong sản xuất chưa được lập định mức như chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm, điện thoại quản lý phân xưởng, thiệt hại trong sản xuất. Hơn nữa, việc sử dụng và phát huy tính hiệu quả của hệ thống định mức cũng chưa được triệt để. Công ty mới sử dụng định mức để tính toán giá thành định mức trong từng trường hợp cụ thể và là một trong những căn cứ để quyết định nhận đơn đặt hàng. Tuy nhiên, thực tế thì các nhà quản trị cho rằng quyết định nhận đơn hàng phụ thuộc nhiều vào thị trường. Có những thời điểm đơn hàng ít thì lỗ cũng phải nhận để duy trì sản xuất.

Công ty cũng gặp phải một số khó khăn trong việc xây dựng định mức chi phí:

- Năng lực xây dựng định mức còn hạn chế, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng trong quá trình xây dựng định mức. Do vậy, Công ty chỉ dừng lại ở việc xây dựng định mức vật tư - kỹ thuật.

- Việc xây dựng định mức chi phí khá tốn kém vì các sản phẩm thường đa dạng về sản phẩm, chủng loại, quá trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn và phải có sự phối hợp của nhiều bộ phận sản xuất khác nhau trong Công ty.

* Về thông tin KTQT chi phí cho việc ra quyết định

Do công tác KTQT tại các công ty chưa được quan tâm và thực hiện đúng mức nên nguồn thông tin cung cấp cho nhà quản trị để ra quyết định kinh doanh cũng bị hạn chế. Các thông tin về chi phí tại các Công ty đa phần là thông tin thực hiện, phục vụ. Việc phân tích các thông tin dự đoán tương lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 92)