Nguồn: Đặng Văn Thanh (1998) Dựa vào giá thành sản xuất toàn bộ, doanh nghiệp có thể xác định được kết quả sản phẩm là lãi hay lỗ. Do bản chất của nó, giá thành sản xuất toàn bộ thường đóng vai trò chủ yếu trong các quyết định mang tính chất chiến lược dài hạn: Quyết định ngừng sản xuất hoặc tiếp tục sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Vì vậy, chỉ tiêu giá thành sản xuất toàn bộ có ý nghĩa quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Tuy vậy, đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, việc tính toán xác định giá thành toàn bộ của từng loại sản phẩm một cách thường xuyên là phí thực tế, và mang lại rất ít lợi ích nếu như doanh nghiệp không phải đứng trước sự lựa chọn mang tính quyết định nào.
Trong giá thành toàn bộ của sản xuất, toàn bộ định phí tính hết vào giá thành sản xuất nên phương pháp xác định giá thành sản xuất toàn bộ còn được gọi là phương pháp định phí toàn bộ.
- Giá thành sản xuất theo biến phí
Giá thành sản xuất theo biến phí là giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩm hoàn thành.
Biến phí gián tiếp
Biến phí trực tiếp trong giá thành
Biến phí gián tiếp trong giá thành Biến phí trực tiếp
Định phí gián tiếp Định phí trực tiếp
Định phí gián tiếp trong giá thành Định phí trực tiếp trong
giá thành
Giá thành toàn bộ của sản phẩm sản xuất
Theo phương pháp này thì toàn bộ định phí sản xuất được tính vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ mà không nằm trong giá thành sản xuất sản phẩm.
Giá thành sản xuất theo biến phí là một bộ phận trong giá thành toàn bộ theo biến phí. Thông qua đó doanh nghiệp sẽ xác định lãi gộp trên biến phí ( lãi đóng góp, số dư đảm phí) và cho phép mô hình hóa một cách đơn giản mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận.
Thông tin về giá thành sản xuất theo biến phí có vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho việc đưa ra các quyết định ngắn hạn, mang tính sách lược, là cơ sở để xác định điểm hòa vốn. Nó thường được sử dụng chủ yếu trong môi trường kiểm soát hoạt động, ở đó nhà quản trị phải đưa ra các quyết định ngắn hạn, tức thời hoặc đột xuất.
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định
Nội dung của giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định bao gồm: Toàn bộ biến phí sản xuất (trực tiếp và gián tiếp); phần định phí được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động chuẩn (theo công suất thiết kế và định mức). Phần dịnh phí còn lại là chi phí hoạt động dưới công suất và được coi như chi phí thời kỳ.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ:
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ gồm giá thành sản xuất cộng các phí phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi tiêu giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định khi sản phẩm đã tiêu thụ và được sử dụng để xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp.
+ Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành
- Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Loại giá thành này được xác định trước khi tiến hành sản xuất và đó là mục tiêu của các doanh nghiệp nhằm tiết kiệm được chi phí sản xuất đồng thời đánh giá tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch để hạ giá thành sản phẩm.
- Giá thành định mức: Là loại giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản xuất. Loại giá thành này cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất. Giá thành định mức là công cụ để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; Là thước đo chính xác để xác định hiệu
quả sử dụng tài sản, lao động, tiền vốn trong sản xuất; Là căn cứ để đánh giá đúng đắn kết quả thực hiện các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đề ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Giá thành thức tế: là loại giá thành được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh và số lượng sản phẩm được sản xuất thực tế trong kỳ. Loại giá thành này được xác định sau khi đã hoàn thành quá trình sản xuất. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành sản xuất thực tế là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2. Tổng quan về kế toán quản trị chi phí
2.1.2.1. Khái niệm về kế toán quản trị
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kế toán góp phần rất quan trọng vào công tác quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính. Việc thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình thu thập, chi phí, so sánh thu thập với chi phí để xác định kết quả là một trong những yêu cầu của kế toán . Trong các doanh nghiệp, thông tin kế toán không những cần thiết cho người ra quyết định quản lý ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp. Do có phạm vi cung cấp, phục vụ thông tin khác nhau nên kế toán doanh nghiệp được chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Khác với các thông tin của kế toán tài chính chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, kế toán quản trị cung cấp thông tin thỏa mãn nhu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp, là những người mà các quyết định và hành động của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp đó. Kế toán quản trị không những cung cấp thông tin cho các nhà quản trị cấp cao để ra quyết định kinh doanh, quyết định đầu tư và sử dụng các nguồn lực mà còn cung cấp cả các thông tin về các mặt kỹ thuật để các nhà quản lý thừa hành sử dụng thực thị trách nhiệm của mình.
Xuất phát điểm của kế toán quản trị là kế toán chi phí, nghiên cứu chủ yếu về quá trình tính toán giá phí sản phẩm như giá phí tiếp liệu, giá phí sản xuất nhằm đề ra các quyết định cho phù hợp, xác định giá trị hàng tồn kho và kết quả kinh doanh theo từng hoạt động. Dần dần cùng với sự phát triển của khoa học
quản lý nói chung, khoa học kế toán cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ ngăm 1957 trở lại đây, nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu, áp dụng và sử dụng những thông tin kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý. Sự phát triển mạnh mẽ của kế toán đã đặt ra hướng nghiên cứu các công cụ kiểm soát và lập kế hoạch, thu nhận và xử lý thông tin phục vụ cho công việc ra quyết định gọi là kế toán quản trị.
Cho đến nay đã tồn tài rất nhiều quan điểm khác nhau về kế toán quản trị. Theo Ronakd W.Hiton, giáo sư Đại học Cornell (Mỹ): “Kế toán quản trị là một bộ phần của hệ thống thông tin quản trị trong tổ chức mà nhà quản trị dựa vào để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức” (Ronakd w.Hiton, 2010).
Theo Ray H.Garrison: “Kế toán quản trị có liên hệ với việc cung cấp các tài liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế và có trách nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó”.
Theo các giáo sư Đại học South Florida: “Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát”.
Theo từ điển thuật ngữ kế toán Mỹ: “Kế toán quản trị là lĩnh vực kế toán liên quan đến thu thập và xử lý các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ những nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định tài chính đặc biệt trong hoạch định kế hoạch và quản lý giá thành”.
Theo quan điểm của giáo trình kế toán quản trị - Trường Đại học kinh tế quốc dân xuất bản năm 2002: “Kế toán quản trị là quy trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, lập báo biểu, giải trình và thông đạt các số liệu tài chính và phi tài chính cho ban giám đốc để lập kế hoach, đánh giá, theo dõi việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ một doanh nghiệp và đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản này”.
Theo Điều 4 luật Kế toán Việt Nam 2003: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.
Như vậy, kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể, phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.
2.1.2.2. Mục đích của kế toán quản trị
Kế toán quản trị là phải tính toán được chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, từng ngành hoạt động, từng công tác dịch vụ…, phân tích được kết quả tiêu thụ từng loại sản phẩm, kết quả cung cấp từng công trình, dịch vụ để từ đó, tập hợp được các dữ kiện cần thiết để dự kiến phương hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Ngoài ra, kế toán quản trị còn phải biết theo dõi thị trường để ổn định một chương trình sản xuất và tiêu thụ hợp lý, một mặt đáp ứng các nhu cầu do thị trường đòi hỏi, mặt khác tìm các biện pháp cạnh tranh để tiêu thụ hàng hóa, nghiên cứu các chính sách giá cả, tính toán được các bước phát triển, mở rộng doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng giai đoạn theo chiền hướng có lợi.
Như vậy, kế toán quản trị là một phương pháp xử lý các dữ kiện để đạt được các mục tiêu sau đây:
- Biết được từng thành phần chi phí, tính toán và tổng hợp chi phí sản xuất, giá thành cho từng loại sản phẩm từng loại công trình dịch vụ.
- Xây dựng được các khoản dự toán ngân sách cho các mục tiêu hoạt động.
- Kiểm soát thực hiện và giải trình các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí và theo dự toán thực tế.
- Cung cấp các thông tin cần thiết để có các quyết định kinh doanh hợp lý.
2.1.2.3 Nội dung của kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Kế toán quản trị có nội dung rất rộng, sau đây là những nội dung cơ bản: - Nếu xét theo nội dung các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp, có thể khái quát kế toán quản trị doanh nghiệp bao gồm:
+ Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh: bao gồm: Hàng tồn kho, tài sản cố định; lao động và tiền lương.
+ Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm: nhận diện, phân loại chi phí, giá thành; Lập dự toán chi phí sản xuất; tập hợp, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành; Lập báo cáo phân tích chi phí theo bộ phận, theo các tình hướng quyết định…
+ Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh: phân loại doanh thu, xác định giá bán, lập dự toán doanh thu; tính toán, hạch toán chi tiết doanh thu,
phân bổ chi phí chung, xác định kết quả chi tiết; Lập báo cáo phân tích kết quả chi tiết theo bộ phận, theo các tình huống ra quyết định…
+ Kế toán quản trị về các hoạt động đầu tư tài chính + Kế toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp
Trong các nội dung nói trên, trọng tâm của kế toán quản trị là lĩnh vực chi phí. Vì vậy một số tác giả cho rằng kế toán quản trị là kế toán chi phí
- Nếu xét quá trình kế toán quản trị trong mối quan hệ với chức năng quản lý, kế toán quản trị bao gồm các khâu:
+ Chính thức hóa các mục tiêu của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu kinh tế. + Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết.
+ Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu. + Lập các báo cáo kế toán quản trị
Như vậy, thông tin của kế toán quản trị không chỉ là thông tin quá khứ, thông tin thực hiện mà còn bao gồm các thông tin về tương lai (kế hoạch, dự toán…). Mặt khác, thông tin kế toán quản trị không chỉ là các thông tin về giá trị còn bao gồm các thông tin khác (hiện vật, thời gian, lao động…).
2.1.2.4. Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp
KTQT là công cụ quản lý rất quan trọng trong quá trình hoạch định và kiểm soát chi phí, thu thập, tính toán hiệu quả quá trình kinh doanh nhằm đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn. Quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đạt được hiệu quả cao cũng cần phải biết được thông tin về tình hình hoạt động kinh tế, tài chính một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực. Những thông tin về tình hình chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra cho từng hoạt động kinh doanh, từng địa điểm kinh doanh hoặc từng loại sản phẩm. Những thông tin về thu nhập và xác định kết quả sản xuất kinh doanh theo từng hoạt đọng, địa điểm hoặc sản phẩm đó chỉ có thể nhận biết được một cách cụ thể thông qua việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin của KTQT. Trên cơ sở những thông tin đã thu nhận được, KTQT có nhiệm vụ phân tích, diễn giải, lập dự toán chi tiết để phục vụ cho nhà quản trị lựa chọn, quyết định và ra phương án tối ưu nhất trong quản lý. Việc ra quyết định đưa vào sản xuất sản phẩm nào đó, sản lượng là bao nhiêu, chi phí và lợi nhuận ở mức nào, tại sao chi phí thực tế với dự tính vượt và phải có biện pháp gì để giảm thấp chi phí, tăng lợi nhuận. Những
vấn đề này chỉ có thể quyết định được khi nhà quản trị có đầy đủ số liệu do KTQT cung cấp. Hoạt động quản trị trong doanh nghiệp là quá trình liên tục từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoạch vì thế không thể thiếu những thông tin do KTQT cung cấp.
Mục tiệu của KTQT là phải tính toán được chi phí của từng hoạt động kinh doanh, từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc của từng địa điểm kinh doanh; phân tích chi tiết được kết quả của từng hoạt động, từng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đó. Tập hợp được các số liệu cần thiết để hoạch định kế hoạch kinh doanh cho tương lai. Ngoài ra, KTQT còn phải tính toán nhu cầu thị trường nhằm có kế hoạch ổn định sản xuất, bán hàng hợp lý và đưa ra các biện pháp cạnh tranh, mở rộng thị trường và phát triển doanh nghiệp theo hướng có lợi nhất.
2.2. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.2.1. Khái niệm về kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm là một chức năng quản trị có ý thức không phải là một chương trình cụ thể, nó mang tính liên tục và đều đặn nhằm kiểm soát tốt chi phí, giá thành để thu lợi nhuận và tái đầu tư cho
tương lai.