Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao Phong
4.1.6. Đánh giá chung quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao Phong
trình, kế hoạch dài hạn về phát triển nhân lực du lịch để định hướng đúng, có hệ thống đào tạo đồng bộ và đáp ứng yêu cầu đặt ra cả về số lượng và chất lượng về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng nghề…, phù hợp nhu cầu phát triển của thời đại kinh tế thị trường với cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế rất đa dạng.
4.1.5. Thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực du lịch trong lĩnh vực du lịch
Trong những năm qua, công tác kiểm tra, thanh tra về hoạt động du lịch cũng được tăng cường. Phòng Văn hóa - Thông tin đã tổ chức các hội nghị tập huấn chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực du lịch. Phối hợp với các đơn vị chuyên môn tiến hành điều tra, thẩm định và tái thẩm định các cơ sở lưu trú trong toàn huyện.
Công tác thanh tra, kiểm tra được duy trì thường xuyên hàng năm, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, không để tồn đọng kéo dài vượt cấp nhằm thực hiện tốt những quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch.
Trong 3 năm (2016 - 2018), đã tổ chức 06 đợt kiểm tra tất cả các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn toàn huyện. Kết quả, có 02 đơn vị có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, đã bị lập biên bản nhắc nhở. Nhìn chung các cơ sở kinh doanh du lịch của huyện đã chấp hành tốt những quy định của pháp luật và của địa phương. Việc kiểm tra, thanh tra chủ yếu chỉ nhắc nhở, chưa phải xử lý vi phạm ở mức độ cao hơn.
4.1.6. Đánh giá chung quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao Phong Cao Phong
từ huyện đến cơ sở, công tác tuyên truyền triển khai thực hiện đưa nghị quyết vào cuộc sống đến các cơ quan, đơn vị và người dân. Từ đó nhận thức về phát triển du lịch đối với các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện có chiều hướng chuyển biến tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đầu tư; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ngày càng được quan tâm. Huy động có hiệu quả các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển du lịch bước đầu đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh du lịch của huyện tạo ra được những sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, chất lượng các dịch vụ tăng lên. Hoạt động du lịch những năm qua đã góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, tăng thu ngân sách nhà nước, giữ gìn, bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý phát triển du lịch được thể hiện ở các góc độ sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch như thủ tục đầu tư, cấp đất, cấp phép xây dựng, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng.
- Hàng năm xây dựng và ban hành kế hoạch hoạt động về phát triển du lịch trên địa bàn.
- Đảm bảo công tác giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đặc biệt là các khu du lịch, nhằm giảm thiểu các tệ nạn xã hội, bảo vệ các di sản văn hóa, ngăn ngừa lợi dụng tổ chức hoạt động mê tín di đoan và bảo vệ an toàn sức khỏe, tài sản cho khách du lịch.
- Quản lý các phương tiện giao thông kể cả đường thủy và đường bộ, đảm bảo giao thông an toàn. Quản lý tốt các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho khách du lịch.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Làm tốt công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị của Chiêng Mường.
bàn, đặc biệt là đối với các đoàn đến biểu diễn văn hóa nghệ thuật phục vụ cho nhân dân và khách du lịch.
- Hàng năm làm tốt công tác quản lý Nhà nước về các hoạt động của lễ hội trên địa bàn được tổ chức như: Lễ hội Chùa Khánh xã Yên Thượng; Lễ hội Dâng hương cầu mùa xã Tân Phong; Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xã Dũng Phong; Lễ hội Khai xuân xã Xuân Phong; Lễ hội Đền Bờ xã Thung Nai, Lễ hội Cam,…
Cùng với những kết quả đạt được đó, du lịch Cao Phong trong những năm qua cũng còn nhiều những tồn tại hạn chế, nổi bật là: Công tác đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân và khách du lịch. Đầu tư cho phát triển du lịch còn hạn chế cả về chất và lượng, còn dàn trải, chưa tạo ra được những điểm nhấn cho du lịch của huyện. Công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch Cao Phong chưa được tổ chức triển khai triệt để. Nổi bật là một số hạn chế sau:
Một là, các cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển; những định hướng chiến lược mang tính dài hạn, công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội…
Hầu hết các chính sách, chiến lược, quy hoạch được xây dựng ban hành ít có sự tham vấn của các doanh nghiệp và người dân. Các kế hoạch phát triển của các xã chưa thực sự phù hợp và thiếu sự gắn kết với chiến lược phát triển du lịch của Huyện. Công tác quy hoạch hạ tầng du lịch của huyện còn bất cập, thể hiện, quy hoạch tổng thể chậm, chính sách huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch chưa khuyến khích đầu tư du lịch một cách thiết thực và gây băn khoăn cho các nhà đầu tư, dẫn đến hiệu quả thu hút đầu tư thấp.
Trong những năm qua, mặc dù Huyện đã rất nỗ lực trong tổ chức khai thác, xây dựng các tuyến du lịch, nhưng cho đến nay, các tuyến, điểm du lịch có sức hút mạnh đối với khách du lịch chưa nhiều (chủ yếu là khu vực Đền Bờ, khu Hang Đầu Rồng, Đền Bồng Lai, Chùa Khánh). Một số điểm du lịch mới xây dựng nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Hiện nay, mới chỉ có khu vui chơi là Công viên Di sản các Nhà khoa học, nhưng cũng chưa thực sự thu hút được nhiều người đến… Dịch vụ vui chơi, giải trí của huyện hầu như chưa có.
Hai là, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, các cá nhân trực tiếp tham gia quản lý hoạt động du lịch của huyện còn nhiều bất cập. Trình độ, năng lực của cán bộ cấp huyện, cấp xã, của người trực tiếp quản lý lĩnh
vực du lịch còn hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ; hiệu quả quản lý của cơ quan chức năng còn thấp. Việc định hướng, hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh du lịch chưa nhiều, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch có lúc bị buông lỏng.
Ba là, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động du lịch…
Nhìn chung, theo khảo sát, cơ sở vật chất phục vụ khách lưu trú chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và càng cao của khách du lịch; vấn đề suy thoái môi trường đã bước đầu xuất hiện tại các điểm, các tuyến du lịch… Hạn chế căn bản nhất là hệ thống nhà nghỉ, các cơ sở lưu trú của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Đây cùng là một nguyên nhân dẫn đến khách du lịch và các công ty lữ hành lựa chọn giải pháp không lưu trú ở huyện Cao Phong. Nguyên nhân căn bản của việc cơ sở lưu trú đáp ứng còn hạn chế nhu cầu của khách là do các cơ sở chủ yếu là tư nhân có vốn không nhiều đầu tư phát triển, chưa có các công trình lớn của các công ty có tiềm lực tài chính mạnh đầu tư.
Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch của Cao Phong chưa đa dạng, phong phú. Việc đầu tư mới các khu vui chơi giải trí còn ít. Về cơ bản, sự phát triển du lịch của Cao Phong chủ yếu dựa vào các di sản văn hóa truyền thống, tâm linh, di tích lịch sử, sản phẩm cây trồng đặc trưng của Huyện… Sản phẩm du lịch chưa phong phú, dịch vụ thấp nên chưa thể níu chân khách lưu trú dài ngày trên địa bàn.
Chưa có các doanh nghiệp chuyên nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển một cách tự phát, chậm đổi mới tổ chức quản lý, thiếu liên kết, hiệu quả hoạt động thấp.
Bốn là, nguồn lực tham gia hoạt động du lịch. Theo khảo sát, thống kê, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, học vấn, ngoại ngữ của đội ngũ là du lịch của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch. Đặc biệt là đa số người hoạt động du lịch chưa qua đào tạo (69% người lao động trong các doanh nghiệp được khảo sát đều là lao động chưa qua đào tạo); ngoại ngữ của người làm dịch vụ chỉ là trình độ tiếng Anh ở mức cơ bản (thiếu hoàn toàn người có khả năng sử dụng các ngôn ngữ khác). Phong cách phục vụ được đánh giá thấp, thiếu chuyên nghiệp.
tổng thể thì những nguyên nhân mang tính chủ quan đóng vai trò chính yếu, đặc biệt là những nguyên nhân liên quan đến năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Nổi bật nhất trong các nguyên nhân là:
- Nhận thức về phát triển du lịch ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền và một số ngành chưa thật đầy đủ, thiếu cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển và giải pháp mang tính đột phá cho phát triển du lịch, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và các địa phương trong phát triển du lịch còn hạn chế.
- Vốn đầu tư hạ tầng du lịch của nhà nước còn hạn hẹp, trong khi đó doanh nghiệp không có khả năng đầu tư, lực lượng lao động du lịch phát triển tương đối nhanh nhưng chất lượng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa cao, chưa đồng đều.
Tóm lại, trong những năm qua, nhờ có sự đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực du lịch, đặc biệt là có sự tăng cường hơn nữa của công tác quản lý nhà nước, du lịch huyện Cao Phong có sự gia tăng liên tục về giá trị tuyệt đối, năm 2015 đạt trên 8,0 tỷ đồng, đến năm 2018 đạt 30,7 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 – 2018 là 33%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, hiện nay tổng thu nhập từ du lịch của huyện mới chiếm khoảng 1,2% so với tổng thu nhập du lịch của toàn tỉnh.