Tình hình phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 43)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Cao Phong

3.1.4. Tình hình phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây

Những năm gần đây, kinh tế huyện Cao Phong phát triển ổn định, một số ngành thế mạnh có mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong 5 năm gần đây đạt 13,14%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 27 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Dịch vụ 25% (trong đó có du lịch); công nghiệp, xây dựng 27%; nông - lâm - thủy sản 48%. Công trình hạ tầng xã hội của huyện cũng được đầu tư nâng cấp, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao.

Mặc dù trong những năm qua còn có nhiều hạn chế và khó khăn như: sản xuất chính là nông nghiệp, xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ còn thiếu…, nhưng huyện Cao Phong đạt được một số kết quả tương đối khả quan:

- Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch đề ra; Thu nhập bình quân đầu người tăng; Đời sống của cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện được nâng cao; Thu ngân sách nhà nước được tăng dần qua từng năm.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại. Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp đã có những bước đột phá trong cả sản lượng năng suất và chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực ngành. Xác định được hướng phát triển ưu tiên.

- Các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo có những bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng. Vệ sinh môi trường đã được quan tâm thường xuyên.

Bảng 3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Cao Phong, giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 TTBQ (2016 - 2018) (%/năm) Huyện Cao Phong

Tổng giá trị tăng thêm

theo giá hiện hành Tỷ đồng 2415 3027 3507 21

Trong đó:

- Nông, lâm nghiệp và

thủy sản Tỷ đồng 1111 1401 1789 27

- Công nghiệp và XD Tỷ đồng 675 879 1223 35

- Dịch vụ Tỷ đồng 629 777 1241 40

Cơ cấu giá trị sản xuất

tăng thêm theo ngành

- Nông, lâm nghiệp và

thủy sản % 46 45 44.5

- Công nghiệp và XD % 28 27 29

- Dịch vụ % 26 28 26.5

Thu nhập bình quân đầu

người Triệu đồng/người 32.8 40.5 45.7 18

Tỉnh Hòa Bình

Tổng giá trị sản xuất theo

giá hiện hành Tỷ đồng 49143 57732 69987 19

Trong đó:

- Nông, lâm nghiệp và

thủy sản Tỷ đồng 6137 7841 10747 32

- Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 23503 27523 32520 18 - Dịch vụ Tỷ đồng 19503 22368 36720 37

Cơ cấu giá trị sản xuất

tăng thêm theo ngành

- Nông, lâm nghiệp và

thủy sản % 22.16 23.22 22.01

- Công nghiệp và xây dựng % 46.37 45.05 49.15

- Dịch vụ % 31.45 31.72 28.84

Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/người 36.5 44.58 48.03 15 Huyện Cao Phong so với tỉnh

Tổng giá trị sản xuất theo

giá hiện hành % 4.9 5.2 5.01

Trong đó:

- Nông, lâm nghiệp và

thủy sản % 18.1 17.7 14.5

- Công nghiệp và xây dựng % 2.8 3.1 3.1

- Dịch vụ % 3.2 3.4 3.5

Thu nhập bình quân đầu

người % 89.8 90.8 95.1

Nguồn: Tổng hợp thống kê, tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu của Thống kê huyện Cao Phong và của tỉnh Hòa Bình)

Bảng 3.3. Hiện trạng dân số và lao động của huyện Cao Phong 2016 – 2018 Đơn vị Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 Tốc độ TTBQ

(%/năm)

Huyện Cao Phong

Dân số trung bình Người 43322 43644 44656 1,5 Tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên % 0,82 0,99 0.94

Mật độ dân số người/km2 169 170 174 1,5

Diện tích Km2 256 256 256

Số người trong độ

tuổi lao động Người 28754 30128 30488 3,0 Tỷ lệ lao động qua

đào tạo % 45 47,3 49,87

Tỉnh Hòa Bình

Dân số trung bình Người 831357 838843 846896 0,9 Tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên % 0,85 0,9 0,96

Mật độ dân số người/km2 181 183 185 1,1

Diện tích Km2 4590 4590 4590

Số người trong độ

tuổi lao động Người 550405 551435 552465 0,2 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 17,6 18,2 19,3 Tỷ lệ Cao Phong so với tỉnh Hòa Bình Dân số trung bình % 0,052 0,052 0,053 Số người trong độ tuổi lao động % 0,052 0,055 0,055

Nguồn: Tổng hợp thống kê, tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu của Thống kê huyện Cao Phong và của tỉnh Hòa Bình - Làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội: Quan tâm đến các đối tượng chính sách; tỷ lệ hộ nghèo giảm, chất lượng cuộc sống của nhân dân tăng... được thể hiện qua các chỉ tiêu số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ sử dụng điện.

- Thu hút đầu tư trên địa bàn tăng lên hàng năm, tranh thủ nguồn vốn của tỉnh, trung ương, các tổ chức để xây dựng cơ sở vật chất cho huyện trên các lĩnh vực: giao thông, trường học, trạm y tế...

Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế xã hội cùng còn một số những tồn tại hạn chế căn bản sau:

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm so với yêu cầu; Tỷ trọng nông - lâm - nghiệp còn cao. Huyện chưa có cơ sở công nghiệp đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chưa phát triển, chưa chủ động trong các loại

hình kinh doanh tạo ra hiệu quả cao hơn.

- Thu nhập bình quân đầu người tuy đã được cải thiện nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Đời sống của một số hộ nhân dân còn nhiều khó khăn.

- Lĩnh vực văn hóa xã hội còn những mặt yếu: Chất lượng giáo dục còn yếu so với một số huyện khác trong tỉnh. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều yếu kém. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nhất là các vùng sâu vùng xa còn nhiều hạn chế.

- Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, môi trường giao thông... còn nhiều hạn chế và bất cập.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là: Hạ tầng kỹ thuật huyện tuy đã được đầu tư nhưng còn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, mức độ đầu tư còn thấp hơn so với các huyện khác (huyện có quá trình đầu tư chưa lâu). Đồng thời ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và của tác động của thời tiết phức tạp trong 5 năm qua ảnh hưởng rất lớn đối với huyện sản xuất chính là nông nghiệp. Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện. Một số chế độ chính sách của Nhà nước còn có nhiều bất cập, luôn thay đổi gây khó khăn cho triển khai thực hiện (chính sách về đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng...). Trình độ kiến thức, ý thức của người dân còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng rất lớn trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Định hướng phát triển kinh tế, nhất là chính sách nông nghiệp, lĩnh vực cần được hỗ trợ, cần được quan tâm của tỉnh, trung ương về công nghệ sản xuất, giống... chưa được quan tâm thỏa đáng và thường xuyên.

- Đối với lĩnh vực du lịch, huyện Cao Phong vẫn chưa khai thác được hết ưu thế về tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên du lịch. Trong những năm tới, với những định hướng chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, du lịch là ngành kinh tế được đánh giá có nhiều triển vọng phát triển. Với những định hướng phát triển như vậy, với những ưu thế về vị trí địa lý, tài nguyên; phát triển du lịch có thể được coi là một trong những hướng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tăng đóng góp vào cơ cấu kinh tế của Huyện, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân và đáp ứng các mục tiêu sau:

+ Phát triển du lịch thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác: du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, do vậy sự phát triển của du lịch sẽ hỗ trợ, thúc đẩy sự

phát triển của các ngành kinh tế, các lĩnh vực khác nhau, cả về hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, nông nghiệp, thương mại, văn hóa - xã hội và giáo dục - đào tạo.

+ Phát triển du lịch góp phần hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên, các công trình, di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn huyện.

+ Phát triển du lịch góp phần tạo việc làm và đóng góp cho nỗ lực giảm tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo: du lịch là ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, đặc biệt nguời địa phương tham gia hoạt động du lịch cộng đồng cũng là yếu tố hấp dẫn du lịch. Do vậy, với những định huớng đúng đắn, phát triển du lịch sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho nguời dân địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, đa dạng hóa hoạt động kinh tế của người dân, nâng cao dân trí, góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận chủ thể quản lý: cơ quan, cán bộ nhà nước quản lý lĩnh vực du lịch. - Tiếp cận khách thể quản lý nhà nước về du lịch: các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động du lịch; các địa danh liên quan đến hoạt động du lịch; hạ tầng du lịch; đầu tư du lịch…

- Tiếp cận có sự tham gia: du khách, người dân được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch, người dân trong các khu vực có các hoạt động du lịch…

3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

Sau quá trình khảo sát địa bàn, dự kiến sẽ chọn các điểm du lịch đại diện cho huyện gồm: Khu du lịch Núi Đầu Rồng; Điểm du lịch tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan; Khu du lịch Chùa Khánh; Đền Thác Bờ; Bản Mường Giang Mỗ và Lễ hội cam Cao phong. Những điểm và lễ hội được chọn vì những lý do sau:

Một là, đây là những điểm có tài nguyên du lịch tiêu biểu của huyện, tập trung nhất các hoạt động khai thác và quản lý du lịch.

Hai là, những trọng điểm nhằm khai thác trong quá trình phát triển du lịch của huyện.

Ba là, những điểm, tuyến, hoạt động du lịch này trước đây đã có sự tăng cường quản lý của Nhà nước về phát triển du lịch, nhưng hiện tại đã xuất hiện những bất cập trong quá trình quản lý.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

Tổng hợp số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của huyện.

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Trực tiếp thông qua nghiên cứu thực tế các đối tượng điều tra theo phương pháp chọn mẫu đại diện, mẫu điều tra được xác định dựa trên mối tương quan trực tiếp đối với quản lý nhà nước về du lịch, trong đó:

- Các cơ quan quản lý cấp huyện, cấp xã: Chủ thể trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch;

- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch: đối tượng của quản lý Nhà nước về du lịch;

- Khách du lịch: tham gia vào các hoạt động, thụ hưởng, sử dụng các sản phẩm du lịch (đánh giá có sự tham gia)

Tổng mẫu được phân bổ như sau:

Đối tượng điều tra Đơn vị

tính điều tra Số mẫu Nội dung điều tra

1. Các cơ quan QLNN cấp huyện

1.1. UBND huyện Người 03 Công tác quản lý quy hoạch và ban hành các văn bản pháp luật QLNN về du lịch

1.2. Các phòng ban liên quan

Người 07 Công tác tổ chức, quản lý, thực hiện kế hoạch phát triển du lịch và kiểm tra chấp hành các quy định về du lịch 2. Các cơ quan

QLNN cấp xã Người 15 Công tác quản lý của địa phương, sự tham gia của chính quyền trong tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch 3. Các tổ chức, cá

nhân kinh doanh du lịch

Đơn vị 15 Sự tham gia quản lý và việc chấp hành pháp luật về tổ chức kinh doanh du lịch tại các địa phương và điểm du lịch 4. Khách du lịch Người 60 Đánh giá của du khách, sự hài lòng của họ khi đến du lịch tại các điểm du lịch của huyện Cao phong

Tổng số mẫu điều tra 100

Các phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia, phương pháp điều tra xã hội học, để thu thâ ̣p thông tin, làm rõ tı̀nh hı̀nh từ các nhà quản lý, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân kinh doanh, các du khách và người dân.

3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp các số liệu thu thập được và dùng phần mềm EXEL để lập bảng…

3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu về số lượng tuyệt đối, số tương đối (%), số tăng trưởng bình quân để tính toán các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động du lịch qua các năm, như: số khách đến du lịch tại địa phương, thu nhập từ du lịch, cơ cấu thu nhập của du lịch, kết quả thu hút đầu tư vào du lịch của huyện, hiện trạng lao động ngành du lịch...

- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này sử dụng để đánh giá mức thay đổi của các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực hoạt động du lịch qua các năm.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

- Tài nguyên du lịch: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch: + Quy hoạch không gian du lịch;

+ Phát triển các sản phẩm du lịch; + Các tuyến du lịch.

- Thực trạng du lịch:

+ Thu nhập từ lĩnh vực du lịch; + Cơ cấu thu nhập ngành du lịch; + Hiện trạng cơ sở lưu trú;

+ Lượng vốn đầu tư phát triển du lịch (cơ cấu nguồn và lĩnh vực đầu tư); + Lao động trong ngành du lịch của huyện;

- Quảng bá, xúc tiến du lịch:

+ Sự kiện quảng bá có tầm cỡ trong và ngoài nước; + Số lượng khách hàng biết về thương hiệu du lịch,

+ Số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch được đào tạo hàng năm; + Mức độ đáp ứng nhu cầu của nguồn lực lao động du lịch,

- Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch:

+ Số công trình, di tích, danh thắng được trùng, tôn tạo, bảo vệ; + Môi trường tự nhiên và vệ sinh chung,

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch: + Số lần thanh tra, kiểm tra;

+ Số vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý; + Số tiền xử phạt…

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG BÀN HUYỆN CAO PHONG

4.1.1. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát đến hoạt động du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển thuộc thẩm quyền của địa phương

Trước thực trạng phát triển và vị trí, vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện mới. Luật Du lịch năm 2017 đã được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017. Việc ban hành Luật Du lịch năm 2017 đã thay thế Luật Du lịch năm 2015 với nhiều những quy định mới đã một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với lĩnh vực du lịch. Đặc biệt, với việc ra đời của Luật Du lịch mới đã tạo ra hành lang pháp lý mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của du lịch cả nước theo hướng bền vững và hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 43)