các mặt hàng tháng 11/2017 Chỉ tiêu Thành tiền (đồng) 1. Tổng doanh thu 15.944.574.252 2. Tổng biến phí 14.799.033.136 CPNVLTT 12.976.913.700 CPNCTT 1.512.937.600 CPSXC 193.661.736 Chi phí bán hàng 0 Chi phí quản lý 115.520.100 3. Lãi đóng góp 1.145.541.116 4. Tổng định phí 639.116.822 Chi phí chung 201.500.368 Chi phí bán hàng 207.600.389 Chi phí quản lý 230.016.065 5. Lãi thuần 506.424.294 6. Tỷ lệ lãi đóng góp 0,0718 7. Lãi thuần/ doanh thu 0,0318
Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng trên ta thấy tổng biến phí là 14 tỷ đồng chiểm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của các sản phẩm, trong đó CPNVLTT là 12,9 tỷ đồng. Đây là đặc thù của Công ty dệt may, chi phí chủ yếu là NVLTT, điều này đòi hỏi KTQT phải tìm hiểu rất kỹ về đặc thù của NVL để có những kế hoạch mua NVL vào những thời điểm thích hợp để có thể giảm chi phí một cách hợp lý nhất. Biến phí SXC của các sản phẩm là 193 triệu đồng, đây là chi phí
rất khó kiểm soát đòi hỏi KTQT phải theo dõi chặt chẽ để có thể giảm khoản chi phí này.
Tổng doanh thu lớn hơn tổng biến phí nên vẫn thu được khoản lãi đóng góp là 1,1 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ đặt ra cho KTQT câu hỏi có lãi đóng góp thì có nên sản xuất nhiều các sản phẩm này không.
Tổng định phí sản phẩm 639 triệu đồng thấp hơn tống biến phí, trong các loại chi phí là tương đương nhau. Đây là nhược điểm của phương pháp tính chi phí chung tại công ty hiện nay.
Khoản mục CPC có những khoản mục được phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp nên chưa được chính xác với từng loại sản phẩm. Do vậy đòi hỏi KTQT có những thay đổi về cách quản lý các chi phí cho phù hợp, cách tính chi phí cho chính xác hơn, từ đó có những quyết định nên tăng chi phí nào, giảm chi phí nào, để thu được lợi nhuận cao.
4.1.4.2. Sử dụng thông tin và ra quyết định
Đối với nhà quản trị việc sử đụng thông tin về chi phí, giá thành, doanh thu, lãi đóng góp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạch định và kiểm soát doanh nghiệp cũng như quá trình ra quyết định sản xuất kinh doanh. Sử dụng thông tin của KTQT các nhà quản trị sẽ có nhiều thông tin chi tiết về tình hình sản xuất kinh doanh của từng sản phẩm, từng giai đoạn trong từng thời kỳ. Các thông tin của kế toán quản trị không chỉ mang tính quá khứ như trong thông tin mà kế toán tài chính cung cấp mà nó còn mang cả thông tin dự toán trong tương lai.
Tại Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công tổ chức kế toán còn nghiêng chủ yếu về kế toán tài chính, trong bộ máy kế toán thì đa phần công tác kế toán quản trị lại do phòng kế hoạch xử lý, hầu hết các thông tin ứng dụng cho kế toán quản trị của phòng kế hoạch phần nhiều là do các bộ phận khác cung cấp, nhiều thông tin vẫn là thông tin quá khứ. Tuy nhiên phòng kế hoạch cũng đã hợp tác với bộ phận dự toán, bộ phận đánh giá sản xuất kinh doanh của phòng kinh doanh cũng đã đưa ra một số báo cáo như: Báo cáo tổng hợp chi phí năm thực hiện, tình hình biến động chi phí giữa thực hiện và dự toán, tình hình biến động chi phí qua các năm, báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp lãi đóng góp.
Từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo phương pháp lãi đóng góp, bảng báo cáo kết quả sản xuất nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định như sau:
- Qua phân tích báo cáo sản xuất nhà quản trị cũng thấy mức độ sản phẩm làm dở của Công ty, khoản mục chi phí nào trong tháng tăng lên, khoản mục chi phí nào sử dụng chưa hợp lý để có biện pháp tiết kiệm.
- Qua phân tích chi phí phân theo khoản mục của các sản phẩm nhà quản trị Công ty có thể nhận thấy được những khoản mục nào được sử dụng hợp lý, khoản mục nào chưa hợp lý, tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục.
- Qua phân tích báo cáo thu thập theo phương pháp lãi đóng góp của các sản phẩm nhà quản trị có thể thấy được mức độ biến động của các khoản mục chi phí, định phí, lãi đóng góp, đánh giá được hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả đầu tư. Đưa ra các quyết định về phân bổ chi phí cố định, kiểm soát biến phí, đưa ra các quyết định có nên đầu tư thêm để mở rộng sản xuất hay không.
Như vậy, qua việc phân tích báo cáo sản xuất sản phẩm trong từng tháng, báo cáo mức độ hoàn thành, báo cáo thu nhập theo phương pháp lãi đóng góp với số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, kế toán có những thông tin như giá thành sản phẩm sản xuất, lãi đóng góp đơn vị, lãi thuần... để cung cấp cho nhà quản trị để có thể định giá bán một cách hợp lý, xem xét điểm hòa vốn, đưa ra quyết định về sản xuất hay ngừng sản xuất, có nên tăng số lượng sản phẩm sản xuất hay không, quyết định phân bổ chi phí cố định cho từng sản phẩm.
4.1.5 Đánh giá thực trạng về kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công phẩm tại Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công
4.1.5.1. Đánh giá việc thực hiện kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt may XK Thành Công
a) Đánh giá về xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để đánh giá tổng quát về tình hình xây dựng định mức, lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong thời gian qua tại Công ty TNHH dệt may XK Thành Công, tác giả đã tiến hành phỏng vấn, điều tra các lãnh đạo, cán bộ phận, các phòng ban của Công ty. Tổng số phiếu phát ra 21, tổng số phiếu thu về 21. Tổng hợp ý kiến thể hiện qua bảng số liệu 4.21.
Bảng 4.21. Tổng hợp ý kiến về tình hình xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
TT Nội dung Số ý
kiến
Tỷ lệ (%)
1 Định mức các khoản chi phí sản xuất theo yêu cầu
Phù hợp 16 76,2
Chưa phù hợp 5 23,8
2 Số lượng thành viên tham gia lập dự toán chi phí sản xuất tại thời điểm hiện tại
Đảm bảo 15 71,4
Chưa đảm bảo 6 28,6
3 Tính kịp thời trong việc xây dựng định mức, lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Kịp thời 12 57,1
Chưa kịp thời 9 42,9
4 Căn cứ để tính chi phí trong lập dự toán
Phù hợp 13 61,9
Chưa phù hợp 8 38,1
5 Các chi phí trong lập dự toán so với yêu cầu thực tế
Phù hợp 10 47,6
Chưa phù hợp 11 52,4
6 Chất lượng của việc xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm so với yêu cầu thực tế
Đầy đủ 14 66,7
Chưa đầy đủ 7 33,3
Theo số liệu điều tra cho thấy 76,2% ý kiến đánh giá cho rằng định mức các khoản chi phí sản xuất theo yêu cầu là phù hợp so với yêu cầu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tuy nhiên vẫn còn 23,8% cho rằng chưa phù hợp.
Số lượng thành viên tham gia lập dự toán chi phí sản xuất theo đánh giá chung tại thời điểm hiện tại là phù hợp. Việc lập dự toán chi phí sản xuất cũng được hoàn thiện theo đúng quy định và đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị 71,4%.
Căn cứ để tính chi phí sản xuất trong lập dự toán được cho là phù hợp so với yêu cầu, đạt tỷ lệ 61,9%.
Các khoản chi phí trong lập dự toán so với thực tế là 47,6 % đạt tiêu chuẩn, chưa sát với thực tế chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm tại Công ty.
Chất lượng của việc xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo kết quả điều tra 66,7 % cho rằng đã đầy đủ các khoản chi phí, còn 33,3 % cho rằng chưa đầy đủ, chưa phù hợp với các khoản chi phí phát sinh thực tế.
b) Đánh giá tổ chức thực hiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Việc đánh giá quá trình tổ chức thực hiện khác khoản chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên những quy định, dự toán đã được duyệt của từng lô sản phẩm, hoặc cụ thể từng đơn hàng đã ký ký hợp đồng. Các phòng ban, phân xưởng sản xuất có liên quan được chuyển dự toán theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình để căn cứ vào dự toán thực hiện việc sản xuất sao cho vừa tiết kiệm chi phí, vừa theo sát tình hình thực tế. Qua tổng hợp phiếu điều tra cho thấy kết quả đánh giá về tình hình tổ chức thực hiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cụ thể như sau:
Bảng 4.22: Tổng hợp ý kiến đánh giá tình hình tổ chức thực hiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Tính đầy đủ trong các ghi chép về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phát sinh
Đẩy đủ 20 95,2
Chưa đầy đủ 1 4,8
2 Tính kịp thời trong các ghi chép về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phát sinh
Kịp thời 19 90,5
Chưa kịp thời 2 9,5
3 Tình hình thực hiện các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong dự toán
Phù hợp 15 71,4
Chưa phù hợp 6 28,6
4 Đánh giá chung về quá trình tổ chức thực hiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phù hợp 18 85,7
Chưa phù hợp 3 14,3
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Theo số liệu của bảng trên cho thấy 95,2 % số ý kiến được điều tra cho rằng việc ghi chép các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện đầy đủ theo các quy định hiện hành về chế độ kế toán. Các khoản chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phát sinh được tổng hợp theo từng khoản
mục chi tiết, sau đó phân bổ các khoản chi phí vào các tài khoản chi phí theo tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng số chi phí phát sinh tại mỗi phân xưởng, bộ phận sản xuất mang lại tính chính xác cao.
Tính kịp thời trong quá trình ghi chép được đánh giá đạt 90,5%, còn lại 9,5% cho rằng chưa kịp thời.
Tình hình thực hiện các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực tế so với dự toán phù hợp 71,4 %, còn lại 28,6 % cho rằng thực hiện các chi phí sản xuất chưa phù hợp so với dự toán.
Quá trình tổ chức thực hiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã được Công ty thực hiện tương đối tốt trong thời gian qua. Qua đó làm giảm đáng kể một số khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty được mở chi tiết, cụ thể, rõ ràng, điều này giúp cho nhân viên kế toán tránh được sự nhầm lẫn trong quá trình hạch toán kế toán, tăng cường tính hiệu quả trong việc kiểm tra của kế toán cũng như các nhà quản lý. Từng khoản mục chi phí đều được phân loại và tách riêng cho từng mặt hàng sản xuất, từ đó tập hợp riêng cho từng mặt hàng.
c) Kiểm soát chi phí sản xuất
Công ty luôn chú trong đến công tác kiểm soát chi phí sản xuất bởi kiểm soát tốt được chi phí sản xuất sẽ làm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Công ty đã thiết lập một hệ thống quản lý chi phí sản xuất từ trên xuống, phân quyền quản trị cho từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất đã khiến cho hệ thống kiểm soát chi phí sản xuất trở nên chặt chẽ.
Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty được thể hiện qua bảng số liệu 4.23 như sau: