Nâng cao chất lượng lập dự toán chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 104 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2.3.Nâng cao chất lượng lập dự toán chi phí sản xuất

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá

4.2.3.Nâng cao chất lượng lập dự toán chi phí sản xuất

Việc lập các dự toán chi phí được căn cứ theo yêu cầu của nhà quản lý nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, liên quan tới mục đích quản lý chung của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, lập dự toán chi phí một cách khoa học, hợp lý sẽ cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp toàn bộ thông tin về kế hoạch chi phí trong từng thời gian cụ thể để từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Tuy nhiên, hiện nay, việc lập dự toán tại Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công hầu như chưa được thực hiện một cách đầy đủ, có khoa học, công ty mới chỉ xây dựng được các định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp nên ngay việc lập dự toán chi phí sản xuất còn nhiều hạn chế nên việc lập kế hoạch của kế toán quản trị còn hạn chế, vì vậy, Công ty hoàn thiện hệ thống định mức hoàn chỉnh, khoa học, hợp lý.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc xây dựng định mức bao gồm hai dạng là định mức kỹ thuật (công bố những thông số như số lượng, quy cách, phẩm chất..) và định mức chi phí. Định mức kỹ thuật đưa ra yêu cầu về chủng loại cũng như về số lượng các yếu tố cấu thành cần thiết để chế tạo ra sản phẩm, trong khi định mức chi phí căn cứ vào dữ liệu của định mức kỹ thuật cung cấp để xây dựng về mức hao phí cụ thể của từng đơn vị đầu vào tham gia tại ra sản phẩm. Do đó, định mức kỹ thuật chính là cơ sở không thể thiếu để xây dựng định mức chi phí và định mức chi phí là căn cứ để kiếm soát chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Từ thực tế và đặc điểm sản xuất của các công ty, cho thấy các công ty chưa xây dựng được hoàn chỉnh các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật nói chung và định mức chi phí nói riêng. Như vậy, ngoài việc xây dựng được các định mức hao phí về nguyên phụ liệu, các doanh nghiệp cần phải tiếp tục xác định thêm các định mức kinh tế kỹ thuật khác như định mức thời gian gia công sản phẩm ở từng khâu, định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của máy móc thiết bị… để từ đó xây dựng được một hệ thống hoàn chỉnh các định mức chi phí, định mức giá thành kế hoạch cho từng nhóm sản phẩm. Hệ thống các định mức này là một công cụ quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát, lập kế hoạch; là cơ sở, tiêu chuẩn để phát hiện những biến động bất thường của của chi phí sản xuất

phát sinh; từ đó, các nhà quản trị có những quyết định quản lý kịp thời để điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 104 - 105)