3.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Huyện Cao Phong có vị trí địa lý, kinh tế tương đối thuận lợi, nằm ở trung tâm tỉnh Hòa Bình, có quốc lộ 6, tỉnh lộ 12B, và tỉnh lộ 435 chạy qua, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố Hòa Bình giao lưu với các tỉnh Tây Bắc, và xa hơn là với Lào và Trung Quốc. Huyện Cao Phong nằm tiếp giáp với hồ Hòa Bình, có hệ thống cảng thủy nội địa trên sông Đà tương đối tốt…, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển cả thủy sản và đẩy mạnh các hoạt động khai thác cảnh quan lòng hồ phục vụ phát triển du lịch. Ngoài ra, với hệ thống cảng thủy nội địa, Cao Phong có điều kiện để lưu thông hàng hóa, phát triển du lịch đường thủy và tăng cường liên kết với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
Huyện Cao Phong chỉ cách trung tâm thành phố Hòa Bình gần 20km, và cách thủ đô Hà Nội chừng 90km; với khoảng cách này, Cao Phong là điểm đến có thể thu hút thị trường khách du lịch đến từ Hà Nội và thành phố Hòa Bình với mục đích du lịch dã ngoài cuối tuần…, và đồng thời cũng là những thị trường tiêu thụ nông, thủy sản lớn của Cao Phong.
Cao Phong có địa hình tương đối phức tạp, độ cao tuyệt đối trên 300m, song huyện lại có ít núi cao. Địa hình có cấu trúc thoai thoải, độ dốc của đồi núi khoảng 10 - 150, hình thành nhiều đồi dạng bát úp, thấp dần từ đông nam xuống tây bắc về phía hạ lưu sông Đà.
Về mặt địa hình, huyện Cao Phong chia làm 3 vùng chính: vùng núi cao phía Tây Nam huyện (hai xã Yên Thượng, Yên Lập), vùng giữa (8 xã và thị trấn Cao Phong) và vùng ven sông Đà và hồ Hòa Bình (hai xã Bình Thanh và Thung Nai).
Về tài nguyên đất:
Với nhiều kiểu địa hình như trên, Cao Phong có điều kiện thuận lợi thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; tuy nhiên, do địa hình đa dạng và phức tạp sẽ gây khó khăn trong việc thiết kế, xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng của các công trình thủy lợi. Ngoài ra, huyện Cao Phong có diện tích kast lớn nên ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Phong
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN (= 1 + 2 + 3) 25600.25 100
1 Đất nông nghiệp 21636.64 84,52
Trong đó:
1.1. Đất trồng lúa, trong đó 1.043,64 4,08
Đất chuyên trồng lúa nước 387,16 1,51
1.2 Đất trồng cây lâu năm 4.868,23 10,50
1.3 Đất rừng phòng hộ 2.688,37 22,35
1.4 Đất rừng đặc dụng 5.721,36
1.5 Đất rừng sản xuất -
1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 7.263,76 28,37
1.7 Đất nông nghiệp còn lại 28,16 0,11
2 Đất phi nông nghiệp 23,12 0,09
Trong đó: 3716.00 14,52
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
2.2 Đất quốc phòng 14,22 1,36
2.3 Đất an ninh 349,23 0,36
2.4 Đất khu công nghiệp, trong đó: 91,63
Đất xây dựng khu công nghiệp Đất xây dựng cụm công nghiệp -
2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh -
2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ 61,29 0,24
2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản 19,32 0,08
2.8 Đất cho di tích danh thắng 8,3 0,03
2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 10,34 0,04
2.1 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 3,91 0,02
2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,73 0,01
2.12 Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng 192,24 0,75 2.13 Đất phát triển hạ tầng, trong đó: 221,65 0,86
Đất cơ sở văn hóa
Đất cơ sở y tế 3,33 0,03
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 3,97 0,02 Đất cơ sở thể dục - thể thao 32,25 0,16
2.14 Đất ở đô thị 13,11 0,06
2.15 Đất phi nông nghiệp còn lại 124,67 0,49
3 Đất chưa sử dụng 0,35 0,00
3.1 Đất đô thị 247.61 0,96
3.2 Đất khu bảo tồn thiên nhiên
3.3 Đất khu du lịch
3.4 Đất khu dân cư nông thôn
3.1.2. Điều kiện khí hậu và chế độ thủy văn
Khí hậu của huyện Cao Phong thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm: mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao, khoảng 22 - 24 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm cũng khá cao, khoảng 1,800 - 2,200mm.
Nhìn chung, khí hậu của Cao Phong mát mẻ hơn, lượng mưa cao và điều hòa hơn một số huyện khác trong tỉnh. Điều kiện khí hậu trên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi với nhiều mô hình canh tác, chăn nuôi khác nhau.
Cao Phong có vùng lòng hồ sông Đà và nhiều suối lớn nhỏ chảy qua, có điều kiện thuận lợi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nước sông lên cao gây lụt vùng bãi thuộc địa phận các xã Thung Nai, Bình Thanh.
3.1.3. Tài nguyên du lịch
Các di tích văn hóa lịch sử, cách mạng:
+ Khu di tích danh thắng cấp quốc gia Núi Đầu Rồng: Quần thể di tích danh lam thắng cảnh Núi Đầu Rồng được tọa lạc tại khu 3, phía Tây Nam thị trấn Cao Phong, cách quốc lộ 6 khoảng 500 m. Nhìn từ xa, dãy núi dài hơn 1 km, cao xấp xỉ 200 m so với chân núi, có hình đầu rồng với hai mắt là 2 hồ nước. Trong dãy núi có nhiều hang động đẹp liên kết với nhau tạo thành quần thể. Mỗi hang động là một kỳ quan tuyệt vời của tạo hóa ban tặng cho mảnh đất Cao Phong với thế giới nhũ đá, hồ nước lung linh, huyền ảo. Trong đó có 6 hang động chính gồm: 4 hang khô (Phong Sơn động, Nhãn Long Sơn động, động Không Đáy, Hoa Sơn Thạch động) và 2 hang ướt (động Thanh Thủy, hang Nước). Năm 2012, quần thể di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng cấp quốc gia.
+ Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan: Tượng đài đã được xây dựng từ năm 1994, tại dốc Giang Mỗ - xã Bình Thanh, nơi anh hùng Cù Chính Lan đã tiêu diệt chiếc xe tăng của địch. Di tích này đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia. Nhưng vì lý do di tích được xây dựng trong không gian, địa thế hẹp, trải qua thời gian công trình đã xuống cấp. Năm 2008, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất đi đến quyết định di rời
Đài tưởng niệm về cơ sở mới khang trang hơn tại xóm Mỗ I, xã Bình Thanh. Công trình được xây dựng trên tổng diện tích 3.638m2. Tượng và bệ tượng được chế tác từ nguồn nguyên liệu đá xanh Thanh Hóa có chiều cao 8,5m, tổng thể tích 160,4m3. Tượng đài mới được dựng lên đã khẳng định thêm niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình. Từ khi công trình được khánh thành và đưa vào sử dụng, Đoàn Thanh niên xã Bình Thanh đã lấy khoảng không gian ấy là nơi giáo dục truyền thống cách mạng và phát động các phong trào của thanh niên.
+ Khu di tích danh thắng Chùa Khánh: Chùa Khánh, xã Yên Thượng nằm trong khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Chiến khu Cao Phong - Thạch Yên đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng năm 1996. Trong thời thời kỳ kháng chiến, đồi Chùa Khánh đã được chọn làm nơi tập luyện của đơn vị vũ trang - đội ngũ cán bộ đầu tiên của khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên, sau khi được huấn luyện đơn vị đã được cử đi các xóm để xây dựng các đội tự vệ, góp phần vào chiến thắng chung của cả nước. Năm 2007, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, huyện Cao Phong đã đầu tư tôn tạo khu di tích lịch sử này, đồng thời phục dựng Lễ hội Chùa Khánh theo nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn.
+ Chùa Quoèn Ang: Khu di tích chùa Quoèn Ang, xã Tân Phong từ lâu là điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân quanh vùng. Nói đến Khu di tích chùa Quoèn Ang phải nhắc đến sự tích “Vườn hoa núi Cối”. Đây là một thiên tình sử đẫm lệ của người Mường, truyện thơ kể về hai đôi trai, gái yêu nhau đó là 2 anh em Khói và Va yêu 2 chị em Thơm và Tiên. Do trắc trở về tình duyên, họ không lấy được nhau và đành chấp nhập cái chết bi thảm, Vườn hoa núi Cối đã làm sinh động thêm bản trường ca dân tộc Mường (Đẻ Đất, Đẻ Nước). Theo thời gian, chùa đã bị hỏng, trên nền chỉ còn lại cây đại cổ thụ với khoảng 300 năm tuổi và 1 cái chuông chùa bằng đồng cao khoảng 0,8m, nặng khoảng 85kg. Chùa Quoèn Ang mới được xây dựng lại, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của bà con trong và ngoài xã. Đây cũng là địa bàn để huyện phục dựng lễ hội khai hạ đầu năm của người Mường.
+ Đền Chúa Thác Bờ: Trước đây, đền Thác Bờ thuộc xã Hào Tráng, sau nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, hiện Đền tọa lạc tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong (phía hữu ngạn), và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc (phía tả ngạn), tỉnh Hòa Bình, Đền Thác Bờ (xã Thung Nai, huyện Cao Phong) phía hữu ngạn
tọa lạc trên sườn đồi Sầm Lông, thuộc xóm Đền. Trước đây, đền Thác Bờ chủ yếu được dựng lên từ tranh, tre, nứa, lá ngay dưới chân Thác Bờ. Sau này, khi Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà khởi công xây dựng, nước dâng cao, nên ngôi đền phải di rời lên sườn núi ngay cạnh bờ sông. Vào mùa khô muốn thăm đền, du khách phải leo bộ hết 108 bậc, Nhưng vào mùa mưa nước dâng lên sát nền móng đền, khách có thể lên thẳng khi thuyền bè cập bến.
Ngoài thờ Bà Chúa Thác Bờ, đền hiện nay còn thờ các vị thần, thánh trong tín ngưỡng dân gian người Việt như: Công đồng quan lớn, Ngũ vị Tôn ông; bà chúa Sơn Trang (Động Sơn Trang); Tứ phủ Thánh cô, Tứ phủ Thánh cậu; Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn; Tứ phủ Chầu bà; Tam toà Đức Thánh Mẫu... Đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ như nhiều nơi khác nhưng vẫn rất uy nghi và nổi tiếng linh thiêng. Nơi đây có địa thế phong thủy hài hòa và hùng vĩ, sau lưng là núi, trước mặt là sông nước hữu tĩnh, thuyền bè qua lại.
Các giá trị văn hóa dân tộc:
Bản Mường Giang Mỗ: Bản Giang Mỗ thuộc địa phận xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, là địa điểm lý tưởng cho những tour du lịch về nguồn, khám phá văn hóa cộng đồng. Giang Mỗ là nơi sinh sống của người Mường, cả bản có 117 ngôi nhà sàn với 460 nhân khẩu. Cuộc sống của người dân nơi đây gắn với trồng trọt và chăn nuôi.
Nhà sàn của người Mường có kiến trúc độc đáo (theo kiểu những ngôi nhà “rùa”), thường được xây dựng ở nơi có địa thế cao, từ đó có thể đón luồng gió mát tự nhiên. Nhà có 3 tầng, tầng gác là nơi chứa lương thực và đồ dùng gia đình, tầng giữa làm nơi sinh hoạt và gầm sàn dùng để cất giữ dụng cụ sản xuất hay chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cửa chính được dựng ở trước nhà, là lối đi quan trọng không thể thiếu, lối đi của bậc thang phải là số lẻ được dựng vuông góc với đòn nóc nhà, máng nước ở vị trí bên trái sàn và cối đuống đặt ở đầu nhà. Kiến trúc mỗi nhà tùy theo điều kiện có thể lớn nhỏ khác nhau, nhưng sự sắp xếp của cửa, cầu thang, máng nước,… luôn phải đúng vị trí.
Hiện nay, người trong bản vẫn sử dụng các công cụ lao động từ tre, nứa, như khung dệt vải, cung nỏ, đồ đựng trái cây,… Phụ nữ người Mường chăm chỉ khéo léo với đôi bàn tay vừa giỏi ruộng nương lại thành thạo thêu thùa, đan lát. Khách du lịch đến Giang Mỗ sẽ có dịp được ngắm nhìn các sản phẩm thủ công tre mây và thổ cẩm đa dạng, tôn lên vẻ đẹp người Mường.
Người Giang Mỗ rất thân thiện và hiếu khách, gia chủ đón tiếp khách bằng cả tấm lòng chân tình và nồng hậu nhất. Tại đây, những món ngon đặc sản của người vùng cao như thịt lợn cỗ lá, thịt trâu lá lồm, gà rừng, măng đắng, cá suối đồ, rượu cần, rượu chuối, xôi nếp nương, xôi cẩm,… sẽ được bày biện một cách cẩn trọng như giữ gìn nét đẹp ẩm thực xa xưa của dân tộc, vừa thể hiện sự mến khách của gia đình.
Các lễ hội tiêu biểu:
+ Lễ hội Đền Chúa Thác Bờ (Đền Bờ): Lễ hội Đền Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, ngay từ tháng Chạp, nơi đây đã tấp nập dòng người đổ về lễ tạ. Người đi lễ sẽ cầu nguyện ở đền Trình rồi lên đền Chúa, mỗi ngôi đền nằm trên một hòn đảo cách xa nhau khoảng gần 20 phút đi thuyền. Vừa đi lễ, vừa thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của vô vàn đảo đá nhấp nhô trên mặt nước, du khách sẽ thấy lòng mình bình yên. Hành lễ xong, khó ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của những xiên cá nướng sông Đà vàng ruộm, thơm lừng bày bán phía chân đền.
+ Lễ hội Chùa Khánh: Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, Lễ hội Chùa Khánh lại thu hút đông đảo bà con gần xa về dự, tạo nên không khí Lễ hội vui tươi, phấn khởi trong những ngày đầu xuân năm mới (chính hội là ngày mùng 05 tháng Giêng - Âm lịch). Sự thành công của Lễ hội trong những năm qua đã có sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của nhân dân, tạo nên khí thế mới trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
+ Lễ hội Chùa Quoèn Ang: Được tổ chức hàng năm vào hai ngày 8 - 9 tháng Giêng. Đây là lễ hội khai mùa và dâng hương cấp xã (xã Tân Phong).
+ Lễ hội Cam Cao Phong: Mới được tổ chức trong 3 năm gần đây, lễ hội Cam Cao Phong lần thứ hai được tổ chức trong 8 ngày từ ngày 13 – 20/11/2016, tại Nhà văn hóa huyện Cao Phong (khu 2, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) và Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Lễ hội và hội chợ do ngành nông nghiệp tỉnh, UBND huyện Cao Phong và Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức.
Lễ hội Cam Cao Phong tổ chức triển lãm và trưng bày, bán các sản phẩm: Cam, quýt, bưởi các loại của huyện Cao Phong; sản phẩm nông sản, hải sản, giống cây trồng và vật tư nông nghiệp; giới thiệu các làng nghề truyền thống, công ty du lịch; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực trong tỉnh Hòa Bình và
các tỉnh vùng Tây Bắc. Lễ hội và hội chợ là dịp để quảng bá, giới thiệu nhãn hiệu, thương hiệu Cam Cao Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận Chỉ dẫn địa lý; đồng thời là cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao thương hiệu cam và các thương hiệu nông sản khác…
Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ hai và Hội chợ Nông nghiệp - Du lịch - Thương mại vùng Tây Bắc 2016, là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ hai năm 2016.
+ Các lễ hội khác: Lễ khai mùa Mường Thàng - xã Dũng Phong (ngày 6 - 7 tháng 1 âm lịch); Lễ khai xuân - xã Xuân Phong (ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch); Lễ hội Chùa Rú, xóm Rú - xã Xuân Phong (ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch); Lễ hội Chùa Nhõi, xóm Nhõi - xã Xuân Phong (ngày 8 tháng 1 âm lịch).
3.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây
Những năm gần đây, kinh tế huyện Cao Phong phát triển ổn định, một số ngành thế mạnh có mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong 5 năm gần đây đạt 13,14%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 27 triệu