Cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 65 - 67)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

4.2.1. Cơ chế, chính sách

Cơ chế, chính sách (hành lang pháp lý), những định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tác động đến sự phát triển của ngành du lịch của huyện.

Trong những năm qua lãnh đạo huyện Cao Phong đã xác định, du lịch là một trong những hướng phát triển kinh tế trong tương lai. Chính vì vậy, đã đặc biệt quan tâm đến xây dựng các quy định liên quan đến lĩnh vực du lịch như: trong khai thác các tài nguyên, các điểm, các tuyến du lịch; lĩnh vực lưu trú, nhà hàng, các cơ sở vận chuyển du lịch; quy định đối với các điểm cung cấp thông tin và các hộ kinh doanh tại các điểm du lịch. Chính do có những quy định cụ thể nên các hoạt động kinh doanh du lịch đi vào nề nếp, không xảy ra những vi phạm lớn trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

Có thể thấy, việc công khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch là một trong những nội dung quản lý nhà nước có tính chất quyết định đối với sự phát triển du lịch của Cao Phong những năm qua. Nó giúp cho các cá nhân, tổ chức (nhà đầu tư) an tâm khi quyết định đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch có lúc, có nơi chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Một số quy hoạch đã có dấu hiện lạc hậu, bất cập, chồng chéo có nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường và hủy hoại tài nguyên du lịch. Công tác quản lý các khu, các điểm du lịch còn chồng chéo. Đặc biệt, việc rà soát một cách tổng thể và mang tính hệ thống các quy hoạch du lịch chưa được tiến hành thường xuyên. Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch có lúc còn thiếu sự khảo sát toàn diện, thiếu luận cứ khoa học chính xác. Có lúc, việc điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy hoạch về du lịch chưa tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc nhằm phát triển du lịch bền vững.

Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá về sự cần thiết tăng cường về cơ chế, chính sách quản lý Du lịch trên địa bàn huyện Cao Phong

(Số mẫu khảo sát n = 30) Đơn vị tính:%

Các chính sách Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết

1- Chính sách thu hút đầu tư 67 37 - -

2- Chính sách khuyến khích đào tạo nguồn nhân

lực du lịch 60 30 - 10

3- Cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh du lịch 65 25 10 - 4- Chính sách bảo đảm an ninh cho du lịch 67 33 - - 5- Chính sách quảng bá, thông tin tuyên truyền

du lịch 60 20 10 10

6- Chính sách bảo vệ môi trường du lịch 67 33 - - 7- Cơ chế hoạt động kiểm tra hoạt động của cơ

quan quản lý nhà nước đối với du lịch 60 15 15 10

8- Chính sách về thuế 50 30 10 10

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả Để nâng cao chất lượng các hoạt động du lịch, trong những năm tới, theo kết quả khảo sát, huyện cần phải đặc biệt quan tâm đến các chính sách trọng điểm như: chính sách thu hút đầu tư cho phát triển du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chính sách phát triển nguồn nhân lực cho các hoạt động du

lịch, chính sách phát triển các sản phẩm du lịch, chính sách bảo đảm môi trường, chính sách xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch, chính sách ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 65 - 67)