Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá
4.2.4. Nâng cao chất lượng xác định chi phí sản xuất cho các đối tượng chịu
thành của sản phẩm.
Khi tiến hành xây dựng định mức chi phí các DN cần phải dựa vào các cơ sở sau:
- Khảo sát kỹ giá cả và sự biến động của nó trên thị trường trong hiện tại và tương lai gần nhằm giảm thiểu sự sai lệch giữa thực tế và định mức xuống mức thấp nhất. Ngoài ra, việc xây dựng định mức chi phí cần phải phù hợp với các yếu tố chi phí cần định mức.
- Khi chi tiết các đơn vị tiêu chuẩn định mức cần phải căn cứ vào đặc thù của công việc để tiến hành phân chia cho phù hợp. Chẳng hạn, với định mức nguyên vật liệu thì cần phải lựa chọn đơn vị tiêu chuẩn là đơn vị hiện vật và giá trị, trong khi với bộ phận bán hàng thì đơn vị tiêu chuẩn có thể là doanh thu tiêu thụ hoặc số lượng sản phẩm bán ra.
4.2.4. Nâng cao chất lượng xác định chi phí sản xuất cho các đối tượng chịu chi phí chi phí
Hiện nay, chi phí sản xuất tại Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công đang tiến hành tập hợp và xác định theo quá trình sản xuất. Đây là một trong hai phương pháp truyền thống thường được áp dụng với chi phí thấp nhưng tính chính xác và hiệu quả đối với quá trình quản trị chi phí sản xuất là chưa cao. Vì vậy, các DN có thể ứng dụng phương pháp xác định chi phí sản xuất theo hoạt động cho các đối tượng chịu chi phí.
Việc áp dụng phương pháp xác định chi phí sản xuất theo hoạt động có thể được thực hiện đối với các chi phí sản xuất chung gián tiếp vì hiện nay những chi phí này tại công ty chưa được tập hợp và xác định một cách phù hợp. Quá trình áp dụng phương pháp này tại Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công có thể được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định các trung tâm hoạt động và phân tích hoạt động sản xuất trong công ty. Các trung tâm hoạt động theo cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý có thể được xác định như sau:
+ Các bộ phận hỗ trợ: bộ phận kỹ thuật, bộ phận cơ điện, bộ phận nghiên cứu, bộ phận đào tạo, bộ phận thiết kế, bộ phận kiểm tra chất lượng, bộ phận theo dõi đơn hàng, bộ phận cung ứng nguyên vật liệu …
Bước 2: Tập hợp các khoản chi phí sản xuất phát sinh cho các hoạt động, xác định các chi phí sản xuất trực tiếp để tính trực tiếp cho các hoạt động đó. Các chi phí này có thể bao gồm các loại sau:
+ Chi phí vật tư: chi phí sản xuất này sẽ phát sinh liên quan đến trực tiếp từng hoạt động như: cho chi phí vật tự cho hoạt động thiết kế, nghiên cứu và đào tạo.
+ Chi phí về lao động bao gồm: tiền lương, các khoản trích theo lương được tính trực tiếp cho từng hoạt động.
+ Chi phí về TSCĐ: đối với những TSCĐ sử dụng riêng cho từng hoạt động sẽ được tính trực tiếp cho hoạt động đó, đối với những TSCĐ sử dụng chung sẽ được theo dõi chung và tiến hành phân bổ cho từng hoạt động theo mức độ sử dụng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài và dịch vụ bằng tiền khác: như điện, nước, đấu thầu, sửa chữa những chi phí này thường liên quan đến nhiều hoạt động nên nó cũng được tập hợp chung và được phân bổ vào cuối kỳ theo từng tiêu thức phân bổ ứng với từng loại chi phí.
Bước 3: lựa chọn nguồn phát sinh chi phí và tiêu thức phân bổ chi phí, các hoạt động cần tiến hành phân bổ cho quá trình sản xuất
Bước 4: Tiến hành phân bổ chi phí đã tập hợp được cho từng trung tâm hoạt động và xác định chi phí cho từng hoạt động đó theo công thức sau:
CPSX phân bổ cho hoạt động i = Tổng chi phí sản xuất tập hợp X Mức độ hoạt động của hoạt động i Tổng mức độ hoạt động
Các chi phí này có thể được tập hợp trong “Bảng xác định chi phí các hoạt động” để thuận cho việc theo dõi và tái phân bổ lại cho các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm sản xuất).
Hoạt động Chi phí cần phân bổ Tiêu thức phân bổ Mức độ sử dụng Mức phân bổ chi phí Nguồn số liệu Tiếp liệu và vận chuyển thành phẩm nhập kho
Nhân công Số công của nhân viên phân xưởng Số công sử dụng để vận chuyển thành phẩm trên tổng số công của nhân viên phân xưởng
Được tính toán dựa trên công thức (3.1) Bảng lương nhân viên xí nghiệp Vật tư Theo mức độ sử dụng thực tế Bảng tổng hợp chi tiết TK 152 Thiết bị Số giờ sử
dụng Số giờ sử dụng thiết bị để tiếp liệu và vận chuyển thành phẩm nhập kho
Được tính toán dựa trên công thức (3.1) Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và CCLD Cộng
Bước 5: Tiến hành phân bổ chi phí của từng hoạt động cho các đối tượng chịu chi phí.
Cũng căn cứ vào mức độ sử dụng của hoạt động sản xuất đối với từng hoạt động trên, kế toán quản trị tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Quá trình phân bổ trên cũng được thực hiện tương tự như quá trình phân bổ chi phí cho từng hoạt động phụ trợ cho quá trình sản xuất.