5. Kết cấu của luận văn
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về phát triển đô thị
1.2.1. Kinh nghiệm từ huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Xác định công tác quản lý, quy hoạch đô thị và trật tự xây dựng có vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, huyện Sìn Hồ đổi mới, tập trung lãnh đạo, tham mưu, triển khai nhiều kế hoạch đạt những kết quả quan trọng. Diện mạo đô thị của huyện từng bước hiện đại, đáp ứng xu thế phát triển trong tình hình mới.
Nhận thức được những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng đã ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan đô thị, tác động trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, Đảng bộ huyện Sìn Hồ đã xây dựng chương trình về phát triển thị trấn Sìn Hồ theo tiêu chí đơ thị loại V miền núi giai đoạn 2016 - 2020 nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch đô thị và trật tự xây dựng, từng bước xây dựng thị trấn Sìn Hồ ngày càng khang trang.
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020, sau khi Đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung thị trấn giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến 2030 được phê duyệt, huyện đã cụ thể hóa các chương trình của
Huyện ủy thành kế hoạch thực hiện hằng năm, công khai nội dung quy hoạch cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được biết và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ; tổ chức cắm mốc giới ngoài thực địa theo quy hoạch đã được phê duyệt trước sự chứng kiến của nhân dân, kêu gọi các nhà đầu tư… Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch được các cơ quan chuyên môn thực hiện đồng bộ, xuyên suốt từ khâu giới thiệu địa điểm, cung cấp chứng chỉ, giấy phép quy hoạch, xét duyệt phương án kiến trúc quy hoạch… đến cấp phép xây dựng, kiểm tra, nghiệm thu đưa cơng trình vào sử dụng.
Từ năm 2016 đến nay, nhờ việc đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, số hồ sơ xin cấp phép xây dựng tăng lên, toàn huyện đã cấp 2 giấy phép quy hoạch, 17 giấy phép xây dựng, trong đó có 10 giấy phép xây dựng cấp cho nhà ở cá nhân, 7 giấy phép cấp cho cơng trình. Thực hiện giảm 50% chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với người dân ở thị trấn; dân tộc thiểu số, xã đặc biệt khó khăn, hộ nghèo được miễn 100%. Vấn đề sắp xếp lại chợ trung tâm huyện được tiến hành quyết liệt, cách làm khoa học, hiện đã đi vào hoạt động nền nếp, văn minh, bà con ủng hộ. Công tác giải tỏa hành lang an tồn giao thơng dọc các tuyến đường, tổ chức ra quân xử lý tình trạng bán hàng trái phép, lấn chiếm vỉa hè, lịng đường được triển khai. Qua đó có 807 hộ đã ký cam kết khơng vi phạm hành lang an tồn giao thông; lập biên bản, nhắc nhở 152 trường hợp, hộ gia đình có hành vi lấn chiếm, yêu cầu ký cam kết tự tháo dỡ. Huyện tiến hành rà sốt đất cơng trên địa bàn, tăng cường quản lý, tổ chức đấu giá, xem xét lại việc cho thuê đất công đối với các đơn vị (về giá, định mức thời gian cho th). Nhiều cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, cấp thốt nước… đã hồn thành, đưa vào sử dụng, bước đầu tạo lập được trật tự, kỷ cương với diện mạo sạch sẽ, ngăn nắp và văn minh đô thị ở khu vực trung tâm huyện, một số tuyến đường trên địa bàn.
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, thị trấn đã đổi thay hơn trước rất nhiều, đường phố sạch, đẹp và nề nếp hơn. Nhờ có cán bộ địa phương thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, đã hạn chế được tình trạng một số bà con cơi nới nhà cửa trái phép, sử dụng lòng lề đường để tập kết vật liệu xây dựng, phơi nông sản tràn lan...
Việc chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển thị trấn Sìn Hồ theo tiêu chí đơ thị loại V miền núi bước đầu có kết quả đáng khích lệ. So sánh với các tiêu chí theo
quy định, thị trấn đã đạt chuẩn ở một số nội dung, như: vị trí và tính chất của đơ thị, tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố cho khu vực nội thị, đất xây dựng các cơng trình dịch vụ cơng cộng cấp đơ thị, tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng, tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt, đất cây xanh đơ thị… Đến ngày năm 2018, thị trấn Sìn Hồ có khoảng 1.256 căn nhà các loại với tổng diện tích sàn 149.865 m²; diện tích nhà ở bình quân 37,46 m² sàn/người; tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 53,45%; tổng diện tích đất giao thơng/dân số trong khu vực thị trấn là 64,6 m²; tỷ lệ người dân thị trấn được cấp nước sạch là 95%, đạt so với quy định. Có được những kết quả nói trên do huyện đã tập trung mọi nguồn lực cho việc duy tu, bảo dưỡng, cải tạo cơ sở hạ tầng cũ, xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, cơ sở hạ tầng xã hội, tạo sự đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật - kiến trúc - cảnh quan…
Thời gian tới, huyện Sìn Hồ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, nhiệm vụ công tác quản lý về đất đai, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng bằng nhiều hình thức; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong việc đồng bộ hóa dữ liệu quản lý hồ sơ đất đai, xây dựng; thu hồi các dự án chậm triển khai; thường xuyên thanh tra, giám sát để kịp thời ngăn chặn, kiên quyết xử lý các vi phạm trong chấp hành quy định quản lý quy hoạch, trật tự đô thị, đất đai, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường…
1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Được hình thành trên cơ sở điều chỉnh địa giới xã Sơn Hùng và xã Thục Luyện, với dân số gần 1,5 vạn người, trong quy hoạch phát triển, tương lai thị trấn Thanh Sơn được xác định là trung tâm phía tây của tỉnh Phú Thọ, đầu tư nâng cấp trở thành thị xã trực thuộc tỉnh. Dù vậy, do mặt bằng phát triển không cân đối giữa các khu vực, cộng với khó khăn do sắp xếp lại sản xuất mà điều kiện phát triển cho xứng tầm đô thị hạn chế. Trong khi các khu vực dọc QL 32, sầm uất, nhộn nhịp, nhà cửa khang trang thì một số khu đời sống của người dân, cơ sở hạ tầng còn kém nhiều trung tâm xã miền núi. Trong lĩnh vực kinh tế, thị trấn có nhiều mơ hình sản xuất, kinh doanh rất đa dạng, phức tạp khó quản lý, đầu tư.
Thấy rõ được đặc thù của địa phương, thời gian qua, Đảng ủy, UBND thị trấn tập trung lãnh đạo, quản lý theo hướng tạo điều kiện để mọi nhà, mọi người phát
huy thế mạnh trung tâm TTCN, dịch vụ, huy động các nguồn lực xây dựng hạ tầng đúng với quy hoạch đô thị phát triển. Thị trấn khơng chỉ quan tâm các hộ có nhà dọc theo QL 32, mà còn củng cố 2 khu vực chợ trung tâm tạo điều kiện để thu hút nhiều hộ đến mở cơ sở buôn bán, dịch vụ TTCN thu hút khách hàng nhiều nơi đến giao dịch. Các khu xóm phía sau phát huy thế mạnh ngành nghề chế biến nông lâm sản như làm mộc, làm bánh bún, chăn nuôi, trồng rau phục vụ nhu cầu tại chỗ và cung cấp thị trường lân cận. Do có chủ trương khuyến khích phát triển, phù hợp với quy hoạch, không tác động đến môi trường chung mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân mạnh dạn thuê mặt bằng, bỏ vốn đầu tư cơ sở sản xuất, dịch vụ quy mô lớn, người dân yên tâm làm ăn. Điển hình như khu vực xóm Khánh tập trung gần 100 hộ, trước đây chủ yếu làm gạch, sau khi thực hiện chủ trương xóa các lị gạch thủ cơng do ô nhiễm môi trường, thị trấn động viên các hộ chuyển sang làm công nhân ở nhà máy gạch tuy nen, làm dịch vụ, một số hộ đầu tư mua sắm máy móc làm gỗ bóc…, vẫn đảm bảo việc làm, thu nhập, ổn định đời sống. Để tạo điều kiện cho các hộ có vốn sản xuất, kinh doanh, thị trấn chỉ đạo xây dựng quỹ tín dụng nhân dân vững mạnh với doanh số hoạt động thường xuyên đạt số dư trên dưới 50 tỷ đồng, trong đó có 36 tỷ là tiền gửi của dân cư.
Tạo thuận lợi, hỗ trợ tối đa theo chính sách, nhiều năm qua dù chịu nhiều tác động suy thoái song kinh tế của thị trấn Thanh Sơn phát triển khá.Trên địa bàn không chỉ xuất hiện các cơ sở sản xuất TTCN, dịch vụ đạt doanh thu cao, thu hút hàng chục lao động mà cịn có nhiều cơ sở sản xuất nơng, lâm nghiệp theo mơ hình trang trại thu nhập khá. Ngồi lao động tại chỗ, hàng năm cịn thu hút hàng trăm lao động nơi khác. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, năm qua thị trấn gieo trồng 242 ha, trong đó có 163 ha lúa, 33 ha ngơ; trồng 216 ha rừng; duy trì đàn trâu, bị gần 500 con, đàn lợn gần 2.500 con đạt giá trị 23,5 tỷ đồng, tăng 21,7% so với năm trước. Về sản xuất TTCN, trên địa bàn có hàng trăm cơ sở chế biến lâm sản, làm vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ…; năm 2018 đạt giá trị sản xuất 93,4 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2013. Lĩnh vực dịch vụ được xác định là chủ lực, được coi trọng phát huy thế mạnh đã thu hút nhiều hộ cá thể, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh khách sạn, nhà hàng, sửa chữa cơ khí, điện tử, thương mại. Hiện nay thị trấn có trên
310 đầu xe ô tô tải và xe khách tham gia dịch vụ chuyên chở hàng hóa, hành khách, hàng năm thu về gần 100 tỷ đồng. Qua đó tạo đời sống kinh tế phát triển ổn định, đời sống người dân được cải thiện. Năm 2018 giá trị sản xuất trên địa bàn đạt gần 156 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm trước, thu nhập bình quân đầu người đạt 23,43 triệu đồng/ khẩu, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 4,2%. Nếu cách đây gần chục năm hầu hết các cơ sở sản xuất, dịch vụ quy mơ nhỏ, máy móc thủ cơng thì ngày nay đã được đầu tư bài bản, quy mô phù hợp với xu thế phát triển như hệ thống khách sạn, cửa hàng xe máy, siêu thị Prime…
Cùng với hoạt động phát triển kinh tế, thị trấn tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của huyện, tỉnh để củng cố hạ tầng đô thị, đảm bảo an ninh trật tự. Hiện nay hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất trường học, y tế đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của người dân. Thị trấn đang tiếp tục đầu tư, mở mang một số khu vực dân cư tạo điều kiện nâng cấp đô thị. Trong năm 2018 đã đầu tư xây dựng thêm một số nhà văn hóa, tuyến giao thơng ở các khu Thống Nhất, Bãi Tần, Tân Tiến, Hoàng Trung; bổ sung cơ sở vật chất cho trường tiểu học, mầm non. Các khu phố đều xây dựng quy chế quản lý dân cư, tổ chức thu gom, xử lý nước thải, xây dựng nếp sống đô thị ngày càng văn minh, hiện đại. Đặc biệt, từ một "điểm nóng" về tệ nạn xã hội, gần đây thị trấn đã phối hợp chặt với các cơ quan nội chính tập trung đấu tranh, ngăn chặn, tuyên truyền giảm bớt tệ nạn, đẩy mạnh phong trào toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển đô thị cho huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đô thị cho huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
Kinh nghiệm quy hoạch và phát triển đô thị trên thế giới cho thấy khơng có một định nghĩa chung “thông minh” cho mọi đô thị. Mỗi quốc gia, mỗi thành phố khác nhau xây dựng “đô thị thông minh” của mình theo những tiêu chí, những lĩnh vực khác nhau, tùy thuộc quy mơ, tính chất đơ thị, điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, mức độ đầu tư mong muốn và các vấn đề đô thị phải đối mặt. Tuy những thành công trong phát triển đô thị thông minh mới được ghi nhận ở các nước phát triển nhưng có thể thấy đô thị thông minh không phải là một sản phẩm cụ thể theo một mẫu hình nào đó mà là một khung các định hướng và hành động nhằm áp dụng công nghệ thông
minh vào các lĩnh vực để các chức năng của đô thị được quy hoạch và hoạt động hiệu quả hơn trên quan điểm phát triển đơ thị bền vững sẵn có. Chính vì vậy, mọi đơ thị đều có thể bắt đầu một tiến trình để trở nên thơng minh từ những điều kiện đang có.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Mường Ảng đó là:
- Áp dụng đồng bộ các giải pháp, cùng với sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, đồn thể và các tầng lớp nhân dân trong công tác quản lý hạ tầng giao thông.
- Quản lý thực hiện quy hoạch đô thị theo hướng hiện đại, đồng bộ và bền vững; trên nền quy hoạch đã được duyệt đảm bảo sự khớp nối giữa các vùng, các miền, các khu vực...
- Nghiên cứu, kiến nghị những giải pháp có liên quan đến chính sách nhằm thu hút nguồn vốn trong dân, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý quy hoạch đô thị, xác định 6 nhiệm vụ chủ yếu như: đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý trật tự xây dựng, ATGT, trật tự đường hè, vệ sinh môi trường, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh lồng ghép với xây dựng tổ dân phố văn hóa, cơ quan, gia đình văn hóa.
- Đẩy mạnh tun truyền, vận động và tổ chức kiểm tra, giám sát, tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết và có chế tài xử lý cụ thể, đồng thời giám sát việc chấp hành quy định của các hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, để tạo được sự đồng thuận của người dân thì cần phải sắp xếp lại kinh doanh, nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm, đời sống của rất nhiều hộ dân trên địa bàn.
- Tăng cường công tác xử lý, thường xuyên ra quân mở các đợt cao điểm kiểm tra xử lý các vi phạm trật tự xây dựng, an tồn giao thơng, trật tự đường phố, vệ sinh môi trường, đơ thị, xây dựng văn hố giao thơng.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển đô thị tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên hiện nay ra sao?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về phát triển đô thị tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên?
- Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển đô thị tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên trong thời gian tới như thế nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp * Nguồn tài liệu và nội dung thu thập
Theo phương pháp này các thông tin được thu thập từ:
- Sách, tài liệu, giáo trình, các cơng trình nghiên cứu về quản lý phát triển đô thị. - Các văn bản, hướng dẫn, quyết định, thông tư,... quy định quản lý phát triển đô thị.
- Các tài liệu thống kê đã công bố về quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển đô thị tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2018.
- Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2018.
* Cách thức thu thập:
- Để thực hiện luận văn này tác giả sẽ khảo sát tại các phịng có liên quan trên địa bàn huyện: Phịng Kinh tế - Hạ Tầng, phòng TN&MT, phòng NN&PTNT, phòng