Thực trạng kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công

THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TNHH DỆT MAY XUẤT KHẨU THÀNH CÔNG THÁI BÌNH

4.1.1. Đặc điểm, phân loại, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thành sản phẩm tại Công ty

4.1.1.1. Đặc điểm

Công ty TNHH dệt may xuất khầu Thành Công tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp. Điều này thuận lợi cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Các chi phí sau khi tổng hợp theo khoản mục CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC sẽ được đối chiếu theo sổ chi tiết tài khoản CPNVLTT, CPNCTT va qua bảng chi phí sản xuất chung.

Đến cuối tháng cán bộ vật tư phòng kế toán cùng tổ trưởng phân xưởng sản xuất nghiệm thu số vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đồng thời số vật tư thừa ở từng phân xưởng sản xuất (nếu có) sẽ được cán bộ vật tư phòng kế toán viết phiếu nhập kho. Mỗi phân xưởng sản xuất có vật tư sử dụng không hết viết phiếu nhập kho theo số lượng thực tế kiểm kê tồn tại ở phân xưởng sản xuất.

Quá trình sản xuất tại Công ty diễn ra ngắn, với tính chất nhiều sản phẩm chỉ khác nhau về kích thước vì thế việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty được theo dõi cho từng sản phẩm. Mỗi một sản phẩm được mở chi tiết tài khoản 154. Sổ chi tiết được mở từ khi sản phẩm được đưa vào sản xuất và đến khi sản phẩm hoàn thành. Trong sổ chi tiết tài khoản 154 được theo dõi ở khoản mục CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Sổ chi tiết tài khoản 154 được căn cứ vào sổ chi tiết của tài khoản 621, 622 và các bảng phân bổ chi phí sản xuất chung.

4.1.1.2. Phân loại chi phí tại Công ty

Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công là Công ty sản xuất có quy mô trung bình, tiến hành sản xuất hàng loạt theo chu kỳ sản xuất hàng tháng. Sản phẩm chính của công ty là: Khăn mặt. Sản phẩm này có giá trị nhỏ nên chi phí sản xuất dở dang ở cuối mỗi kỳ sản xuất thường nhỏ, các chi phí này được bù đắp khi sản phẩm hoàn thành. Toàn bộ chi phí sản xuất mà công ty bỏ ra sản

xuất, chế tạo sản phẩm ở mỗi kỳ hạch toán được tập hợp theo các khoản mục cho từng sản phẩm như sau:

a) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNVLTT được coi là yếu tố có ảnh hưởng, quyết định tới quá trình sản xuất cũng như kết quả kinh doanh của Công ty vì nó liên quan trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Nguyên liệu ở Công tu chủ yếu được mua từ bên ngoài, và có giá trị lớn. Chi phí nguyên vật liệu chiếm 95% trong tổng giá thành sản phẩm. Do đó khi yếu tố này được kiểm soát chặt chẽ thì góp phần làm hạ giá thành sản phẩm, mang lại lợi nhuận cho Công ty.

Nguyên liệu dung để sản xuất khăn mặt: sợi và chỉ

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:

- Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành thực tế sản phẩm. Nguyên vật liệu chính trong Công ty là: Sợi và chỉ.

- Nguyên vật liệu phụ: là những nguyên liệu phục vụ đóng gói, hoàn thiện và bảo quản sản phẩm.

b) Chi phí nhân công trực tiếp

CPNCTT là một trong 3 yếu tố cơ bản cấu thành giá thành sản phẩm. Nó được coi là trọng tâm trong quản lý toàn diện của Công ty, quản lý phù hợp vấn đề lao động và tiền lương là cơ sở vững chắc cho việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty. Khoản mục này bao gồm tiền lương và các trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp tính vào giá thành sản phẩm. Các khoản trích theo lương Công ty thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật.

c) Chi phí sản xuất chung

CPSXC là chi phí ở bộ phận phân xưởng của Công ty. Nó là chi phí có tính sử dụng chung cho nhiều loại sản phẩm. CPSXC bao gồm các loại chi phí: Chi phí cho nhân viên phân xưởng, chi phí dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác như: chi phí điện, nước.

4.1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công là đơn vị sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn với một loại mặt hàng nhưng đa dạng về kích thước, chu kỳ sản xuất ngắn, vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng sản phẩm.

a) Đối tượng tập hợp chi phí

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu quan trọng đầu tiên cần thiết của công tác tập hợp chi phí sản xuất. Có xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất sản phẩm và đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiêp mới giúp doanh nghiệp tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản và số chi tiết đều phải đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định.

Xuất phát từ đặc thù của Công ty là sản xuất hàng loạt, theo giá thành sản xuất thực tế nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cho từng sản phẩm. Cụ thể trong đề tài này là nghiên cứu đối tượng tập hợp chi phí cho khăn dệt gồm khăn kích thước 34x86 và 29x33; khăn may gồm khăn kích thước 34x86 và 70x140

Các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Tập hợp chi phí sẽ giúp cho việc quản lý sản xuất một cách tốt hơn và làm hạ giá thành sản phẩm.

b) Đối tượng tính giá thành

Do đặc điểm của Công ty làm ra sản phẩm có giá trị nhỏ, tính đơn chiếc sản xuất giản đơn, do vậy đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm. Trong đề tài này, đối tượng tính giá thành là khăn dệt gồm khăn kích thước 34x86 và 29x33; khăn may gồm khăn kích thước 34x86 và 70x40 bắt đầu sản xuất từ 01/11/2017 đến 30/11/2017.

4.1.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm

4.1.2.1. Lập dự toán CPSX và giá thành sản phẩm.

* Xây dựng định mức nguyên vật liệu trực tiếp

Việc sử dụng các loại nguyên vật liệu được tính toán trên cơ sở sản xuất thực tế cấu thành sản phẩm và định mức tiêu hao vật liệu do phòng kế hoạch đặt ra (Bảng 4.1).

Đầu năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng kế hoạch kết hợp với phòng kỹ thuật xây dựng định mức nguyên, phụ liệu cho sản phẩm tiêu chuẩn là như (Bảng 4.2).

Định mức về chi phí NVL = Định mức về lượng x Định mức về giá

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu được xây dựng cho từng sản phẩm theo định mức của năm trước, có sự điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của máy móc thiết bị và chất lượng của sản phẩm đầu vào cũng như tay nghề của công nhân sản xuất. Để lập định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phải tính toán kết hợp với thống kê mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm trong các năm, khi đã xây dựng định mức thì mặc dù trong từng năm có thay đổi nhưng nói chung định mức cũng tương đối ổn định. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính là cơ sở để kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Bảng 4.1. Phân bổ định mức tiêu hao nguyên liệu của công ty tháng 11/2017

Mã vật tư Vật tư Đv tính HSĐM Số lượng Đơn giá Thành tiền

Khăn dệt

D(10111871)(TX)OK5240W 75 g/cái (34 x 86) lỳ dệt cái 3 044 14.549.187

COT20/1 Sợi cotton 20/1 mộc kg 0,01963 61 44.157 2.693.577

COT32/2 Sợi cotton 32/2 mộc kg 0,06217 195 60.798 11.855.610

D(10113010)(TX)OK5375W 375 g/tá (29 x 33) lỳ dệt cái 11.920 23.971.563

COT20/1 Sợi cotton 20/1 mộc kg 0,0068 83 44.157 3.665.031

COT32/2 Sợi cotton 32/2 mộc kg 0,0272 334 60.798 20.306.532

……

Khăn may

M(10111871)(TX)OK5240W 75g/cái (34x86) lỳ may cái 2.752 21.714.598

CHI Chỉ m 8,14 22.401 5,71 127.910

T(10111871)(TX)OK5240W 900 g/tá (34 x 86) lỳ trắng tẩy cái 1 2.752 7.844 21.586.688

M(10112120)(TX)OK51000W 312.5g/cái (70x140) lỳ may cái 7.144 235.237.821

CHI Chỉ m 13,84 98.873 5,71 564.565

T(10112120)(TX)OK51000W 3750 g/tá (70x140) lỳ tẩy cái 1 7.144 32.849 234.673.256

Nguồn: Phòng kế hoạch

Mã ký hiệu Tá/Kiện kiện C Nhóm Bao vải (m) Bao cói Hộp Đai xanh (g) Khóa sắt (g) Giấy lót (g) Giấy chống ẩm (g) khâu (g) Dây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 265gw7005 100 N1 3,1 0,125 0,035 0,078 0,125 0,0021 265gw7016m 100 N1 3,1 0,125 0,035 0,078 0,125 0,0021 300gw3005 100 N1 3,1 0,125 0,035 0,078 0,125 0,0021 450gw4505m 50 n2 3,4 0,152 0,052 0,078 0,125 0,0021 488gw4881m 50 n2 3,1 0,125 0,035 0,078 0,125 0,0021 525gw1403m 50 n2 3,1 0,125 0,035 0,078 0,125 0,0021 525gw1407m 50 n2 3,4 0,152 0,052 0,078 0,125 0,0021 600gw1602w 50 n2 3,1 0,125 0,035 0,078 0,125 0,0021 ot300c4ws2401 100 n1 0,535 0,125 0,035 0,078 0,125 0,0021 ot-300kura… 100 n1 0,535 0,125 0,035 0,078 0,125 0,0021 ot338pws2401 100 n1 0,535 0,125 0,035 0,078 0,125 0,0021 ot338pw2401 100 n1 0,535 0,125 0,035 0,078 0,125 0,0021 ot375plo2401 50 n1 0,535 0,125 0,035 0,078 0,125 0,0021 OK7375(21)-HUC 50 n1 1 0,036 0,0073 ok5375w 50 n1 1 0,036 0,0073 ok5375g 50 n1 1 0,036 0,0073 ok5375p 50 n1 1 0,036 0,0073 OK5375B 50 n1 1 0,036 0,0073 Nguồn: Phòng kế hoạch download by : skknchat@gmail.com

* Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp:

Công ty lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp một năm một lần vào đầu năm. Căn cứ vào dự toán sản phẩm sản xuất cho sản phẩm tiêu chuẩn trong năm và định mức thời gian trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm tiêu chuẩn, căn cứ vào bảng khoán lương theo sản phẩm phòng kế hoạch sẽ lập bảng dự toán chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm tiêu chuẩn. Sau đó căn cứ vào tỷ lệ quy đổi để tính định mức chi phí nhân công trực tiếp cho các sản phẩm sản xuất khác.

Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp: bao gồm không chỉ mức lượng căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của lao động trực tiếp.

Bảng 4.3.Phân bổ định mức nhân công của công ty tháng 11/2017

Vật tư Số lượng (cái) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Khăn dệt 75 g/cái (34 x 86) lỳ dệt 3.044 1.060 3.226.640 375 g/tá (29 x 33) lỳ dệt 11.920 445 5.304.400 Khăn may 75g/cái (34x86) lỳ may 2.752 340 935.680 312.5g/cái (70x140) lỳ may 7.144 1.450 10.358.800 Nguồn: Phòng kế hoạch

* Định mức chi phí sản xuất chung

- Đối với sản xuất chung như: biến phí điện, nước, vận chuyển, tiền thuê ngoài gia công... căn cứ vào tài liệu thống kê năm trước và kết quả tách các chi phí hỗn hợp theo phương pháp cực đại - cực tiểu.

- Đối với chi phí cố định bao gồm hai bộ phận:

+ Một phần nằm trong các chi phí hỗn hợp được tách theo phương pháp cực đại - cực tiểu như điện, nước, xác định được một phần định phí nằm trong tổng chi phí của các kỳ trước làm căn cứ xác định chi phí cho kỳ kế hoạch.

+ Một phần là các chi phí cố định độc lập căn cứ vào tổng dự toán năm để xác định như: Chi phí khấu hao TSCĐ, lương quản lý, chi phí vật liệu, đồ dùng

văn phòng, dự phòng, chi phí lãi vay, chi phí bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên. Trên cơ sở mức dự toán phân bổ cho 12 tháng xác định được dự toán chi phí ước tính cho 1 tháng.

Bảng 4.4. Phân bổ định mức chi phí sản xuất chung của công ty tháng 11/2018 Vật tư Số lượng (cái) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Khăn dệt 75 g/cái (34 x 86) lỳ dệt 3.044 80 243.520 375 g/tá (29 x 33) lỳ dệt 11.920 35 417.200 Khăn may 75g/cái (34x86) lỳ may 2.752 95 261.440 312.5g/cái (70x140) lỳ may 7.144 416 2.971.904 Nguồn: Phòng kế hoạch

54

Bảng 4.5. Tổng hợp dự toán định mức biến phí đơn vị cho các mặt hàng

TT Mặt hàng

Sản lượng

(cái)

Biến phí nguyên liệu Biến phí tiền lương

Biến phí sản xuất chung Giá thành đơn vị Định

mức Đơn giá Thành tiền Đơn giá

BHXH, BHYT, KPCĐ Cộng Khăn dệt 75 g/cái (34 x 86) lỳ dệt 3.044 1 4.778 4.778 840 220 1.060 80 4.858 375 g/tá (29 x 33) lỳ dệt 11.920 1 2.010 2.010 350 95 445 35 2.045 …. Khăn may 75g/cái (34x86) lỳ may 2.752 1 7.981 7.981 270 70 340 95 8.076 312.5g/cái (70x140) lỳ may 7.144 1 32.928 32.928 1.140 310 1.450 416 33.344 …… Nguồn: Phòng kế hoạch download by : skknchat@gmail.com

4.1.2.2. Tổ chức thực hiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Mục tiêu của Công ty trong năm sản xuất là căn cứ vào số lượng đơn đặt hàng của các đối tác đã ký hàng năm và dự kiến số lượng đơn đặt hàng mới phát sinh, làm căn cứ để lập kế hoạch sản xuất cho các tháng. Việc sản xuất do bộ phận kế hoạch lập theo từng tháng căn cứ theo đơn đặt hàng của khách hàng và số lượng hàng tồn kho tối thiểu của các mặt hàng. Do đặc thù sản xuất dựa vào đơn hàng của khách hàng nên Công ty chỉ có hàng tồn kho của khách hàng thường xuyên.

Ở công ty việc sản xuất được chia thành 2 công đoạn chính: Công đoạn 1 sản xuất bán thành phẩm (khăn dệt), và công đoạn 2 sản xuất thành phẩm (khăn may), mỗi công đoạn đều giữ một trò quan trọng trong việc tạo lên sản phẩm. Và các chi phí ở từng công đoạn đều được tập hợp bởi các chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, và chi phí SXC.

Sản lượng sản xuất = Số lượng tiêu thụ dự kiến + Tồn cuối kỳ - Tồn đầu kỳ.

* Chi phí nguyên vật liệu

Bảng 4.6. Tổng hợp số lượng sản phẩm sản xuất tháng 11/2017 STT Tên mặt hàng sản xuất Số lượng tiêu thụ dự kiến (cái) Tồn đầu kỳ (cái) Số sản phẩm cần sản xuất (cái) 1 75 g/cái (34 x 86) lỳ dệt 10.500 7.456 3.044 2 375 g/tá (29 x 33) lỳ dệt 20.000 8.080 11.920 3 75g/cái (34x86) lỳ may 5.000 2.248 2.752 4 312.5g/cái (70x140) lỳ may 12.000 4.856 7.144 Nguồn: Phòng kế toán Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất dùng được xác định theo công thức sau:

Giá đơn vị bình quân sau

mỗi lần nhập =

Giá thực tế VL tồn trước khi nhập + Số nhập Số lượng thực tế VL trước khi nhập + Lượng nhập

Nguyên vật liệu là 1 trong 3 yếu tố cơ bản để tạo nên sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm của Công ty. Do đó, chỉ một thay đổi nhỏ trong việc sử dụng vật liệu cũng gây ra rất lớn đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Điều này chứng tỏ chi phí về nguyên vật liệu chiếm một vị trí quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất. Chính vì vậy mà việc sử dụng vật liệu hợp lý trong sản xuất tại Công ty là một trong những biện pháp tích cực nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để tập trung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán tiến hành theo dõi vật liệu xuất dùng từ kho vật tư của công ty cho việc sản xuất tại Công ty. Tất cả các nhu cầu sử dụng đều xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất.

Giá thực tế vật liệu xuất kho ở Công ty được tính theo phương pháp giá đơn vị bình quân (bình quân sau mỗi lần nhập). Phương pháp này có ưu điểm vừa chính xác, vừa cập nhật phù hợp với lao động kế toán bằng máy tại Công ty.

Dựa theo định mức chi phí đã quy định của công ty cho từng mã sản phẩm, hàng ngày kế toán, thủ kho, tổ trưởng, bộ phận quản lý...của công ty hành xuất kho lượng NVL trực tiếp xuất dùng cho sản xuất. Và tiến hành tập hợp những chi phí phát sinh khác liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)