Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 58 - 61)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Cao Phong

4.1.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực lao động

động cho phát triển du lịch

Nhân lực du lịch có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch, dịch vụ du lịch (gọi chung là du lịch) mà còn góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tham gia tích cực vào môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Bảng 4.8. Tổng hợp số liệu lớp, người tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2016 - 2018

Năm Tên lớp lớp Số Đối tượng

Số lượng người

Thời gian tổ chức

(ngày/lớp) Địa điểm Giảng viên

2016 Tập huấn kỹ năng

làm công tác du lịch 04 - Cán bộ văn hóa cấp xã, người quản lý và nhân viên các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn xã Bình Thanh, Thung Nai.

- Lãnh đạo,thành viên củaBan Quản lý xóm Mỗ 2 tại xã Bình Thanh,

- Các hộ xóm Mỗ 2 xã Bình Thanh.

- Các hộ của 2 Xóm Tiện và Xóm Nai xã Thung Nai.

140 01 - Tại Nhà văn hóa xómMỗ 2 xã Bình Thanh. - Tại UBND xã Thung Nai. - Trường Cao Đẳng Du lịch Hà Nội.

- Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa bình.

2017 Bồi dưỡng kiến thức

cho cán bộ làm công tác văn hóa,thể thao và du lịch tại các xã, thị trấn

01 Công chức văn hóa xã hội và

nhân viên chuyên trách ở các xã, thị trấn trong toàn huyện.

46 07 Hội trường

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

- Lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện. - Lãnh đạo Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.

2018 Tập huấn về tuyên

truyền công tác bảo vệ môi trường cho các hộ kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch huyện Cao Phong

04 - Lãnh đạo, thành viên của Ban

Quản lý xóm Mỗ 2 tại xã Bình Thanh.

- Các hộ kinh doanh du lịch tại xã Bình Thanh, Thung Nai.

- Chủ nhà nghỉ, nhân viên phục vụ tại các hộ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Cán bộ phụ trách mảng văn hóa

- xã hội của 02 xã Bình Thanh, Thung Nai

135 02 - Nhà văn hóa

xómTiện xã

Thung Nai.

Lãnh đạo và chuyên viên phòng Văn hóa và Thông tin huyện.

Chính từ đó, trong những năm qua, công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch được của Huyện đã được quan tâm, nhất là công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, công nhân viên trong các đơn vị kinh doanh du lịch, đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch. Hầu hết các đơn vị kinh doanh nhà nghỉ đã được đi tập huấn và được cấp chứng chỉ về kinh doanh lưu trú.

Ngoài những đóng góp trực tiếp, ngành du lịch đã góp phần quan trọng tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề khác như thương mại, vui chơi giải trí, vận tải, viễn thông, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nông nghiệp…, đồng thời góp phần bảo tồn và tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Bảng 4.9. Thực trạng lao động ngành du lịch huyện Cao Phong

2016 2017 2018 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động du lịch 165 100,00 185 100,00 425 100,00 Chia theo tính chất: - Lao động trực tiếp 130 79,00 160 86,00 395 93,00 - Lao động gián tiếp 35 21,00 25 14,00 30 7,00 Chia theo trình độ chuyên

môn

- Đại học, trên đại học 1 0,75 2 1,00 15 4,00

- Cao đẳng 1 0,75 2 1,00 6 1,00

- Trung cấp 1 0,75 1 0,50 3 0,50

- Sơ cấp 1 0,75 1 0,50 2 0,50

- Trung học phổ thông 25 15,00 40 22,00 55 13,00 - Chưa qua đào tạo 136 82,00 139 75,00 344 81,00 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cao Phong (2018) Tuy nhiên, có thể thấy, những năm gần đây, công tác phát triển nhân lực của Cao Phong, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết như: Mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng, tầm nhìn ngắn hạn, nguồn lực đào tạo còn hạn hẹp, đào tạo còn manh mún cả về quy mô, cơ cấu, nội dung, nhiều loại nhân lực cho du lịch và dịch vụ du lịch chưa được đào tạo và kết quả là chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của thời kỳ cạnh tranh và hội nhập quốc tế; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo, bồi dưỡng cơ bản còn lạc hậu và rất thiếu; chưa đủ đội ngũ giảng dạy có chất lượng phù hợp nhu cầu

chuyên môn, ngoại ngữ và kinh nghiệm cho các trình độ đào tạo; chương trình đào tạo chắp vá, thiếu tính hệ thống, tính đồng bộ và tính hiện đại theo nhu cầu phát triển của xã hội và cạnh tranh của thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức; quan điểm phát triển nhân lực mới chỉ tập trung vào đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng nhân lực tại chỗ theo nhu cầu trước mắt, thiếu tầm nhìn, chưa quan tâm nhiều đến quản lý phát triển nhân lực có chất lượng phù hợp nhu cầu xã hội, cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Những hạn chế yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là đến nay, huyện Cao Phong nói riêng, vẫn chưa có quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn về phát triển nhân lực du lịch để định hướng đúng, có hệ thống đào tạo đồng bộ và đáp ứng yêu cầu đặt ra cả về số lượng và chất lượng về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng nghề…, phù hợp nhu cầu phát triển của thời đại kinh tế thị trường với cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế rất đa dạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)