STT Nội dung
KẾT QUẢ (N = 10)
Tốt Khá TB Kém
SL % SL % SL % SL %
1 Công tác an ninh, trật tự, an toàn
giao thông, an toàn xã hội 8 80 - 0 - 0 - 0 2 Công tác xây dựng quy hoạch, kế
hoạch 10 100 - 0 - 0 - 0
3 Công tác quản lý quy hoạch, kế
hoạch phát triển du lịch 10 100 - 0 - 0 - 0 4 Công tác đầu tư, xây dựng cơ sở
vật chất - kỹ thuật du lịch 10 100 - 0 - 0 - 0 5 Công tác quản lý , phát triển các
tuor, tuyến du lịch 9 90 - 0 - 0 - 0 6 Công tác quảng bá, xây dựng
thương hiệu 9 90 - 0 - 0 - 0
7 Xử lý các đơn vị kinh doanh vi
phạm các quy định 10 100 - 0 - 0 - 0
8
Đầu tư lắp đặt hệ thống thông tin, truyền thanh để thông báo các tình huống khẩn cấp cho khách du lịch
8 80 2 20 - 0 - 0
9 Hệ thống xử lý các tình huống khẩn
cấp tại các điểm, tuyến du lịch 9 90 1 10 - 0 - 0
10
Cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực du lịch
10 100 - 0 - 0 - 0
Việc cung cấp các dịch vụ công liên quan đến lĩnh vực du lịch đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của du lịch, đặc biệt là các lĩnh vực: xây dựng quy hoạch, kế hoạch; đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; xử lý các đơn vị kinh doanh vi phạm các quy định; cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực du lịch… Tuy nhiên, cũng còn có một số lĩnh vực cần tiếp tục nâng cao chất lượng, như: công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn xã hội; công tác quản lý, phát triển các tuor, các tuyến du lịch; việc đầu tư lắp đặt các hệ thống thông tin, truyền thanh để cảnh báo các tình huống khẩn cấp cho khách du lịch, hệ thống xử lý các tình huống khẩn cấp tại các điểm, các tuyến du lịch.
Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương khác trong tỉnh, trong nước và nước ngoài tuy được thực hiện, nhưng nhìn chung, mới dừng lại ở khâu ký kết, thỏa thuận và hoàn thiện các văn bản về hợp tác. Chính quyền chưa thực sự trở thành trung tâm gắn kết giữa các doanh nghiệp trên địa bàn với thị trường trong và ngoài tỉnh. Cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của địa phương chưa thực sự trở thành “đầu nối” của việc tổ chức, thiết lập các điểm thông tin để các doanh nghiệp lựa chọn đối tác để liên doanh, liên kết…
4.2.2.2. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch
Một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý nhà nước về du lịch, đó là, quyền hạn, trách nhiệm cũng như lợi ích của các cấp, các ngành trong việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của nhà nước về phát triển du lịch vào điều kiện cụ thể của các địa phương, đơn vị cũng như việc ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đó chưa được làm rõ. Ở một góc độ khác, việc phân định rõ ràng trách nhiệm và lợi ích của các cấp địa phương và cộng đồng dân cư trong quản lý các hoạt động du lịch tại các điểm, các khu du lịch chưa rõ ràng, chẳng hạn như vấn đề quản lý bến cảng du lịch tại Thung Nai, Bình Thanh… Công tác quản lý cán bộ, quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực du lịch tuy có được quan tâm nhưng chưa thường xuyên; chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ cán bộ, chính sách thu hút nhân tài chậm được ban hành hoặc chưa được chú trọng thực hiện.
Mặc dù trong những năm qua, những công trình hạ tầng phục vụ du lịch như giao thông, điện, nước, bưu chính - viễn thông, thoát nước và về sinh môi trường đã được đầu tư, đáp ứng khá tốt nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên,
hiện các hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch đã có hiện tượng xuống cấp, không phát triển kịp theo nhu cầu ngày càng cao của phát triển du lịch hiện đại. Theo khảo sát, một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng của du lịch của huyện Cao Phong chưa tương xứng với tiềm năng là do những hạn chế trong lĩnh vực hạ tầng du lịch, đặc biệt là trong lĩnh vực lưu trú và các công trình phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí. Các cơ sở lưu trú (nhà nghỉ) hiện tại của huyện chủ yếu là do tư nhân đầu tư với nguồn vốn nhỏ, thiếu đồng bộ, Tất cả các nhà nghỉ được điều tra ngẫu nhiên thì đều không có các phòng VIP, suite, superior, deluxe, connecting room… và tất cả các phòng hiện có đều không đạt mức tiêu chuẩn (standar). Các cơ sở lưu trú cũng thiếu hẳn các không gian để có thể tổ chức các hội thảo, hội nghị; nếu có cũng không đạt được tiêu chuẩn cần thiết để tổ chức các hoạt động có tính chuyên nghiệp cao. Hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch hiện nay vẫn chỉ chủ yếu là kết hợp giữa cho thuê phòng nghỉ với hàng ăn, giặt là, cà phê, giải khát… chưa có cơ sở nào gắn với hoạt động kinh doanh vui chơi, giải trí.
Điều này diễn ra là do, nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư và hỗ trợ kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch còn thấp, trong khi đó việc phân bổ vẫn còn thiếu tập trung, dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, nhỏ lẻ, các dự án đầu tư bị chậm tiến độ. Điều này, cùng với việc thiếu cương quyết trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho hoạt động đầu tư và những bất cập về thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói chung, hoạt động du lịch nói riêng đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thu hút đầu tư.
Khi các công trình hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách sẽ không giữ chân được du khách tại địa phương, hoặc đến du lịch tại Cao Phong nhiều lần. Điều này có thể thấy qua thống kê, chỉ có khoảng 18% du khách đến với Cao Phong lần thứ 3 và 7% khách đến trên 4 lần, Du khách đến với Cao Phong chủ yếu trong thời gian 01 đến 02 ngày (chiếm 70% lượng du khách khảo sát), chỉ có khoảng 13% du khách ở lại Cao Phong trên 3 ngày. 60% du khách được hỏi sẽ chắc chắn quay lại Cao Phong, trong khi đó vẫn còn 37% không chắc chắn và 3% du khách sẽ không trở lại.
Dịch vụ du lịch không phong phú, cùng với hạ tầng đáp ứng nhu cầu du khác ở mức khá nên du lịch Cao Phong chỉ thu hút được du khách vào một số thời điểm nhất định trong năm, như: cuối năm (40% du khách được khảo sát), khi có các lễ hội (32% du khách được khảo sát) hoặc vào vụ cam (33% du khách được khảo sát).