Những kinh nghiệm của một số nơi trong tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 30 - 33)

thành phố Hòa Bình khoảng 36 km, cách trung tâm Hà Nội khoảng 80 km đây là huyện tiếp giáp với huyện Cao Phong. Đã từ lâu, Kim Bôi được du khách biết đến bởi nguồn nước khoáng nóng, có công dụng vượt trội, rất có lợi cho sức khỏe con người, được đánh giá là một trong những nguồn nước khoáng thiên nhiên tốt nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, Kim Bôi cũng là vùng đất có nhiều nguồn tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống; Chiêng Mường mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Mường; hệ thống các hang động, những ngọn núi, cánh rừng đẹp… Với những tiềm năng trên, Kim Bôi có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có những điểm du lịch sinh thái như: điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Serena Resort tại xóm Khai Đồi, xã Sào Báy; điểm du lịch sinh thái Cửu Thác ở xã Tú Sơn, Thác Mặt Trời ở xã Kim Tiến, khu rừng đặc dụng Thượng Tiến, mỏ nước nóng xã Vĩnh Đồng, khu V’Resort xã Vĩnh Tiến,… Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động du lịch chưa phát triển mạnh để xứng tầm với yêu cầu, tiềm năng và lợi thế của huyện. Mặc dù có nhiều lợi thế, tài nguyên du lịch nhưng nếu thiếu định hướng tổng thể thì du lịch cũng chỉ có thể phát triển ở quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát, hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch đối với cộng đồng dân cư còn thấp… Chính vì vậy, đối với du lịch Kim Bôi, trong định hướng của huyện đến năm 2030, đặc biệt chú trọng đến các các định hướng tổng thể về: thị trường khách du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch (nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng) phù hợp với tiềm năng của địa phương, định hướng tổ chức về không gian phát triển du lịch, hình thành các tuyến du lịch trọng điểm liên tỉnh, liên vùng. Bên cạnh đó, phát triển du lịch cần phải có sự đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí…) kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch (giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường; quan tâm xây dựng định hướng phát triển nguồn nhân lực và giáo dục cộng đồng…

- Huyện Mai Châu: Mai Châu là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình cách

tỉnh lỵ 65 km về phía Tây, cách Hà Nội khoảng 130 km, diện tích tự nhiên 56,982,81 ha, phía Tây giáp huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La), phía Nam giáp huyện Quan Hóa (tỉnh Thanh Hóa), phía Bắc giáp huyện Đà Bắc, phía Đông giáp huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình. Toàn huyện có 22 xã, 01 thị trấn với 138 xóm, tiểu khu, dân số khoảng 55 nghìn người có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 07 dân tộc chính, dân tộc Thái chiếm gần 60%, còn lại là dân tộc Kinh, Mường, Mông, Dao, Tày, Hoa... Mai Châu là huyện có sông, suối, hang động, hồ chứa nước tự nhiên, núi

non hùng vĩ, khí hậu trong lành mát mẻ, là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa các dân tộc. Đây là tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Mai Châu đóng vai trò quan trọng trong du lịch tỉnh Hòa Bình, một trong những khu vực phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh, năm 2015 lượng khách đến Mai Châu chiếm khoảng 14% lượng khách đến Hòa Bình và chiếm khoảng 11% tổng thu từ du lịch toàn tỉnh. Là điểm du lịch cộng đồng chính của tỉnh Hòa Bình, với loại hình du lịch liên bản, xây dựng sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa các bản: Bản Lác - bản Văn - bản Poom Coọng - bản Bước; các bản có điểm dừng chân của tuyến du lịch đi bộ thuộc các xã: Phúc Sạn, Đồng Bảng, Bao La, Pà Cò, Cun Pheo, Piềng Vế, Nà Mèo, Nà Phòn, Xăm Khòe, Mai Hịch, Mai Hạ, Chiềng Châu… Huyện Mai Châu nằm trong cụm du lịch liên tỉnh Hòa Bình - Thanh Hóa - Sơn La và cụm du lịch nội tỉnh Mai Châu - Tân Lạc - Lạc Sơn - Cao Phong: Với hướng phát triển sản phẩm du lịch: Du lịch văn hóa - lịch sử; Du lịch sinh thái; Du lịch cộng đồng; Du lịch thể thao.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động du lịch chưa phát triển mạnh để xứng với yêu cầu, tiềm năng và lợi thế của huyện: Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu sự hấp dẫn, giá trị gia tăng thấp, thiếu sản phẩm độc đáo, hấp dẫn khách du lịch, chủ yếu là du lịch văn hóa nhà sàn, các làng nghề truyền thống và du lịch sinh thái nhưng phát triển vẫn còn rất hạn chế, chỉ tập trung ở một số khu vực trung tâm. Chưa khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, đặc biệt là tiềm năng về tự nhiên; Thiếu các sản phẩm du lịch, các hoạt động về đêm phục vụ khách du lịch; Thời gian lưu trú của khách du lịch còn ngắn (từ 1 đến 2 ngày) do chưa có sản phẩm du lịch hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch; Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối các khu, điểm du lịch; Hệ thống cơ sở vật chất du lịch (cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, …) chưa được đầu tư để đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

Với mục tiêu phát triển du lịch huyện Mai Châu trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh và các vùng lân cận với các sản phẩm đặc trưng là du lịch văn hóa - lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Đồng thời, tăng cường liên kết huyện Mai Châu với khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình và khu du lịch quốc gia Mộc Châu - Sơn La, các khu, điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)