Các yếu tố thuộc cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 67 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

4.2.2. Các yếu tố thuộc cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

4.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý và năng lực cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch

Một là, về tổ chức bộ máy, mọi hoạt động du lịch nói chung được đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của Ủy ban nhân dân, trực tiếp quản lý là Phòng Văn hóa và thông tin, cán bộ quản lý nhà nước về du lịch thì từ năm 2016 đến nay, lĩnh vực này được giao cho 01 đồng chí có trình độ đại học chuyên ngành quản trị du lịch phụ trách.

Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch huyện Cao Phong

Hai là, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, cá nhân quản lý Nhà nước về lĩnh vực du lịch. Theo đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện, công tác lãnh đạo, quản lý du lịch của huyện Cao Phong trong thời gian qua về

Chủ tịch UBND huyện

PCT huyện

phụ trách văn hóa, xã hội, y tế

PCT huyện phụ trách kinh tế Phòng VHTT Trưởng phòng VHTT

Phó Trưởng phòng (thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công)

Chuyên viên phụ trách mảng gia

đình, thể thao

Chuyên viên phụ trách CNTT, băng zôn, quảng cáo

Kế toán Chuyên viên phụ trách

mảng du lịch, lễ hội, di tích, quản lý văn hóa, kiêm

thủ quỹ

Chuyên viên phụ trách phong trào TDĐKXDĐSVH, tổng hợp và văn thư

cơ bản đạt được mức độ khá (20% cán bộ huyện được khảo sát đánh giá tốt; 60% đánh giá khá và 20% đánh giá ở mức trung bình; đối với cán bộ xã thì 53% đánh giá khá và 47% đánh giá trung bình). Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho người dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, mặc dù đã được các cấp chính quyền quan tâm, thực hiện khá tích cực, song hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay.

Việc cụ thể hóa và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để quản lý, điều hành hoạt động du lịch có lúc còn chậm, nội dung chưa sát hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch và chưa thực sự thu hút mạnh các đơn vị, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch.

Bảng 4.11. Thống kê, đánh giá mức độ của dịch vụ công phục vụ du lịch

STT Nội dung

KẾT QUẢ (N = 10)

Tốt Khá TB Kém

SL % SL % SL % SL %

1 Công tác an ninh, trật tự, an toàn

giao thông, an toàn xã hội 8 80 - 0 - 0 - 0 2 Công tác xây dựng quy hoạch, kế

hoạch 10 100 - 0 - 0 - 0

3 Công tác quản lý quy hoạch, kế

hoạch phát triển du lịch 10 100 - 0 - 0 - 0 4 Công tác đầu tư, xây dựng cơ sở

vật chất - kỹ thuật du lịch 10 100 - 0 - 0 - 0 5 Công tác quản lý , phát triển các

tuor, tuyến du lịch 9 90 - 0 - 0 - 0 6 Công tác quảng bá, xây dựng

thương hiệu 9 90 - 0 - 0 - 0

7 Xử lý các đơn vị kinh doanh vi

phạm các quy định 10 100 - 0 - 0 - 0

8

Đầu tư lắp đặt hệ thống thông tin, truyền thanh để thông báo các tình huống khẩn cấp cho khách du lịch

8 80 2 20 - 0 - 0

9 Hệ thống xử lý các tình huống khẩn

cấp tại các điểm, tuyến du lịch 9 90 1 10 - 0 - 0

10

Cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực du lịch

10 100 - 0 - 0 - 0

Việc cung cấp các dịch vụ công liên quan đến lĩnh vực du lịch đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của du lịch, đặc biệt là các lĩnh vực: xây dựng quy hoạch, kế hoạch; đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; xử lý các đơn vị kinh doanh vi phạm các quy định; cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực du lịch… Tuy nhiên, cũng còn có một số lĩnh vực cần tiếp tục nâng cao chất lượng, như: công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn xã hội; công tác quản lý, phát triển các tuor, các tuyến du lịch; việc đầu tư lắp đặt các hệ thống thông tin, truyền thanh để cảnh báo các tình huống khẩn cấp cho khách du lịch, hệ thống xử lý các tình huống khẩn cấp tại các điểm, các tuyến du lịch.

Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương khác trong tỉnh, trong nước và nước ngoài tuy được thực hiện, nhưng nhìn chung, mới dừng lại ở khâu ký kết, thỏa thuận và hoàn thiện các văn bản về hợp tác. Chính quyền chưa thực sự trở thành trung tâm gắn kết giữa các doanh nghiệp trên địa bàn với thị trường trong và ngoài tỉnh. Cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của địa phương chưa thực sự trở thành “đầu nối” của việc tổ chức, thiết lập các điểm thông tin để các doanh nghiệp lựa chọn đối tác để liên doanh, liên kết…

4.2.2.2. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch

Một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý nhà nước về du lịch, đó là, quyền hạn, trách nhiệm cũng như lợi ích của các cấp, các ngành trong việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của nhà nước về phát triển du lịch vào điều kiện cụ thể của các địa phương, đơn vị cũng như việc ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đó chưa được làm rõ. Ở một góc độ khác, việc phân định rõ ràng trách nhiệm và lợi ích của các cấp địa phương và cộng đồng dân cư trong quản lý các hoạt động du lịch tại các điểm, các khu du lịch chưa rõ ràng, chẳng hạn như vấn đề quản lý bến cảng du lịch tại Thung Nai, Bình Thanh… Công tác quản lý cán bộ, quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực du lịch tuy có được quan tâm nhưng chưa thường xuyên; chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ cán bộ, chính sách thu hút nhân tài chậm được ban hành hoặc chưa được chú trọng thực hiện.

Mặc dù trong những năm qua, những công trình hạ tầng phục vụ du lịch như giao thông, điện, nước, bưu chính - viễn thông, thoát nước và về sinh môi trường đã được đầu tư, đáp ứng khá tốt nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên,

hiện các hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch đã có hiện tượng xuống cấp, không phát triển kịp theo nhu cầu ngày càng cao của phát triển du lịch hiện đại. Theo khảo sát, một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng của du lịch của huyện Cao Phong chưa tương xứng với tiềm năng là do những hạn chế trong lĩnh vực hạ tầng du lịch, đặc biệt là trong lĩnh vực lưu trú và các công trình phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí. Các cơ sở lưu trú (nhà nghỉ) hiện tại của huyện chủ yếu là do tư nhân đầu tư với nguồn vốn nhỏ, thiếu đồng bộ, Tất cả các nhà nghỉ được điều tra ngẫu nhiên thì đều không có các phòng VIP, suite, superior, deluxe, connecting room… và tất cả các phòng hiện có đều không đạt mức tiêu chuẩn (standar). Các cơ sở lưu trú cũng thiếu hẳn các không gian để có thể tổ chức các hội thảo, hội nghị; nếu có cũng không đạt được tiêu chuẩn cần thiết để tổ chức các hoạt động có tính chuyên nghiệp cao. Hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch hiện nay vẫn chỉ chủ yếu là kết hợp giữa cho thuê phòng nghỉ với hàng ăn, giặt là, cà phê, giải khát… chưa có cơ sở nào gắn với hoạt động kinh doanh vui chơi, giải trí.

Điều này diễn ra là do, nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư và hỗ trợ kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch còn thấp, trong khi đó việc phân bổ vẫn còn thiếu tập trung, dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, nhỏ lẻ, các dự án đầu tư bị chậm tiến độ. Điều này, cùng với việc thiếu cương quyết trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho hoạt động đầu tư và những bất cập về thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói chung, hoạt động du lịch nói riêng đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thu hút đầu tư.

Khi các công trình hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách sẽ không giữ chân được du khách tại địa phương, hoặc đến du lịch tại Cao Phong nhiều lần. Điều này có thể thấy qua thống kê, chỉ có khoảng 18% du khách đến với Cao Phong lần thứ 3 và 7% khách đến trên 4 lần, Du khách đến với Cao Phong chủ yếu trong thời gian 01 đến 02 ngày (chiếm 70% lượng du khách khảo sát), chỉ có khoảng 13% du khách ở lại Cao Phong trên 3 ngày. 60% du khách được hỏi sẽ chắc chắn quay lại Cao Phong, trong khi đó vẫn còn 37% không chắc chắn và 3% du khách sẽ không trở lại.

Dịch vụ du lịch không phong phú, cùng với hạ tầng đáp ứng nhu cầu du khác ở mức khá nên du lịch Cao Phong chỉ thu hút được du khách vào một số thời điểm nhất định trong năm, như: cuối năm (40% du khách được khảo sát), khi có các lễ hội (32% du khách được khảo sát) hoặc vào vụ cam (33% du khách được khảo sát).

Bảng 4.12. Thời điểm du khách thường đến du lịch tại Cao Phong

Thời điểm SL (người) Tỉ lệ (%)

Cuối tuần 10 17 Đầu năm 10 17 Cuối năm 24 40 Vụ Cam 20 33 Tết 10 17 Dịp lễ 10 17 Nghỉ hè 6 10 Có các sự kiện về du lịch, lễ hội 19 32 Tổng số khảo sát 60 100

Nguồn: Điều tra, khảo sát du khách (2018)

Bảng 4.13. Đánh giá của du khách về các mặt dịch vụ của huyện

(N = 60) Các mặt dịch vụ Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu SL (Người) Tỉ lệ (%) SL (Người) Tỉ lệ (%) SL (Người) Tỉ lệ (%) SL (Người) Tỉ lệ (%) SL (Người) Tỉ lệ (%) Dịch vụ lưu trú 0 0 45 75 10 17 5 8 Dịch vụ ăn uống 0 8 13 37 62 7 12 8 13 Phương tiện di chuyển 0 16 27 25 42 13 22 6 10 Thái độ và phong cách phục vụ 0 18 30 18 30 22 37 2 3 Khả năng của hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ 0 5 8 34 57 17 28 4 7 Cảnh quan 11 18 34 57 10 17 4 7 1 2

Bảo tồn văn hóa 12 20 31 52 12 20 5 8 0 0

Môi trường 10 17 15 25 30 50 4 7 1 2

4.2.3. Các yếu tố thuộc các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động du lịch

Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ huyện về chất lượng một số mặt hoạt động du lịch trên địa bàn huyện

STT Nội dung

Kết quả (N = 10)

Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL %

1

Công tác lãnh đạo, quản lý du lịch tại địa phương trong thời gian qua

2 20 6 60 2 20 0 0

2 Chất lượng dịch vụ du lịch

trên địa bàn huyện hiện nay 1 10 8 80 1 10 0 0

3

Khả năng của hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ có đáp ứng mong muốn của khách du lịch

3 30 5 50 2 20 0 0

Nguồn: Kết quả khảo sát, điều tra cán bộ huyện (2018)

Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ xã về chất lượng quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn STT NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI (n = 15) Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Công tác lãnh đạo, quản lý du lịch tại địa phương trong thời gian quan như thế nào?

0 0 8 53 7 47 0 0

2 Chất lượng dịch vụ du lịch trên địa

bàn hiện nay như thế nào? 0 0 7 47 6 40 2 13

3

Khả năng của hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ có đáp ứng mong muốn của khách du lịch?

0 0 0 0 8 53 7 47

4

Chất lượng dịch vụ (ăn uống, lưu trú, giải trí…) của các gia đình tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn?

0 0 0 0 8 53 7 47

Đối với lĩnh vực dịch vụ du lịch, theo đánh giá chung của các đối tượng khảo sát mới chỉ đạt mức độ trung bình khá (theo đánh giá của đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện 80% đánh giá khá; 10% đánh giá trung bình và chỉ 10% đánh giá tốt)... Thậm chí một số dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch như ăn uống, lưu trú, giải trí… của các gia đình tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn còn ở mức thấp (53% cán bộ xã được khảo sát đánh giá ở mức trung bình và 47% đánh giá ở mức độ yếu).

Bảng 4.16. Thống kê nguồn thông tin mà du khách biết đến du lịch Cao Phong Cao Phong

Nguồn thông tin SL (N = 60) Tỉ lệ (%)

Lữ hành 20 33 Sách, báo, tạp chí 18 30 Internet 25 42 Bạn bè, người thân 50 83 Sách hướng dẫn du lịch 15 25 Khác 5 8

Nguồn: Điều tra, khảo sát du khách (2018) Trên địa bàn huyện hiện nay chưa có một công ty lữ hành chuyên nghiệp nào hoạt động. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu; hình thức quảng bá kém hấp dẫn; diện quảng bá hẹp, nguồn thông tin mà du khách biết đến Cao Phong chủ yếu thông qua bạn bè, người thân (chiếm 83% du khách được hỏi) hoặc thông qua internet (42% du khách được hỏi), các kênh thông tin khác du khách biết đến là các công ty lữ hành (33%), sách, báo, tạp chí (30%), sách hướng dẫn du lịch (25%). Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thông qua việc tổ chức hội thảo, đoàn công tác kết hợp tham quan trao đổi kinh nghiệm chưa được thực hiện thường xuyên, nếu có cũng mới chỉ ở quy mô nhỏ, lượng tham gia không nhiều…

Bảng 4.17. Đánh giá chất lượng các sản phẩm du lịch du khách đã trải nghiệm (N = 60) (N = 60) Các loại sản phẩm đã trải nghiệm Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu SL (Người) Tỉ lệ (%) SL (Người) Tỉ lệ (%) SL (Người) Tỉ lệ (%) SL (Người) Tỉ lệ (%) SL (Người) Tỉ lệ (%)

Du lịch tìm hiểu văn hóa 15 25 37 62 6 10 2 3 0

Thắng cảnh 8 13 25 42 23 38 4 7 0

Du lịch tâm linh 18 30 36 60 6 10 0 0

Du lịch sinh thái 16 27 20 33 22 37 2 3 0

Ẩm thực và trải nghiệm các

hoạt động 6 10 3 5 30 50 17 28 4 7

Nguồn: Điều tra, khảo sát du khách đến với Cao Phong, (2018)

Theo đánh giá của các đối tượng khảo sát, hiện nay hoạt động du lịch của Cao Phong chưa thực sự mang tính chuyên nghiệp, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu. Sức thu hút khách đến du lịch tại huyện chủ yếu dựa trên các yếu tố như: bản sắc văn hóa, cảnh quan môi trường. Loại hình du lịch được du khách đánh giá khá cao là du lịch tâm linh (30%), du lịch sinh thái (27%) và du lịch tìm hiểu văn hóa (25%)…

Nhìn chung các đơn vị kinh doanh du lịch của huyện vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu các dịch vụ đồng bộ trong phát triển du lịch, đặc biệt là các dịch vụ vui chơi, giải trí; thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các cảnh quan, tài nguyên du lịch, như các hoạt động thể thao, các hoạt động trải nghiệm…

Có thể thấy, một phần do công tác quảng bá, còn phần lớn chính là do sức hút của các sản phẩm du lịch của địa phương nên lượng khách đến với Cao Phong trong những năm gần đây chưa cao, đối tượng khách chưa đa dạng, phạm vi khách chưa rộng. Khách đến với du lịch Cao Phong trong những năm qua chủ yếu là khách nội tỉnh với tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân hàng năm khoảng 4%; khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 67 - 77)