So sánh CPSX giữa thực hiện và Dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 88 - 90)

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Mức chênh lệch % Chênh lệch Chi phí NVLTT 295.473.169 294.889.064 -584.105 -0,20 CP Nhân công TT 19.855.520 20.082.101 + 226.581 1,14 CPSXC 3.894.064 3.989.798 + 95.734 2,46 Tổng chi phí 319.222.753 318.960.963 -261.790 3,4

Qua bảng trên ta thấy tổng chi phí sản xuât các mặt hàng thực hiện giảm so với dự toán là 3,4% tương ứng giảm là 261.790 đồng. Sự giảm chi phí là biến động tốt góp phần làm hạ giá thành sản phẩm, tuy nhiên phần tiết kiệm được chi phí chủ yếu là ở khoản mục CPNVLT giảm 0,20% tương ứng 584.105 đồng, khoản mục CPNCTT tăng 1,14% tương ứng 226.581 đồng, khoản mục CPSXC tăng 2,46 % tương ứng 95.734 đồng. Từ 2 khoản mục CPNCTT, CPSXC điều này chứng tỏ tại các phân xưởng sản xuất các sản phẩm chưa chú trọng đến việc sử dụng nhân công hợp lý và các khoản chi phí chung phục vụ cho sản xuất chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Nhìn chung Công ty đã hoàn thành được kế hoạch đề ra. Mặc dù đã có những khoản mục chi phí tăng lên, song chủ yếu là biến động của nhân công trực tiếp sản xuất, trong khi đó biến động của nhân công có thể khắc phục được với tốc độ kiểm soát chi phí đặc biệt Công ty đã kiểm soát tốt được CPNVLTT nên Công ty đã đạt được mục tiêu đề ra là giảm bớt chi phí và hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận trong kỳ.

* Áp dụng phương pháp phân tích chi phí theo cách ứng xử đối với phân tích quản trị chi phí tại Công ty

So sánh sự biến động các khoản mục chi phí giữa thực hiện và dự toán cho thấy được chi phí sản xuất các sản phẩm trên tăng hoặc giảm là do khoản mục chi phí nào nhưng để đáp ứng được nội dung của KTQT như lập kế hoạch, kiểm soát chi phí, phân tích chi phí nhà quản trị cần phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí xem khoản mục nào để có thể đưa ra quyết định nên giảm chi phí khoản nào, tăng chi phí nào hợp lý cho Công ty. Từ sự nhìn nhận đó đưa ra quyết định cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và biến động của thị trường.

Nhìn từ góc độ của quản trị, CPSXC bao gồm biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung. Biến phí sản xuất chung thường bao gồm những chi phí gián tiếp liên quan tới việc phục vụ, quản lý hoạt động sản xuất nhưng biến thiên theo mức độ hoạt động sản xuất.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí hỗn hợp gồm biến phí quản lý và định phí quản lý. Trong đó biến phí gồm: Chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Định phí quản lý bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí KHTSCĐ, thuế, phí, lệ phí. Sự thay đổi chi phí quản lý cũng ảnh hưởng lớn đến thu nhập của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)