Những kinh nghiệm của một số nơi trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 27 - 30)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch

2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịc hở một số nơi có những điểm tương

2.2.1. Những kinh nghiệm của một số nơi trong nước

Dựa vào quá trình hình thành và phát triển du lịch của một số điểm tương đồng trong phát triển du lịch, về quản lý hiệu quả quá trình phát triển du lịch, trong luận văn tác giả lựa chọn 02 huyện của hai tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc để phân tích rút ra những bài học, những gợi ý chính sách.

- Huyện Sa Pa: Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện

vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.

Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C, Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều,

Sa Pa có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và cũng có một số điểm du lịch tương đồng với huyện Cao Phong, Chẳng hạn:

thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất,

Du lịch Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.

Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.

Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.

Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.

Những biện pháp của Sa Pa nhằm phát triển du lịch bền vững, dựa trên việc phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch:

Một là, để phát triển du lịch cần phải thực hiện tốt công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng du lịch; chỉnh trang đô thị, chú trọng thu hút đầu tư các dự án từ nhiều thành phần kinh tế để phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch, dịch vụ, nâng cấp và phát triển các điểm du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo chiều hướng chất lượng cao.

Hai là, cần chú trọng phát triển nguồn lực phục vụ phát triển du lịch để bảo tồn sinh thái gắn với công tác nghiên cứu. Nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức về hướng dẫn viên du lịch, bởi vì,

thông qua đội ngũ này sẽ góp phần rất lớn trong việc quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hoá truyền thống địa phương và góp phần đưa hoạt động hướng dẫn du lịch trở nên chuyên nghiệp hơn.

Ba là, nghiên cứu để có phương pháp quản lý hiệu quả, tạo điều kiện tốt nhất đối với khách đi du lịch tại bản, làng dân tộc, phù hợp với qui định và xu thế phát triển chung của ngành du lịch. Dân tộc thiểu số cùng lối sống và văn hoá của họ cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất thu hút khách du lịch.

Bốn là, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng. Bên cạnh các cửa hàng bán đồ lưu niệm, những sản vật của địa phương; cần bố trí ở những điểm tham quan các quầy lưu niệm một cách hợp lý, khoa học, nhằm đưa hoạt động này trở nên chuyên nghiệp; đồng thời cần có cơ chế kiểm soát chặt về giá và chất lượng hàng hóa, tránh tình trạng chèn ép, chèo kéo khách du lịch.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch. Công tác tuyên truyền quảng bá phải đạt được mục đích đưa hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và con người đến du khách trong và ngoài nước. Phải luôn đổi mới các loại hình sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch, trong đó, đặc biệt chú trọng du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch trải nghiệm...

- Huyện Mộc Châu cũng là một điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch do có cách làm du lịch mang tính chuyên nghiệp và tổ chức quản lý tốt. Bên cạnh đó, Mộc Châu trong phát triển du lịch cũng có nhiều điểm tương đồng và đem lại nhiều gợi ý về chính sách trong phát triển cho Cao Phong.

Mộc Châu - Sơn La có một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng của nhiều dân tộc với khả năng thu hút khách rất cao. Mặt khác, do cấu tạo địa chất và địa hình đã tạo cho Sơn La có hệ sinh thái phong phú với tiểu vùng khí hậu đặc thù mát mẻ của thảo nguyên.

Với những điều kiện thuận lợi về du lịch sinh thái và nhân văn, Mộc Châu có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, những năm qua, vùng đất này vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể: Sản phẩm du lịch còn nghèo, đơn điệu, khả năng cạnh tranh không cao; hạ tầng cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu thốn so với yêu cầu phát triển. Sở dĩ có tình trạng này là do nguồn lực tài chính đầu tư còn ít, môi trường kinh doanh, đầu tư chưa thật sự hấp dẫn…

Ðể du lịch Mộc Châu phát triển mạnh mẽ, tương xứng tiềm năng, sớm trở thành một khu du lịch quốc gia, điểm nhấn của vùng du lịch Tây Bắc, góp phần

quan trọng vào sự phát triển của kinh tế Sơn La, ngành du lịch Sơn La và Mộc Châu đang tập trung giải quyết một loạt vấn đề trước mắt và lâu dài. Trong đó tập trung ưu tiên xây dựng và triển khai chiến lược sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh, có khả năng cạnh tranh cao về du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm...

Giải pháp trong phát triển du lịch của Mộc Châu trong những năm tới:

Một là, xây dựng, hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch trọng điểm. Mộc Châu sẽ hình thành 3 trung tâm du lịch trọng điểm gồm: Trung tâm nghỉ dưỡng Mộc Châu, trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu và trung tâm vui chơi giải trí Mộc Châu; hình thành các bản du lịch cộng đồng bao gồm: Bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu), bản Vặt (xã Mường Sang, huyện Mộc Châu), bản Tà Phình (xã Tân Lập, huyện Mộc Châu), bản Mường Khoa (xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ)…

Cùng với đó là thu hút đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch quan trọng như: khu du lịch rừng thông Bản Áng; khu du lịch thác Dải Yếm; trung tâm thương mại cửa khẩu Lóng Sập; khu du lịch Ngũ động Bản Ôn; khu du lịch sinh thái rừng Pó Cốp; khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Xuân Nha…

Hình thành tuyến du lịch liên quốc gia Mộc Châu - Lào qua cửa khẩu Lóng Sập và kết nối mở rộng sang các nước ASEAN như: Thái Lan, Myanma…; Phát triển các tuyến du lịch nội vùng từ Thị trấn Mộc Châu tới các điểm tham quan, điểm di tích văn hóa - lịch sử trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu...

Hai là, ưu tiên phát triển thị trường khách và các sản phẩm du lịch. Về định hướng, Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu sẽ ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch mục tiêu từ các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; tập trung phát triển và củng cố thị phần khách từ các thị trường mục tiêu truyền thống: Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... Đồng thời, phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao; chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí; tập trung phát triển các sản phẩm chính: Du lịch nghỉ dưỡng và điều dưỡng chữa bệnh; du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp; du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, danh thắng; đặc biệt chú trọng hình thức du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay)...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)