Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 43 - 46)

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

- Giám đốc Công ty: là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm với nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và công nhân viên của công ty đồng thời lập chương trình kế hoạch sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển của Công ty.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động theo quy định.

Chỉ đạo các mặt sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức lao động, ký kết và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng sản xuất, mua bán vật tư, dịch vụ… Thực hiện yêu cầu bảo toàn và phát triển vốn trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Giám đốc Phó Giám đốc Chi nhánh Hưng Hà Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Phòng quản lý chất lượng Tổ nhuộm Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 Phân xưởng 4

Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin, các nội quy, quy trình sản xuất an toàn lao động.

- Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

- Phòng kế hoạch: Căn cứ vào kế hoạch của khách hàng, tiệp nhận chứng từ, tài liệu kỹ thuật, vật tư, xây dựng kế hoạch sản xuất, giao kế hoạch sản xuất cho các phòng ban. Theo dõi, kiểm tra tổng hợp tình hình thực hiện tiến độ kế hoạch sản xuất hàng ngày. Liên hệ với khách hàng tình hình vật tư, sản lượng tăng giảm, thời gian kiểm hàng, thời gian giao hàng đúng kế hoạch.

- Chi nhánh Hưng Hà: Trưởng chi nhánh Hưng Hà là người thay mặt cho Giám đốc quản lý về mặt sản xuất kinh doanh của chi nhánh, thực hiện việc sản xuất các loại mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng. Hàng tháng lập báo cáo thống kê về số lượng hàng sản xuất được.

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch và điều độ sản xuất, tìm thị trường mua các yếu tố đầu vào, bán các yếu tố đầu ra ở trong và ngoài nước. Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra, phòng đề ra các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với nguồn lực của Công ty. Phân bổ kế hoạch hàng tháng, hàng quý cho các phòng ban. Thực hiện điều độ sản xuất, phối hợp hoạt động của các đơn vị. Khai thác, tiếp nhận, quản lý, cấp phát vật tư, nguyên liệu chính xác kịp thời phục vụ sản xuất. Thanh lý, quyết toán hợp đồng kinh tế, vật tư, nguyên phụ liệu với khách hàng trong và ngoài nước. Tổ chức tiêu thụ như giao hàng gia công, bán hàng sản xuất và các dịch vụ khác. Lập báo cáo thông kê theo kế hoạch quy định. Mở tài khoản xuất khẩu, nhập khẩu. Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu. Thanh khoản hợp đồng với cơ quan hải quan.

- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc công ty về tổ chức bộ máy và bố trí nhân sự. Quản lý hồ sơ, lý lịch của công nhân viên, giải quyết một số thủ tục về chế độ tuyển dụng, nghỉ hưu, thôi việc.

- Phòng kế toán: Hách toán kế toán, thông kê, thu thập, ghi chép chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày để phản ánh tình hình biến

động vật tư, hàng hóa, tài sản, tiền vốn của Công ty. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, thu chi tài chính của Công ty. Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kế toán thông kê của Công ty. Phân tích hoạt động kinh tế giúp lãnh đạo đề ra các giải pháp có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

- Phòng kỹ thuật: Căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch sản xuất của Công ty, căn cứ vào tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu của khách hàng tổ chức sản xuất theo định mức nguyên vật liệu. Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi và yêu cầu người lao động thực hiện đúng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất từ khâu dệt, nhuộm, cắt và may đến đóng gói. Phối hợp với khách hàng, các phòng ban chuyên môn để giải quyết, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh thuộc lĩnh vực sản xuất. Nghiên cứu ứng dụng cải tiến sản xuất.

- Phòng quản lý chất lượng: Giám sát, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu chất lượng ở tất cả mọi khâu của quá trình chuẩn bị sản xuất nhằm mục đích ngăn ngừa sản phẩm hàng hóa không đủ tiêu chuẩn chất lượng đến tay khách hàng, phát hiện các sai sót, sản phẩm bị lỗi, xác định nguyên nhân và quy rõ trách nhiệm. Tham mưu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)