Nội dung của KTQT chi phí và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 34 - 43)

Nguồn: Đặng Văn Thanh (1998)

2.2.3.1. Lập kế hoạch chi phí, giá thành sản phẩm

Đây là một chức năng cơ bản của quản trị nói chung và là một nội dung quan trọng của quản trị chi phí, giá thành nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Lập kế hoạch chi phí và tính giá thành sản phẩm là xây dựng các mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Các kế hoạch này có thể là kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn.

Việc lập kế hoạch được cụ thể hóa thông qua các dự toán về chi phí, giá thành. Đây cũng là kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu và chỉ rõ cách huy động, sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu. Có thể lập dự toán qua một số phương pháp sau:

- Phương pháp lập dự toán chi phí căn cứ vào các bộ phận khác. Phương pháp này được dựa trên kết quả tính toán của kế hoạch về lao động, tiền lương, cung nguyên liệu.

- Phương pháp lập dự toán chi phí căn cứ vào dự toán chi phí của từng phân xưởng đơn vị nội bộ của các bộ phận.

- Phương pháp lập dự toán chi phí căn cứ vào kế hoạch giá thành được tính theo từng khoản mục chi phí.

Kế toán quản trị thu thập thông tin thực hiện (thông tin quá khứ) và những thông tin liên quan đến tương lai (thông tin dự đoán) để phục vụ cho lập dẹ toán nhằm:

Lập kế hoạch

Ra quyết định Thực hiện

Đánh giá thực hiện

- Cung cấp thông tin một cách có hệ thống về toàn bộ kế hoạch chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xác định mục tiêu cụ thể cho từng chỉ tiêu chi phí trong từng giai đoạn. - Dự kiến được những tình huống để sử dụng và huy động các nguồn lực cũng như dự kiến những thuận lợi và khó khăn về vốn trong sản xuất kinh doanh. - Dự toán chi phí sản xuất còn là căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí và tính giá thành sản phẩm.

- Dự toán chi phí sản xuất là cơ sở để kiểm soát chi phí trong sản xuất, kinh doanh.

2.2.3.2. Tính giá thành thực tế

* Tổ chức thực hiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Trong quá trình thực hiện dựa trên các kế hoạch đã được lập nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong khâu tổ chức thực hiện đòi hỏi các nhà quản trị phải biết cách liên kết giữa các yếu tố sao cho kế hoạch được thực hiện ở mức cao nhất và đạt hiệu quả cao nhất.

Kế toán quản trị có vai trò thu thập và cung cấp các thông tin đã và đang thực hiện để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị và chỉ đạo thực hiện các quyết định cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Ngoài ra kế toán quản trị còn thu thập thông tin thực hiện để phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá sau này.

* Tổ chức thực hiện các khoản chi phí và tính giá thành sản phẩm

Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế cũng giống như kế toán tài chính, kế toán quản trị tiến hành phản ánh các khoản chi phí vào sổ sách có liên quan một cách đẩy đủ, kịp thời và chi tiết cho từng loại sản phẩm, công việc khác nhau cùng với chi phí chung của toàn doanh nghiệp. Thông qua những con số đã được phản ánh, các nhà quản trị có được hình dung về tình hình thực tế của doanh nghiệp để có biện pháp kết hợp các nguồn lực, đồng thời có cơ sở phát hiện những sai sót, những chi phí bất hợp lý để điều chỉnh kịp thời.

Cuối cùng, kế toán quản trị thực hiện việc phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm cung cấp số liệu trên các báo cáo chi tiết và tổng hợp cho bộ phận quản lý.

2.2.3.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá

Để cho việc quản trị được hiệu quả thì sau khi lập kế hoạch đầy đủ và tổ chức thực hiện hợp lý, đòi hỏi nhà quản trị phải tiến hành kiểm tra và đánh giá việc thực hiện với số liệu của kế hoạch và dự toán, xác định những sau biệt giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra. Do đó, kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin thực hiện từng bộ phận, giúp nhà quản lý nhận diện và đánh giá kết quả thực hiện đồng thời phục vụ cho việc lập kế hoạch trong các kỳ sau.

2.2.3.5. Thực hiện việc ra quyết định

Mục đích của kế toán quản trị không chỉ dừng lại ở việc chi tiết hóa các khoản mục mà quan trọng hơn nữa đó là giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Đó là cả một quá trình xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch cho đến việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá.

Kế toán quản trị có vài trò cung cấp thông tin, lập các báo cáo quản trị để phân tích việc thực hiện các phương án, tư vấn cho các nhà quản trị lựa chọn phương án tối ưu nhất và đưa ra quyết định phù hợp nhất.

2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ TÌNH GIÁ THÁNH SẢN PHẨM VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỐT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.3.1. Một số kinh nghiệm KTQT của một số nước trên thế giới

Cùng với những thăng trầm của nên kinh tế, kế toán cũng đã được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn và đã có nhiều thay đổi để phù hợp với sự phát triển của nên sản xuất xã hội. Một trong những thay đổi được coi là bước ngoặt đó là sự phân tách giữa KTTC và KTQT. Trong quá trình đó, KTQT thực sự đã phát huy được vai trò to lớn của mình và dần trở thành bộ phận quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Quá trình hình thành và phát triển của KTQT ở các nước đều gắn liền với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, đều mang trọng tâm là giải quyết các vấn đề quản trị doanh nghiệp. Song ở mỗi nước vào mỗi thời kỳ lại có nhwungx quan điểm khác nhau. Có thể khái quát sự khác nhau đó qua một số mô hình như sau:

Mô hình kết hợp: Mô hình này rói lên rằng, KTQT kết hợp với KTTC cùng sử dụng một chế độ kế toán thống nhất, một hệ thống tài khoản chi tiết, các loại sổ sách và các báo cáo giống nhau. Tuy nhiên hoạt động trong cùng một bộ máy nhưu vậy, để mỗi loại kế toán có thể độc lập phát huy được chức năng của mình thì ngay trong việc tổ chức cũng đã có sự phân chia cụ thể. KTTC sử dụng các tài khoản kế toán tổng hợp, hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính, còn KTQT đi sâu vào các tài khoản chi tiết, sử dụng báo cáo KTQT cung cấp thông tin theo từng bộ phận, từng tình huống ra quyết định và được linh hoạt theo yêu cầu của quản lý.

Mô hình tách rời: Theo mô hình này thì KTTC và KTQT hoạt động độc lập với nhau. KTQT được tổ chức thành một bộ phận riêng biệt, tách rời với KTTC cả về hệ tống tài khoản, sổ sách kế toán và các báo cáo kế toán. KTTC thu thập, xử lý, lập các báo cáo tài chính phục vụ sự quan tâm của cá đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, còn KTQT cung cấp thông tin, cho đối tượng bên trong doanh nghiệp, phục vụ cho mục tiêu quản trị.

Hai mô hình trên cho thấy mặc dù kế toán đã có sự phân chia song KTTC và KTQT vẫn tồn tại song song với nhau và KTQT đang dần phát huy vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý và kiểm soát chi phí. KTQT sử dụng thông tin do KTTC cung cấp đồng thời thu thập thông tin liên quan tới tương lai một cách cụ thể và chi tiết nhằm thực hiện chức năng quản lý. Ở các nước như Mỹ, Pháp nơi có hệ thống kế toán phát triển và tương đối hoàn chỉnh thì kế toán đều nhấn mạnh đến tính linh hoạt, kịp thời trong việc xác định chi phí, không bị rang buộc bởi các quy định, pháp lý mà thể hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp là đạt được lợi nhuận cao nhất.

Ở mỗi nước, do có sự khác nhau về kinh tế và tài chính nên việc áp dụng theo mô hình nào tùy thuộc vào điều kiện thực tế của nước đó. Song qua thực tế áp dụng hai mô hình trên ở một số nước trên thế giới mà tiêu biểu là Mỹ và Pháp, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

+ Mô hình kết hợp có ưu điểm: Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý tổng hợp do KTTC đảm nhiệm và quản lý chi tiết theo từng tiêu chỉ tiêu do KTQT phụ trách.

- Việc phân công trách nhiệm cho từng người được thực hiện dễ dàng đơn giản và tạo điều kiện kiểm soát được khối lượng công việc của từng nhân viên trong phòng kế toán.

- Quá trình thu thập và xử lý thông tin được kế toán tiến hành nhanh chóng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng máy tính trong quá trình làm việc, tiết kiệm công sức và thời gian cho kế toán.

Tuy nhiên mô hình này có nhược điểm là không tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên môn hóa giữa KTTC và KTQT, không phát huy được chức năng của từng loại kế toán đó. Từ đó hạn chế đến công tác quản lý nội bộ.

+ Mô hình tách rời: mô hình này khắc phục được nhược điểm của mô hình kết hợp, tạo điều kiện phát huy vai trò của KTTC và KTQT trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm sau:

- Do KTTC và KTQT hoạt động độc lập nên không có sự kết hợp chặt chẽ giữa việc quản lý tổng hợp và quản lý cụ thể.

- Do có sự luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận nên làm giảm thời gian thu nhận và xử lý các thông tin.

2.3.2. Kinh nghiệm KTQT chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần may 10

Có thể thấy Công ty cổ phần may 10 là Công ty sản xuất hàng may mặc có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có những đóng góp quan trọng về giá trị kinh tế rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam . Do vậy, nhà quản trị phải cần nhiều nguồn thông tin từ các bộ phận khác nhau để phục vụ cho việc quản lý. Các thông tin đó cần phải được trình bày trong hệ thống báo cáo KTQT.

Công ty đã sử dụng mẫu báo cáo phục vụ trong KTQT như: Báo cáo tình hình sử dụng vật liệu, báo cáo về chi phí nhân công trực tiếp, báo cáo phân tích giá thành sản phẩm, dự toán về doanh thu và sản lượng tiêu thụ… đã đáp ứng được phần nào thông tin cho nhà quản trị trong việc quản trị tại DN. Cụ thể:

- Báo cáo dự toán: Lập báo cáo dự toán doanh thu, chi phí. Đối với dự toán doanh thu thì căn cứ vào số lượng tiêu thụ kế hoạch, đơn giá bán; đối với dự toán chi phí thì lập dự toán sản xuất, dự toán chi phí lương, tài chính... Như để lập dự toán chi phí nguyên vật liệu thì cần căn cứ vào số lượng và đơn giá.

- Báo cáo thực hiện: chủ yếu là các báo cáo chi tiết như báo cáo tình hình thực hiện doanh thu, chi phí, báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu...

- Báo cáo kiểm soát: Các báo cáo kiểm soát tại Công ty chủ yếu là các sổ chi tiết doanh thu, chi phí, căn cứ vào báo cáo dự toán để đánh giá kết quả thực hiện có đạt được kế hoạch hay không, để đánh giá trách nhiệm của các bộ phận này, tại công ty đã quy trình kiểm soát chi phí nguyên vật liệu.

2.3.3. Bài học kinh nghiệm vận dụng vào Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công

Nghiên cứu mô hình tổ chức kế toán quản trị ở một số nước có nền kinh tế phát triển sẽ giúp Công ty học hỏi, tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí đối với Công ty. Những bài học kinh nghiệm đó là:

Công ty nên tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo mô hình của Mỹ, nghĩa là kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng bộ máy kế toán nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, phù hợp với trình độ kế toán của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước.

- Kế toán quản trị nên sử dụng tài khoản của kế toán tài chính nhưng mở chi tiết theo yêu cầu quản lý và các báo cáo bộ phận để thu thập, xử lý thông tin một cách kịp thời phục vụ cho quá trình ra các quyết định kinh doanh.

Mỗi phần hành kế toán nên phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của mỗi cá nhân, đồng thời tránh chồng chéo trong quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp.

- Chi phí sản xuất cần phải phân loại một cách rõ ràng, đầy đủ, theo nhiều tiêu thức khác nhau để phản ánh và nắm rõ được đầy đủ tất cả các khoản chi phí phát sinh từ đó giúp cho các nhà quản trị quản lý chi phí một cách chặt chẽ.

- Nghiên cứu ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận để đưa ra các quyết định số sản phẩm cần sản xuất và tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ trong các điều kiện khả năng sẵn có của Công ty để đạt được mức lợi nhuận thuần như dự kiến. Từ đó có căn cứ định giá bán cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường và khai thác tối đa tiềm năng của Công ty.

- Chú trọng đến việc xây dựng củng cố và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán quá trình sản xuất kinh doanh một cách khoa học, hợp lý. Đặc biệt chú trọng đến phân tích kết quả hoạt động trong mối quan hệ với chi

phí bỏ ra, tìm ra nguyên nhân của mọi sai lệch, chỉ ra bộ phận chịu trách nhiệm để có giải pháp điều chỉnh hợp lý, kịp thời.

Tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của các nước có nền kinh tế phát triển sẽ giúp Công ty xây dựng, củng cố và hoàn thiện công tác kế toán quản trị, đặc biệt là công tác kế toán quản trị chi phí một cách khoa học, hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế của Công ty trong quá trình hội nhập và phát triển.

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công khẩu Thành Công

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công Tên giao dịch: THACOTEXCO.LTD

Giám đốc: Trần Xuân Ứng

Địa chỉ: phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình Điện thoại: 02273.733612 Fax: 02273.728999

Mã số thuế: 1000217967 Ngày hoạt động: 14/08/1998

Ngày cấp phép kinh doanh: 11/08/1998 Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH + Quy mô vốn: 50.000.000.000 đồng + Số lao động: 603

- Hình thức hoạt động: Sản xuất kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sợi bông, sản phẩm khăn mặt.

Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công chuyên kinh doanh và sản xuất các mặt hàng về sợi bông và sản phẩm khăn mặt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước và xuất khẩu một số nước trên thế giới như: Hàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 34 - 43)