Đánh giá chất lượng các sản phẩm du lịch du khách đã trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 74)

(N = 60) Các loại sản phẩm đã trải nghiệm Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu SL (Người) Tỉ lệ (%) SL (Người) Tỉ lệ (%) SL (Người) Tỉ lệ (%) SL (Người) Tỉ lệ (%) SL (Người) Tỉ lệ (%)

Du lịch tìm hiểu văn hóa 15 25 37 62 6 10 2 3 0

Thắng cảnh 8 13 25 42 23 38 4 7 0

Du lịch tâm linh 18 30 36 60 6 10 0 0

Du lịch sinh thái 16 27 20 33 22 37 2 3 0

Ẩm thực và trải nghiệm các

hoạt động 6 10 3 5 30 50 17 28 4 7

Nguồn: Điều tra, khảo sát du khách đến với Cao Phong, (2018)

Theo đánh giá của các đối tượng khảo sát, hiện nay hoạt động du lịch của Cao Phong chưa thực sự mang tính chuyên nghiệp, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu. Sức thu hút khách đến du lịch tại huyện chủ yếu dựa trên các yếu tố như: bản sắc văn hóa, cảnh quan môi trường. Loại hình du lịch được du khách đánh giá khá cao là du lịch tâm linh (30%), du lịch sinh thái (27%) và du lịch tìm hiểu văn hóa (25%)…

Nhìn chung các đơn vị kinh doanh du lịch của huyện vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu các dịch vụ đồng bộ trong phát triển du lịch, đặc biệt là các dịch vụ vui chơi, giải trí; thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các cảnh quan, tài nguyên du lịch, như các hoạt động thể thao, các hoạt động trải nghiệm…

Có thể thấy, một phần do công tác quảng bá, còn phần lớn chính là do sức hút của các sản phẩm du lịch của địa phương nên lượng khách đến với Cao Phong trong những năm gần đây chưa cao, đối tượng khách chưa đa dạng, phạm vi khách chưa rộng. Khách đến với du lịch Cao Phong trong những năm qua chủ yếu là khách nội tỉnh với tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân hàng năm khoảng 4%; khách ngoại tỉnh tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ là 0,04%, khách quốc tế chỉ là khách vãng lai hầu như không có hoạt động lưu trú tại huyện.

Bảng 4.18. Thống kê lượng khách du lịch các doanh nghiệp du lịch Cao Phong đã phục vụ STT LOẠI KHÁCH ĐVT 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển bình quân (%) 1 Khách nội tỉnh Người 10821 11253 10793 100,40 2 Khách ngoại tỉnh Người 13182 17040 17785 116,18 3 Khách quốc tế Người 1 1 -

Nguồn: Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của huyện (2018) Đối tượng khách du lịch đến với địa phương chủ yếu là người kinh doanh, buôn bán, tiếp đến là sinh viên và học sinh.

Khách đến với Cao Phong thường ít qua các công ty lữ hành mà chủ yếu là tự tổ chức (chiếm 83% lượng du khách được khảo sát). Nếu có qua các công ty lữ hành (17% du khách được khảo sát) thì chủ yếu là các công ty ở Hà Nội (chiếm 58%), các công ty ở Hòa Bình không nhiều (chỉ khoảng 25%), Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 5%, còn lại là từ các tỉnh khác (12%), huyện chưa có công ty lữ hành nào hoạt động.

Bảng 4.19. Khảo sát địa điểm du khách đăng ký thực hiện tour du lịch đến Cao Phong Địa điểm SL (N = 60) Tỉ lệ (%) Hòa Bình 15 25 Hà Nội 35 58 Thành phố Hồ Chí Minh 3 5 Tỉnh, thành khác 7 12

Nguồn: Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của huyện (2018) Các điểm đến và có lễ hội được tổ chức có quy mô và có sức hút khách du lịch khá lớn hiện nay của huyện là Quần thể núi Đầu Rồng, Đền Bồng Lai, Đền Bờ (lễ hội đền chúa Thác Bờ), lễ hội Cam... Các điểm khác trong tổng thể quy hoạch của địa phương mới chỉ ở quy mô nhỏ, lượng khách không nhiều.

Bảng 4.20. Thống kê các điểm, lê hội thu hút đông khách du lịch của Cao Phong

Stt Các lễ hội ĐIỂM CHẤM (thứ hạng) (N = 15) 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % 1 Lễ hội Đền Chúa Thác Bờ (Đền Bờ) 2 29 5 71 0 0 0 0 0 0 2 Lễ hội Chùa Khánh 0 0 1 14 5 71 1 14 0 0 3 Lễ hội Chùa Quoèn Ang 0 0 0 0 2 29 5 71 0 0 4 Lễ hội Cam Cao Phong 5 71 2 29 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của huyện (2018) Chất lượng nguồn nhân lực tham gia hoạt động du lịch. Nhìn chung, theo đánh giá của các đối tượng khảo sát, thì đây là một trong những điểm yếu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lĩnh vực du lịch của địa phương trong thời gian qua, Khả năng của các hướng dân viên du lịch và nhân viên phục vụ về cơ bản đáp ứng yêu cầu ở mức độ trung bình, thậm chí còn bị đánh giá yếu (47% cán bộ xã đánh giá yếu). Trong các thách thức thì, thiếu đội ngũ nhân viên có kiến thức về hướng dẫn, ngoại ngữ được nhận định là ở mức độ cao. Điều này về cơ bản là do, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, chưa khắc phục được những bất cập trong công tác đào tạo nghiệp vụ du lịch trước yêu cầu phát triển hiện nay như, tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và thiếu tính chuyên nghiệp. Theo khảo sát 07

doanh nghiệp (thực chất cũng mới chỉ là dạng hộ kinh doanh nhà nghỉ) thì nguồn nhân lực chủ yếu được sử dụng là phục vụ buồng (35%), lễ tân (20%), quản lý và bếp cùng chiếm khoảng 14%...

Bảng 4.21. Nguồn nhân lực của các đơn vị kinh doanh du lịch (nhà nghỉ) được khảo sát, 2018 Stt Nhân lực SL (Người) % 1 Quản lý 7 14 2 Bếp 7 14 3 Lễ tân 10 20 4 Bảo vệ 6 12 5 Phục vụ buồng 17 35 6 Khác 2 4 Tổng số 49 100

Nguồn: Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của huyện (2018) Trong số lao động đó, trình độ chuyên môn thấp, 08% có trình độ Đại học, 08% trình độ Cao Đẳng, 04% có trình độ Trung Cấp và 69% là chưa qua đào tạo.

Bảng 4.22. Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực của các đơn vị kinh doanh du lịch (nhà nghỉ) được khảo sát, 2018

Stt Trình độ SL (Người) %

1 Chưa qua đào tạo 34 69

2 Sơ cấp 2 4 3 Trung cấp 5 10 4 Cao Đẳng 4 8 5 Đại học 4 8 6 Sau Đại học 0 0 Tổng số 49 100

Nguồn: Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của huyện (2018) Các đơn vị cũng có người biết ngoại ngữ, nhưng trình độ ở mức sơ đẳng, giao tiếp cũng chưa tốt và cùng chỉ là tiếng Anh, chưa có lực lượng biết ngoại ngữ khác.

4.2.4. Ý thức cộng đồng

Ý thức của người dân, của cộng đồng trong tham gia phát triển du lịch của địa phương là một trong những động lực tích cực thúc đẩy du lịch của huyện phát triển. Tuy vậy, ý thức về sự phát triển du lịch bền vững của cộng đồng dân cư vẫn chưa cao, nhiều hoạt động tự phát, không được quản lý chặt chẽ đã ảnh

hưởng tiêu cực đến môi trường của các điểm, khu du lịch. Trong những năm qua, huyện Cao Phong đã thực hiện nghiêm túc chủ trương của tỉnh Hòa Bình về công tác xã hội hóa hoạt động du lịch, khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư địa phương tham gia phát triển du lịch, tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ, hàng hóa và dịch vụ du lịch. Hiện tại, trên địa bàn huyện Cao Phong có 13 nhà nghỉ do tư nhân đầu tư xây dựng có quy mô khá lớn phục vụ nhu cầu lưu trú của khoảng 580 lượt khách/ngày. Bên cạnh đó, xung quanh các khu, các điểm du lịch còn có các cơ sở ăn uống do người bản địa thành lập và tổ chức phục vụ du lịch.

Một số hộ gia đình, cộng đồng đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động phục vụ khác, xây dựng các trang trại (các trang trại Cam ở khu vực Thị trấn Cao Phong), các cơ sở du lịch cộng đồng (ở xã Bình Thanh, xã Thung Nai). Các hoạt động bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng được triển khai đạt kết quả nhất định (duy trì đội văn nghệ tại Bản Giang Mỗ - Bình Thanh, các đội cồng chiêng…

Tuy nhiên, việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập: Việc lấy ý kiến tham gia của cộng đồng trước khi xúc tiến các dự án đầu tư chưa được chú trọng. Đa số người dân được hỏi đều khẳng định không biết trước về chủ trương đầu tư, rất ít hoặc hầu như chưa bao giờ được tham gia ý kiến vào các quy hoạch phát triển du lịch. Một số ít dự án du lịch đã quy hoạch chi tiết hoặc triển khai mặt bằng trên các tuyến du lịch nhưng chậm đầu tư và quá trình đầu tư ảnh hưởng đến sinh kế, môi trường sống của cộng đồng bản địa gây bức xúc cho người dân (khu vực đền Bờ - Thung Nai). Các hộ gia đình, các nhóm công đồng tham gia hoạt động du lịch phần lớn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không ổn định, ít có sự hướng dẫn, tập huấn từ các cơ quan chức năng nên hiệu quả kinh tế chưa cao và cũng không đóng góp nhiều cho việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường của người dân trong quá trình tham gia hoạt động du lịch còn hạn chế, một số hoạt động gây tác động tiêu cực đến tài nguyên du lịch (suy giảm tính đặc sắc của các nét văn hóa bản địa, hoạt động gây hại đến mỹ quan, sinh thái khu vực du lịch…). Trong các lễ hội, tại các điểm du lịch, vẫn còn hiện tượng kinh doanh chụp giật, xả rác bừa bãi, gây cản trở các hoạt động giao thông… ảnh hưởng đến hình ảnh thân thiện của các điểm đến du lịch, tác động không tốt đến phát triển du lịch bền vững,

4.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG

4.3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch của huyện Cao Phong

Nhằm phát huy lợi thế và thúc đẩy du lịch thành một ngành đóng góp cao cho tăng trưởng kinh tế của huyện Cao Phong, góp phần tạo ra sự phát triển bền vững của huyện. Xuất phát từ những nghiên cứu về phát triển du lịch huyện Cao Phong, trong giai đoạn tới, đặc biệt là trong định hướng phát triển du lịch của Huyện đến năm 2030 cần xác định rõ một số vấn đề sau:

Một là, sự phát triển du lịch của Huyện phải đặc biệt quán triệt các quan điểm là: Phát triển du lịch trên cơ sở kế thừa những thành tựu trong giai đoạn vừa qua, phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch chung của tỉnh. Đề án phát triển du lịch của Huyện và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển du lịch bền vững gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng, chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn. Đẩy mạng công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm.

Hai là, phấn đấu đến năm 2020, du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện. Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch đồng bộ, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, có chất lượng, thân thiện với môi trường, đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao. Tập trung phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng có chất lượng cao và du lịch của huyện Cao Phong là điểm đến hấp dẫn cho các du khách trong và ngoài huyện. Phấn đấu tăng trưởng bình quân của du lịch, dịch vụ đạt 15% trở lên, đưa tỷ trọng của ngành đến năm 2020 chiếm 30% năm 2030 chiếm 40%.

Từ nay đến năm 2020, tập trung thu hút các nguồn đầu tư và tập trung đầu tư xã hội kết cấu hạ tầng, cơ sở du lịch tâm linh Đền Thượng Bồng Lai, du lịch cộng đồng xóm Mỗ xã Bình Thanh; đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển các sản

phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn; số cơ sở lưu trú đối với các nhà nghỉ đạt 250 phòng. Đến năm 2020 thu hút được 302.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 2.500 lượt. Tổng thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ đạt 133 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động, trong đó có khoảng 400 lao động trực tiếp,

Giai đoạn 2020 đến năm 2025, tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng, số cơ sở lưu trú đạt 400 phòng. Đến năm 2025 thu hút 455.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 5.000 lượt, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 367 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động, trong đó khoảng 800 lao động trực tiếp.

Phấn đấu giai đoạn 2026 – 2030 tiếp tục thu hút đầu tư cho phát triển du lịch trên địa bàn huyện; cơ sở lưu trú đạt 600 phòng, phấn đấu đến năm 2030 đạt 652.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 12.000 lượt, tổng thu từ hoạt động du lịch dịch vụ đạt khoảng 813 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động và lao động trực tiếp là khoảng 1.000 người.

Để thực hiện được những quan điểm, định hướng và mục tiêu trên đòi hỏi huyện Cao Phong phải tích cực thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch một cách toàn diện. Trong đó, đặc biệt phải chú trọng tăng cường quản lý nhà nước về du lịch nhằm tạo khuôn khổ pháp lý, khuyến khích các hoạt động đầu tư, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch theo định hướng phát triển bền vững…

4.3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao Phong huyện Cao Phong

Để tăng cường quản lý nhà nước một cách có hiệu quả nhằm thúc đẩy du lịch huyện Cao Phong phát triển theo đúng định hướng, trong những năm tới cần tập trung thực hiện đồng bộ một số định hướng, giải pháp trên một số lĩnh vực căn bản sau:

Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng định hướng phát triển ngành du

lịch gắn với phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch của huyện.

Thứ nhất, nâng cao chất lượng định hướng phát triển các thị trường du

lịch gắn với những lợi thế của huyện.

Căn cứ vào kết quả đánh giá, điều tra khảo sát, trước hết cần phải có những định hướng nhằm phát triển thị trường khách du lịch trọng điểm, đặc biệt

chú trọng đến các khách du lịch đến từ các nước Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước ASEAN; tập trung khái thác nhóm thị trường với mục đích thăm quan, nghiên cứu văn hóa bản địa, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh.

Bên cạnh đó, thực tế những năm qua cho thấy, tỷ lệ đóng góp của thị trường khách du lịch nội địa cao gấp trên 5 lần so với thị trường khách du lịch quốc tế. Do vậy, thị trường khách du lịch nội địa vẫn là thị trường chính của Cao Phong hiện tại và trong tương lai. Do đó, du lịch Cao Phong cần tập trung phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa từ thủ đô Hà Nội, nội Vùng thủ đô và các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc, Vùng tam giác trọng điểm du lịch phía Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Mở rộng thị trường khách du lịch nội địa đến từ các trung tâm phân phối khách lớn ở phía

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 74)