Thức cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 77 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

4.2.4. thức cộng đồng

Ý thức của người dân, của cộng đồng trong tham gia phát triển du lịch của địa phương là một trong những động lực tích cực thúc đẩy du lịch của huyện phát triển. Tuy vậy, ý thức về sự phát triển du lịch bền vững của cộng đồng dân cư vẫn chưa cao, nhiều hoạt động tự phát, không được quản lý chặt chẽ đã ảnh

hưởng tiêu cực đến môi trường của các điểm, khu du lịch. Trong những năm qua, huyện Cao Phong đã thực hiện nghiêm túc chủ trương của tỉnh Hòa Bình về công tác xã hội hóa hoạt động du lịch, khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư địa phương tham gia phát triển du lịch, tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ, hàng hóa và dịch vụ du lịch. Hiện tại, trên địa bàn huyện Cao Phong có 13 nhà nghỉ do tư nhân đầu tư xây dựng có quy mô khá lớn phục vụ nhu cầu lưu trú của khoảng 580 lượt khách/ngày. Bên cạnh đó, xung quanh các khu, các điểm du lịch còn có các cơ sở ăn uống do người bản địa thành lập và tổ chức phục vụ du lịch.

Một số hộ gia đình, cộng đồng đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động phục vụ khác, xây dựng các trang trại (các trang trại Cam ở khu vực Thị trấn Cao Phong), các cơ sở du lịch cộng đồng (ở xã Bình Thanh, xã Thung Nai). Các hoạt động bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng được triển khai đạt kết quả nhất định (duy trì đội văn nghệ tại Bản Giang Mỗ - Bình Thanh, các đội cồng chiêng…

Tuy nhiên, việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập: Việc lấy ý kiến tham gia của cộng đồng trước khi xúc tiến các dự án đầu tư chưa được chú trọng. Đa số người dân được hỏi đều khẳng định không biết trước về chủ trương đầu tư, rất ít hoặc hầu như chưa bao giờ được tham gia ý kiến vào các quy hoạch phát triển du lịch. Một số ít dự án du lịch đã quy hoạch chi tiết hoặc triển khai mặt bằng trên các tuyến du lịch nhưng chậm đầu tư và quá trình đầu tư ảnh hưởng đến sinh kế, môi trường sống của cộng đồng bản địa gây bức xúc cho người dân (khu vực đền Bờ - Thung Nai). Các hộ gia đình, các nhóm công đồng tham gia hoạt động du lịch phần lớn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không ổn định, ít có sự hướng dẫn, tập huấn từ các cơ quan chức năng nên hiệu quả kinh tế chưa cao và cũng không đóng góp nhiều cho việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường của người dân trong quá trình tham gia hoạt động du lịch còn hạn chế, một số hoạt động gây tác động tiêu cực đến tài nguyên du lịch (suy giảm tính đặc sắc của các nét văn hóa bản địa, hoạt động gây hại đến mỹ quan, sinh thái khu vực du lịch…). Trong các lễ hội, tại các điểm du lịch, vẫn còn hiện tượng kinh doanh chụp giật, xả rác bừa bãi, gây cản trở các hoạt động giao thông… ảnh hưởng đến hình ảnh thân thiện của các điểm đến du lịch, tác động không tốt đến phát triển du lịch bền vững,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)