3.2.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận chủ thể quản lý: cơ quan, cán bộ nhà nước quản lý lĩnh vực du lịch. - Tiếp cận khách thể quản lý nhà nước về du lịch: các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động du lịch; các địa danh liên quan đến hoạt động du lịch; hạ tầng du lịch; đầu tư du lịch…
- Tiếp cận có sự tham gia: du khách, người dân được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch, người dân trong các khu vực có các hoạt động du lịch…
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu
Sau quá trình khảo sát địa bàn, dự kiến sẽ chọn các điểm du lịch đại diện cho huyện gồm: Khu du lịch Núi Đầu Rồng; Điểm du lịch tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan; Khu du lịch Chùa Khánh; Đền Thác Bờ; Bản Mường Giang Mỗ và Lễ hội cam Cao phong. Những điểm và lễ hội được chọn vì những lý do sau:
Một là, đây là những điểm có tài nguyên du lịch tiêu biểu của huyện, tập trung nhất các hoạt động khai thác và quản lý du lịch.
Hai là, những trọng điểm nhằm khai thác trong quá trình phát triển du lịch của huyện.
Ba là, những điểm, tuyến, hoạt động du lịch này trước đây đã có sự tăng cường quản lý của Nhà nước về phát triển du lịch, nhưng hiện tại đã xuất hiện những bất cập trong quá trình quản lý.
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Tổng hợp số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của huyện.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Trực tiếp thông qua nghiên cứu thực tế các đối tượng điều tra theo phương pháp chọn mẫu đại diện, mẫu điều tra được xác định dựa trên mối tương quan trực tiếp đối với quản lý nhà nước về du lịch, trong đó:
- Các cơ quan quản lý cấp huyện, cấp xã: Chủ thể trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch;
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch: đối tượng của quản lý Nhà nước về du lịch;
- Khách du lịch: tham gia vào các hoạt động, thụ hưởng, sử dụng các sản phẩm du lịch (đánh giá có sự tham gia)
Tổng mẫu được phân bổ như sau:
Đối tượng điều tra Đơn vị
tính điều tra Số mẫu Nội dung điều tra
1. Các cơ quan QLNN cấp huyện
1.1. UBND huyện Người 03 Công tác quản lý quy hoạch và ban hành các văn bản pháp luật QLNN về du lịch
1.2. Các phòng ban liên quan
Người 07 Công tác tổ chức, quản lý, thực hiện kế hoạch phát triển du lịch và kiểm tra chấp hành các quy định về du lịch 2. Các cơ quan
QLNN cấp xã Người 15 Công tác quản lý của địa phương, sự tham gia của chính quyền trong tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch 3. Các tổ chức, cá
nhân kinh doanh du lịch
Đơn vị 15 Sự tham gia quản lý và việc chấp hành pháp luật về tổ chức kinh doanh du lịch tại các địa phương và điểm du lịch 4. Khách du lịch Người 60 Đánh giá của du khách, sự hài lòng của họ khi đến du lịch tại các điểm du lịch của huyện Cao phong
Tổng số mẫu điều tra 100
Các phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia, phương pháp điều tra xã hội học, để thu thâ ̣p thông tin, làm rõ tı̀nh hı̀nh từ các nhà quản lý, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân kinh doanh, các du khách và người dân.
3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu
Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp các số liệu thu thập được và dùng phần mềm EXEL để lập bảng…
3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu về số lượng tuyệt đối, số tương đối (%), số tăng trưởng bình quân để tính toán các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động du lịch qua các năm, như: số khách đến du lịch tại địa phương, thu nhập từ du lịch, cơ cấu thu nhập của du lịch, kết quả thu hút đầu tư vào du lịch của huyện, hiện trạng lao động ngành du lịch...
- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này sử dụng để đánh giá mức thay đổi của các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực hoạt động du lịch qua các năm.
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
- Tài nguyên du lịch: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch: + Quy hoạch không gian du lịch;
+ Phát triển các sản phẩm du lịch; + Các tuyến du lịch.
- Thực trạng du lịch:
+ Thu nhập từ lĩnh vực du lịch; + Cơ cấu thu nhập ngành du lịch; + Hiện trạng cơ sở lưu trú;
+ Lượng vốn đầu tư phát triển du lịch (cơ cấu nguồn và lĩnh vực đầu tư); + Lao động trong ngành du lịch của huyện;
- Quảng bá, xúc tiến du lịch:
+ Sự kiện quảng bá có tầm cỡ trong và ngoài nước; + Số lượng khách hàng biết về thương hiệu du lịch,
+ Số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch được đào tạo hàng năm; + Mức độ đáp ứng nhu cầu của nguồn lực lao động du lịch,
- Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch:
+ Số công trình, di tích, danh thắng được trùng, tôn tạo, bảo vệ; + Môi trường tự nhiên và vệ sinh chung,
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch: + Số lần thanh tra, kiểm tra;
+ Số vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý; + Số tiền xử phạt…
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG BÀN HUYỆN CAO PHONG
4.1.1. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát đến hoạt động du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển thuộc thẩm quyền của địa phương
Trước thực trạng phát triển và vị trí, vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện mới. Luật Du lịch năm 2017 đã được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017. Việc ban hành Luật Du lịch năm 2017 đã thay thế Luật Du lịch năm 2015 với nhiều những quy định mới đã một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với lĩnh vực du lịch. Đặc biệt, với việc ra đời của Luật Du lịch mới đã tạo ra hành lang pháp lý mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của du lịch cả nước theo hướng bền vững và hội nhập. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Luật Du lịch, các cấp ủy Đảng, Chính quyền huyện Cao Phong đã tích cực, chủ động tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống chính trị và đến mọi tầng lớp cư, đặc biệt là các chủ thể tham gia trực tiếp các hoạt động liên quan đến lĩnh vực du lịch của địa phương.
Trong những năm qua, Ban Chỉ đạo du lịch của huyện đã tích cực chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức tốt công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch sôi nổi; Ban Chỉ đạo du lịch huyện đã xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển du lịch huyện từng năm; bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước; quán triệt và thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết về xây dựng và phát triển “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đến toàn thể cán bộ, viên chức trong các xã, thị trấn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện.
Xác định du lịch là một trong những mục tiêu mũi nhọn góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Vì vậy, ngay từ khi thành lập huyện, lĩnh vực du lịch đã được lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc biệt quan tâm. Ngày 28/11/2007, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU về phát triển du lịch, phát triển thể dục thể thao, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng đến năm 2015.
Bảng 4.1. Các loại văn bản đã ban hành quy định về quản lý du lịch và loại hình du lịch tại huyện Cao Phong
Stt Diễn giải Đơn vị
tính Số lượng Tỉ lệ đáp ứng so với nhu cầu (%) 1 Văn bản quy định quản lý du lịch
1.1. Quy định về khai thác các tài nguyên du lịch,
các điểm, tuyến du lịch VB 10 100
1.2. Quy định đối với lĩnh vực lưu trú VB 10 100
1.3. Quy định đối với nhà hàng VB 10 100
1.4. Quy định đối với hoạt động vận chuyển VB 10 100
1.5. Quy định đối với các điểm cung cấp thông tin
về du lịch VB 10 100
1.6. Quy định đối với các hộ kinh doanh du lịch VB 10 100
2 Chủ trương phát triển các loại hình du lịch
2.1. Điểm du lịch tâm linh Điểm 10 100
2.2. Điểm du lịch nghỉ dưỡng Điểm 5 50
2.3. Điểm du lịch sinh thái Điểm 6 60
2.4. Điểm du lịch chữa bệnh Điểm 5 50
2.5. Điểm du lịch cộng đồng Điểm 10 100
2.6. Điểm du lịch văn hóa Điểm 10 100
Nguồn: UBND huyện Cao Phong Xác định rõ phát triển du lịch, thể dục thể thao gắn với việc bảo tồn di sản văn hóa là một trong những mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện trên địa bàn huyện, ngày 23 tháng 6 năm 2015, huyện ủy Cao Phong đã có Báo cáo số 270 - BC/HU về tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội; đưa Cao Phong trở thành huyện phát triển khá của tỉnh (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Cao Phong nhiệm kỳ 2016 - 2020).
Ngày 22/11/2017, Ban Chỉ đạo du lịch huyện đã tham mưu cho Huyện ủy Cao Phong ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về phát triển du lịch huyện Cao Phong giai đoạn 2017 – 2020 và định hướng đến năm 2030. Các nghị quyết trên ra đời đã định hướng rõ ràng cho các hoạt động du lịch của địa phương, tạo điều kiện cho các hoạt động du lịch phát triển thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
lịch của địa phương, Ban Chỉ đạo du lịch huyện đã tham mưu cho huyện xây dựng Đề án phát triển du lịch huyện Cao Phong giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đã được Hội đồng nhân dân huyện thông qua và Ủy ban nhân dân phê duyệt tại Quyết định số 3552/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong về việc phê duyệt Đề án phát triển Du lịch huyện Cao Phong giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số: 79/KH-UBND ngày 23/8/2017 nhằm triển khai thực hiện Đề án với mục tiêu nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao, phát huy tinh thần chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư trong việc tham gia phát triển du lịch huyện Cao Phong. Xây dựng và phát triển huyện Cao Phong là điểm đến thân thiện, an toàn, hấp dẫn khách du lịch; đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường… Nội dung, mục đích, yêu cầu của Đề án đã được tổ chức phổ biến đến các ngành, các cấp, các tổ chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện với nhiều hình thức như: đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp… Năm 2017, nhằm tạo sự thống nhất trong đánh giá điểm đến, Huyện đã triển khai áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch cho các Ban quản lý các khu di tích – danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện. Điều này tạo sức hút đối với các du khách đến với du lịch huyện Cao Phong.
Bảng 4.2. Hiện trạng khách du lịch đến Cao Phong và Hòa Bình giai đoạn 2016 – 2018
Địa danh Đơn vị 2016 2017 2018
Tốc độ tăng trưởng (%/năm)
Cao Phong Lượt khách 260776 310162 341170 0,1447 Hòa Bình Lượt khách 2274624 2570325 3055873 0,1595 Tỷ lệ khách đến
Cao Phong so với Hòa Bình
% 0,11 0,12 0,11
Nguồn: Tổng hợp thống kê, tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu của Thống kê huyện Cao Phong và của tỉnh Hòa Bình (2018)
4.1.2. Công tác xây dựng và công bố các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện lịch trên địa bàn huyện
Cao Phong là vùng đất có lịch sử lâu đời, có bề dày về văn hóa truyền thống, là trung tâm của Mường Thàng - một trong bốn Mường lớn của tỉnh Hòa
Bình. Những di tích văn hóa khảo cổ, hệ thống các di tích lịch sử văn hóa như: Đền, Chùa, Miếu… có mặt ở hầu khắp các xóm, xã của huyện; danh lam thắng cảnh đa dạng, phong phú. Đây là một trong những tiềm năng lớn để quy hoạch phát triển du lịch. Hiện nay trên địa bàn huyện đã hoàn thiện và công bố quy hoạch xây dựng các tuyến, cụm, điểm du lịch:
Bảng 4.3. Kết quả công bố quy hoạch các địa điểm và các tuyến du lịch trên địa bàn huyện Cao Phong
Stt Tên địa bàn Loại hình Điểm nhấn thu hút khách du lịch
1 Thị trấn Cao Phong Tâm linh, sinh thái Quần thể hang động Núi Đầu Rồng; Đền Bồng Lai; Khu vườn cam, mía
2 Yên Thượng Tâm linh, cộng đồng, sinh thái Khu di tích lịch sử chùa Khánh 3 Yên Lập Cộng đồng, văn hóa
4 Dũng Phong Tâm linh, cộng đồng, văn hóa Ngôi mộ cổ; Lễ hội Mường Thàng; Miếu Cả 5 Nam Phong Văn hóa
6 Tây Phong Cộng đồng, văn hóa
7 Tân Phong Tâm linh, văn hóa Di tích lịch sử chùa Quèn Ang 8 Đông Phong Văn hóa
9 Xuân Phong Cộng đồng, văn hóa 10 Thu Phong Tâm linh, văn hóa
11 Bắc Phong Sinh thái, văn hóa Công viên Di sản các nhà khoa học
12 Bình Thanh Cộng đồng, văn hóa Cộng đồng xóm Mỗ ; Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan
13 Thung Nai Tâm linh, cộng đồng, sinh thái, văn hóa Đền Bờ; Lòng hồ Hòa Bình
Nguồn: UBND huyện Cao Phong - Tuyến du lịch Bình Thanh - Thung Nai - Lòng hồ Hòa Bình là một tuyến quan trọng của du lịch huyện Cao Phong và của tỉnh Hòa Bình, với các sản phẩm du lịch: tham quan làng cổ dân tộc (Mường, Dao) với các làng nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm; tham quan Khu di tích lịch sử Văn hóa tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan, Bản Mường Giang Mỗ, Đền Chúa thác Bờ, Du lịch sinh thái hồ Hòa Bình...
- Tuyến du lịch Tân Phong - Dũng Phong - Yên Lập - Yên Thượng: Thăm di tích lịch sử văn hóa Chùa Quoèn Ang, “Vườn hoa Núi Cối”, Khu Mộ cổ xã Dũng Phong, Chùa Khánh xã Yên Thượng; du lịch cộng đồng Bản Mường Yên Thượng, Yên Lập…
- Tuyến du lịch Thị trấn Cao Phong - Xuân Phong gồm: Du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch Hồ Cạn Thượng, làng dân tộc Mường xóm Cạn, xóm Mừng (xã Xuân Phong)…
- Khu di tích Quốc gia Danh lam thắng cảnh Quần thể hang động Núi Đầu Rồng tại Khu 3, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong; Du lịch vườn cam... Quy hoạch Khu trung tâm Thương mại - Du lịch, dịch vụ quần thể hang động Núi Đầu