Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện
4.3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao
triển du lịch một cách toàn diện. Trong đó, đặc biệt phải chú trọng tăng cường quản lý nhà nước về du lịch nhằm tạo khuôn khổ pháp lý, khuyến khích các hoạt động đầu tư, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch theo định hướng phát triển bền vững…
4.3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao Phong huyện Cao Phong
Để tăng cường quản lý nhà nước một cách có hiệu quả nhằm thúc đẩy du lịch huyện Cao Phong phát triển theo đúng định hướng, trong những năm tới cần tập trung thực hiện đồng bộ một số định hướng, giải pháp trên một số lĩnh vực căn bản sau:
Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng định hướng phát triển ngành du
lịch gắn với phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch của huyện.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng định hướng phát triển các thị trường du
lịch gắn với những lợi thế của huyện.
Căn cứ vào kết quả đánh giá, điều tra khảo sát, trước hết cần phải có những định hướng nhằm phát triển thị trường khách du lịch trọng điểm, đặc biệt
chú trọng đến các khách du lịch đến từ các nước Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước ASEAN; tập trung khái thác nhóm thị trường với mục đích thăm quan, nghiên cứu văn hóa bản địa, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh.
Bên cạnh đó, thực tế những năm qua cho thấy, tỷ lệ đóng góp của thị trường khách du lịch nội địa cao gấp trên 5 lần so với thị trường khách du lịch quốc tế. Do vậy, thị trường khách du lịch nội địa vẫn là thị trường chính của Cao Phong hiện tại và trong tương lai. Do đó, du lịch Cao Phong cần tập trung phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa từ thủ đô Hà Nội, nội Vùng thủ đô và các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc, Vùng tam giác trọng điểm du lịch phía Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Mở rộng thị trường khách du lịch nội địa đến từ các trung tâm phân phối khách lớn ở phía Nam như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Cần Thơ…
Xác định rõ, huyện Cao Phong có vị trí không xa thủ đô Hà Nội – thị trường du lịch lớn ở phía Bắc; có Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình được quy hoạch thành khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí… Đây là điều kiện thuận lợi để du lịch Cao Phong phát triển thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cuối tuần.
Khách du lịch văn hóa lễ hội - tín ngưỡng: Trong mấy năm gần đây, khách du lịch văn hóa lễ hội - tín ngưỡng nói chung và ở Cao Phong - Hòa Bình nói riêng phát triển nhanh (lễ hội Đền Bờ, Lễ hội chùa Khánh – chùa Quoèn Ang, Lễ hội Cam, …). Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước, đặc biệt ở phía Bắc. Các địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này tập trung ở các nơi có đền chùa, miếu mạo, các lễ hội… Ở Cao Phong có rất nhiều địa điểm du lịch có thể đáp ứng được nhóm đối tượng này (khu di tích danh thắng Núi Đầu Rồng – Đền Thương Bồng lai, Đền Bờ, Chùa Khánh, Chùa Quoèn Ang, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam, …).
Khách du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái: Đối tượng khách du lịch thuộc nhiều lứa tuổi. Huyện Cao Phong là một huyện miền núi, có nhiều thắng cảnh đặc sắc như hồ Hòa Bình, danh thắng Núi Đầu Rồng, cảnh quan các trang trại, vườn cây ăn trái…, có khả năng thu hút nhiều đối tượng khách du lịch đến tham quan nghiên cứu.
đang phát triển rất nhanh, nhất là ở các thành phố lớn - nơi mà áp lực của cuộc sống, áp lực của công việc rất lớn, ảnh hưởng đến cường độ và chất lượng lao động của người dân. Do vậy, vào những ngày nghỉ cuối tuần, các tầng lớp lao động thường tập trung vào những điểm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí để thư giãn, tìm cảm giác thoải mái sau mỗi tuần lao động và tái phục hồi sức lao động. Huyện Cao Phong - Hòa Bình có vị trí gần Hà Nội, giao thông tương đối thuận tiện nên có thể thu hút nhiều khách du lịch thuộc nhóm đối tượng này.
Để có thể phát triển các thị trường du lịch, huyện Cao Phong trong những năm tới cần phải căn cứ định hướng phát triển các nhóm thị trường được đưa ra ở phần trên, các doanh nghiệp du lịch cần chú trọng xây dựng kế hoạch thu hút các thị trường mục tiêu với mức độ khác nhau theo thời gian tùy thuộc khả năng của mình, đảm bảo hiệu quả kinh doanh trước mắt, song cũng không làm mất cơ hội kinh doanh trong tương lai.
Trước mắt, tiếp tục ưu tiên và tập trung khai thác thị trường nội địa (Hà Nội và các tỉnh phía Bắc) với mục đích tham quan cuối tuần hồ Hòa Bình; du lịch văn hóa - tâm linh; du lịch dã ngoại trang trại nông nghiệp nông thôn kết hợp mua sắm; du lịch vui chơi giải trí cuối tuần… Trong những năm tiếp theo, chú trọng khai thác thị trường nghỉ dưỡng cuối tuần Khu du lịch hồ Hòa Bình; thị trường du lịch nông nghiệp nông thôn công nghệ cao; du lịch văn hóa – lễ hội – tâm linh Núi Đầu Rồng kết hợp khám phá hang động và trải nghiệm tâm linh tại Đền Thượng Bồng Lai; du lịch cộng đồng Bản Mường Giang Mỗ và Bản Mường Yên Thượng… Đối với thị trường quốc tế, trước mắt tập trung khai thác thị trường gần, có nét văn hóa tương đồng như Lào, Đông Bắc Thái Lan… với mục đích tham quan văn hóa Mường, nghỉ dưỡng hồ, sinh thái nông nghiệp… Những năm tiếp theo (khi đã có đầu tư phát triển) tập trung khai thác các thị trường xa hơn, có khả năng chi trả cao hơn…
Để làm tốt công tác nghiên cứu, khai thác các thị trường quốc tế một cách hiệu quả, cần nâng cao năng lực (về con người, về cơ sở vật chất, về cơ chế chính sách…) cho các công ty du lịch lữ hành quốc tế trên địa bàn Hòa Bình để các công ty này một mặt phối hợp với các công ty lữ hành lớn trong nước tổ chức các tour đưa khách đến Hòa Bình, đến Cao Phong; mặt khác có đủ điều kiện khai thác trực tiếp các thị trường mục tiêu đến huyện Cao Phong.
Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh cũng cần chủ động mở rộng hành lang liên kết du lịch với các thị trường du lịch trong và ngoài nước, với các đơn vị tổ chức du lịch trong và ngoài nước để tăng hiệu quả kinh doanh du lịch.
Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác định hướng, tạo cơ chế xây dựng
các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc gắn với những lợi thế của huyện, Cao Phong cần phát triển các nhóm sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, hấp dẫn, mang đậm nét đặc trưng riêng của Cao Phong để cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh, trong nước và quốc tế. Việc phát triển sản phẩm du lịch của Cao Phong cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng các nhóm sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm nét đặc trưng Cao Phong dựa trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh đặc biệt.
Hai là, phát triển các sản phẩm du lịch của Cao Phong cần được liên kết chặt chẽ với các địa phương khác trong tỉnh Hòa Bình để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo sức hấp dẫn chung của toàn tỉnh.
Ba là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch liên kết nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch lễ hội; du lịch giáo dục; du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch dưỡng bệnh; du lịch chăm sóc sắc đẹp…
Bốn là, đầu tư, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch Cao Phong phải đảm bảo tính bền vững, ổn định và lâu dài; có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh; trong nước và quốc tế.
Năm là, phát triển những sản phẩm du lịch xanh, thân thiện với môi trường và khai thác tối ưu các giá trị tài nguyên tự nhiên, kết hợp với các giá trị văn hóa - lịch sử, khai thác gắn với bảo tồn, chú trọng phát triển theo hướng bền vững.
Dựa trên những nguyên tắc đó, nhằm phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng du lịch, trong những năm tới, Cao Phong cần đặc biệt chú ý phát triển những nhóm sản phẩm du lịch sau:
- Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ và núi (khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình): Cao Phong – Hòa Bình có khu du lịch quốc gia hồ Hòa
Bình với cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ… thích hợp cho nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe. Đây là một nét đặc trưng khác biệt về tài nguyên du lịch của
Cao Phong – Hòa Bình so với các địa phương khác trong Vùng Thủ đô. Do vậy, có thể khai thác các lợi thế này để xây dựng các khu nghỉ dưỡng núi, hồ cao cấp
(có thể tạo nên thương hiệu cho du lịch Hòa Bình, du lịch Cao Phong) nhằm phục vụ các đối tượng khách có thu nhập cao. Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đã được quy hoạch thành khu du lịch tổng hợp (sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao…) với các phân khu chức năng, trong đó có các phân khu sinh thái, nghỉ dưỡng. Tại các phân khu nghỉ dưỡng có thể xây dựng bổ sung các sản phẩm du lịch kết hợp như tắm khóang, tắm thuốc, tắm sữa, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, casino…
Một số sản phẩm du lịch cụ thể bao gồm: Du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái hồ và vùng ven hồ như hồ trên núi, đảo Sung, đảo Ngọc, đảo Dừa, đảo Xanh… Du lịch nghỉ dưỡng nổi trên hồ, trên các đảo (đảo Sung, đảo Ngọc, đảo Dừa…), trên sườn núi. Tham quan, trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực tại các khu trang trại thủy sản trên hồ. Du lịch tham quan, trải nghiệm, chèo thuyền trên lòng hồ. Du thuyền ngắm cảnh quan trên hồ…
- Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa, lễ hội – tâm linh: Cao Phong có tiềm năng
để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội – tâm linh, do vậy cần tập trung nghiên cứu phát triển loại hình du lịch văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh gắn với các lễ hội, văn hóa truyền thống đặc thù của địa phương. Khai thác bản sắc văn hóa của các dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông gắn với những giá trị nhân văn đa dạng và phong phú, Đặc biệt là các giá trị của nền văn hóa tiền sử nổi tiếng “Văn hóa Hòa Bình” cái nôi của văn hóa Việt – Mường, quê hương của sử thi “Đẻ đất, Đẻ nước”.
Các địa điểm có thể tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa, lễ hội – tâm linh, bao gồm: Khu di tích văn hóa lịch sử, danh thắng Núi Đầu Rồng, Đền Thượng Bồng Lai, Đền Bờ, Chùa Khánh, Chùa Quoèn Ang, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam,…; các lễ hội Đền Bờ, lễ hội chùa Khánh, chùa Quoèn Ang, Lễ hội cam...
Một số sản phẩm du lịch cụ thể bao gồm: Du lịch tham quan, nghiên cứu, thám hiểm hang động (quần thể hang động Núi Đầu Rồng); Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, đền, chùa; Du lịch tham quan, trải nghiệm các lễ hội…
- Nhóm sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa dân tộc bản địa:
Cao Phong là một huyện miền núi Tây Bắc, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, mỗi dân tộc có những giá trị di sản văn hóa khác nhau đã tạo thành một kho tàng văn hóa đặc sắc của vùng Tây Bắc. Đây thực sự là những giá trị tài nguyên đặc
biệt để khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Tây Bắc nói chung và Cao Phong – Hòa Bình nói riêng. Các sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa dân tộc Tây Bắc được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế quan tâm, đặc biệt là khách Tây Âu.
Một số sản phẩm du lịch cụ thể bao gồm: Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa Mường (Bản Mường Giang Mỗ, Xóm Khánh…). Du lịch tham quan, trải nghiệm lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số (nấu rượu, rệt thổ cẩm, làm nương rẫy, thưởng thức nghệ thuật, đốt lửa trại, thưởng thức ẩm thực, đặc sản núi rừng…). Du lịch tham quan, trải nghiệm các lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán. Du lịch cộng đồng, homestay. Du lịch tham quan, tìm hiểu, mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản… Du lịch tham quan, nghiên cứu, kết hợp tắm lá thuốc dân tộc…
- Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn công nghệ cao; du lịch trang trại, vườn cây: Cao Phong có thế mạnh nổi trội về kinh tế trang trại
nông nghiệp nông thôn, mà điển hình là đặc sản cam, quýt Cao Phong. Toàn huyện có hàng nghìn hecta cam quýt đặc sản. Cam Cao Phong đã làm nên “thương hiệu” Cao Phong trong phạm vi cả nước. Việc phát triển sản phẩm du lịch gắn với thương hiệu “Cam Cao Phong” sẽ tạo tiền đề cho du lịch Cao Phong phát triển. Đây chính là một thế mạnh đặc trưng, một cơ hội để phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao gắn với những trang trại, những vườn cam; và gắn với các sản phẩm từ cam, quýt, chanh, bưởi - những sản phẩm mang thương hiệu Cao Phong…
Không gian tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn cho du khách là các trang trại, vườn cây, rừng trồng, đồng ruộng, khu nuôi trồng thủy sản (hồ Hòa Bình)… Đến đây, khách du lịch sẽ trải nghiệm cuộc sống nhà nông từ những người nông dân trong hoạt động nông nghiệp và mua sắm các sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Một số sản phẩm du lịch cụ thể bao gồm: Du lịch tham quan các vườn cam, quýt, chanh, bưởi; kết hợp nghiên cứu công nghệ, quy trình chăm sóc. Du lịch tham quan, trải nghiệm làm người nông trong quy trình trồng, chăm sóc, cắt tỉa, vun xới… các vườn cam, quýt, chanh, bưởi. Du lịch picnic, cắm trại cuối tuần ở các trang trại, vườn cam. Du lịch trải nghiệm Lễ hội Cao Phong. Du lịch mua sắm các đặc sản địa phương: cam, quýt, chanh, bưởi, mật ong…
- Nhóm sản phẩm du lịch thể thao, vui chơi giải trí: Một số sản phẩm du lịch cụ thể gồm: Du lịch thể thao trên mặt nước: Ca nô, lướt ván, du thuyền, dù lượn, câu cá, chèo thuyền kayak, đạp xe trên mặt nước, motor nước… Các hoạt động thể thao dựa vào địa hình: Xe đạp leo núi, motor, ô tô địa hình, đi bộ (trecking). Du lịch thể thao mạo hiểm: Leo núi, khám phá rừng, tìm hiểu hang động, dù lượn, khinh khí cầu… Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần. Du lịch tham quan đường sông (dọc sông Đà và hồ Hòa Bình)…
Tóm lại, đối với công tác phát triển sản phẩm du lịch: Trên cơ sở định hướng các thị trường mục tiêu của huyện Cao Phong, căn cứ định hướng tổ chức không gian du lịch dựa trên các nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng…, huyện Cao Phong cần chỉ đạo các ngành chức năng cũng như các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nghiên cứu các thị trường một cách kỹ lưỡng, toàn diện (mục đích, tâm lý, sở thích, điều kiện kinh tế…), xác định xu hướng phát triển du lịch trên thế giới, trong khu vực, trong nước, xác định các thị trường mục tiêu, thị trường trọng điểm với các đặc điểm, nhu cầu cụ thể... để trên cơ sở đó xây dựng được hệ thống sản phẩm du lịch phù hợp cho từng thị trường, có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh nhằm thu hút khách du lịch và mang lại hiệu quả kinh tế cao.