III Chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng
2 CN KH ểm đi hấm nc ng t thô sửa nh Chỉ •
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định KHCN:
trong quá trình quản lý tín dụng cần nghiên cứu ban hành cẩm nang về tín dụng KHCN trong đó nêu ra những bài học rủi ro tín dụng của chi nhánh qua các thời kỳ, nguyên nhân gây ra rủi ro cũng như cách thức xử lý rủi ro để các cán bộ mới có thể học tập và đúc rút kinh nghiệm riêng cho bản thân tránh mắc sai lầm.
Đối với triển khai các bước của quy trình nghiệp vụ cho vay, Ban giám đốc chi nhánh cần quan tâm chú trọng từng khâu, từng bước, cụ thể cần bắt đầu từ việc thu thập thông tin KHCN, thẩm định xét duyệt khoản vay đến khâu giải ngân, giám sát và thu hồi nợ. Trong từng khâu của quy trình cần phải thực hiện những nội dung kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, các bước cần tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay mà những điểm chính là khâu thẩm định mặt hiệu quả tài chính của món vay, kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn trong quá trình vay của khách hàng. Mức độ chính xác trong các khâu thẩm định, kiểm tra, kiểm soát càng cao thì khả năng thu hồi vốn của chi nhánh càng lớn. Điều này đảm bảo chất lượng tín dụng của chi nhánh và hạn chế RRTD cho vay KHCN đối với Chi nhánh.”
Để đảm bảo việc thẩm định có chất lượng và giảm thiểu rủi ro sau khi ra quyết định cấp tín dụng thì chi nhánh cần áp dụng một số giải pháp sau:
+ Theo dõi cảnh báo về các ngành hàng đang tiềm ẩn RR, tìm hiểu kĩ về ngành nghề, lĩnh vực, chu kì KD, xu hướng phát triển trong tương lai ngành nghề hoạt động của hộ KD mà chi nhánh thẩm định để có thể lượng hóa được RRTD từ đó có biện pháp giám sát khoản vay để có ứng xử hợp những tồn tại và bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác tín dụng trong thời gian đã qua, từ đó có thể nhận dạng các dấu hiệu RRTD.
+ Không ngừng nâng cao chất lượng hướng dẫn thẩm định phương án, dự án KD theo hướng càng chi tiết càng tốt, để chất lượng thẩm định được đồng bộ, tránh sự chênh lệch cao về trình độ giữa các cán bộ thẩm định.
+ Cần hết sức thận trọng trong việc nhận TSBĐ hình thành từ vốn vay, đặc biệt tài sản là phương tiện vận tải bộ, vận tải thuỷ, máy móc thi công trong xây dựng cơ bản vì rất khó khăn trong quá trình quản lý, giám sát TSBĐ. Việc nhận thế chấp kho hàng hoá chỉ được thực hiện khi chi nhánh quản lý được kho hàng thế
chấp. Việc lựa chọn TSBĐ tại đơn vị cũng cần được cải tiến hơn, đảm bảo đó phải là những tài sản có tính thị trường, dễ mua bán và chuyển nhượng. Không nên chỉ chú trọng vào TSBĐ trong quá trình phân tích mà cần phải phối hợp đánh giá TSBĐ với việc xem xét tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính cũng như tư cách của KHCN. Bởi trên thực tế khi xảy ra rủi ro thì việc xử lý tài sản cũng sẽ mất nhiều thời gian và chủ yếu xử lý được nếu có sự hợp tác của khách hàng.
+ Trong điều kiện có thể, cần hình thành những nhóm cán bộ tín dụng cộng tác theo lĩnh vực mà chi nhánh thường cho vay vì thực tế không phải cán bộ thẩm định nào cũng có thể am hiểu mọi lĩnh vực kinh doanh. Do vậy, việc phân nhóm như trên sẽ giúp cán bộ thẩm định có điều kiện chuyên sâu hơn nghiệp vụ thẩm định của mình.
Đánh giá KHCN và xếp hạng tín dụng là khâu trọng yếu quyết định kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, ngoài ra là một căn cứ quan trọng để Chi nhánh lựa chọn KHCN có chất lượng tín dụng cao, từ đó xem xét quyết định cấp tín dụng đối với KHCN một cách chính xác để đem lại chất lượng tín dụng cao, theo dõi diễn biến về hạng KHCN để điều chỉnh quan hệ tín dụng cho phù hợp. Vấn đề lớn nhất cần cải thiện trong đánh giá và xếp hạng tín dụng KHCN chính là chất lượng thông tin đưa vào xử lý. Chi nhánh cần đề cao việc thẩm định các thông tin về KHCN nhập vào hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng KHCN. Đặc biệt, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt quy định và hướng dẫn của Trụ sở chính về sử dụng các ứng dụng xếp hạng KHCN, cần lưu ý kết quả xếp hạng cho dù như thế nào cũng chỉ có giá trị tham khảo, do vậy, kết quả chấm điểm và xếp hạng rất cần kết hợp với các phân tích, trao đổi mang tính chất chuyên gia của các nhóm cán bộ tín dụng. Các cán bộ tín dụng KHCN cần xây dựng mối quan hệ đa chiều để có thể tiếp nhận đồng thời kiểm tra, đánh giá lại các thông tin do KHCN cung cấp. Đặc biệt là các thông tin liên quan đến quan hệ xã hội, lối sống, các diễn biến phức tạp liên quan tới công việc, đời sống, quan hệ xã hội, việc làm, thu nhập,… của các KHCN vay tiêu dùng, hay các thông tin liên quan tới tình hình kinh doanh, tình trạng pháp lý, mối quan hệ bạn hàng, đối tác, vay mượn lẫn nhau,… của các KHCN là hộ KD.
Chi nhánh cũng có thể cân nhắc huấn luyện cán bộ tín dụng về việc khai thác các mạng kết nối thông tin, ví dụ như khai thác thông tin trên trạng mạng xã hộimà KHCN tham gia, khai thác thông tin từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, khai thác thông tin từ các doanh nghiệp nơi KHCN làm việc,… để có thể có những thông tin đưa vào chấm điểm và đánh giá vừa đủ hạng mục theo yêu cầu và hướng dẫn cua Trụ sở chính, vừa đảm bảo tính chính xác, tính cập nhật không chỉ tại thời điểm đánh giá chất lượng tín dụng và chấm điểm, xếp hạng tín dụng KHCN, mà còn tại các thời điểm tái đánh giá theo quy định, tại các thời điểm gia hạn tín dụng, tái gia hạn,… và cả những thời điểm mà cán bộ tín dụng theo dõi và ghi nhận thấy cần tái đánh giá, ví dụ như khi thị trường bất động sản có biến động bất thường mà KHCN vay lại hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, hay khi có những biến cố rủi ro đe dọa thu nhập của KHCN quan trọng hoặc nhóm KHCN. Cần chú ý rằng, việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng KHCN cho dù dựa trên một hệ thống chỉ tiêu hợp lý và giải pháp công nghệ tốt, cũng chỉ có ý nghĩa khi các thông tin đưa vào đánh giá đảm bảo tính chính xác,trung thực, đầy đủ và cập nhật.
Thông tin phục vụ hoạt động cho vay phải chính xác, đầy đủ và kịp thời, tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng phân tích khách hàng và có quyết định cho vay đúng đắn. Vì vậy việc thu thập thông tin đánh giá khách hàng phải thường xuyên và liên tục.Chi nhánh cần đốc thúc cán bộ thường xuyên phỏng vấn khách hàng, nâng cao khả năng nhạy bén và phán đoán khi trò chuyện với khách hàng, để biết được tính trung thực của tài liệu mà khách hàng cung cấp. Để tăng cường lượng thông tin, cán bộ tín dụng phải có sự nghi ngờ tương đối và kỹ năng đặt câu hỏi khá tốt làm sao có thể khai thác thông tin hiệu quả mà vẫn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp.
Bên cạnh nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ Ngân hàng cần nâng cao kỹ năng thu thập thông tin về tư cách người vay, tình hình nhân sự, người lãnh đạo của DN; về thị trường, sản phẩm kinh doanh của khách hàng để có thể dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm. Cần tăng cường thông tin từ các nguồn trung gian như từ bạn hàng hoặc chủ nợ khác của DN; từ các Ngân hàng khác trên địa bàn; thông qua cơ quan thuế ; qua trung tâm thông tin tín dụng của NHNN
(CIC); qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình, internet.v.v.
Ngoài việc thu thập và xử lý thông tin, việc quản lý thông tin khách hàng là vô cùng quan trọng trong quản lý hoạt động tín dụng KHCN. Việc xây dựng và vận hành hệ thống thông tin khách hàng tốt sẽ giúp các CBTD có đầy đủ thông tin để cải thiện việc ra quyết định trong hoạt động tín dụng, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Chi nhánh cần liên tục cập nhật cơ sở dữ liệu các KHCN hiện tại và các KHCN mới tiếp cận, trong đó cần chú trọng các thông tin về pháp lý , tình hình kinh doanh và tình hình tài chính cập nhật. Đồng thời nguồn dữ liệu này cũng bao gồm cả các KHCN chi nhánh đã tiếp cận nhưng không quyết định cấp tín dụng. Từ nguồn dữ liệu này, các cán bộ tín dụng sẽ có cơ sở để khai thác và đánh giá khách hàng, đặc biệt là các cán bộ mới sẽ không mất thời gian trong việc tiếp thị và phân tích trùng lặp khách hàng không đủ điều kiện vay vốn tại chi nhánh.”