5. Kết cấu của luận văn
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển đô thị tại huyện Mường
3.3.1. Các yếu tố chủ quan
3.3.1.1. Khả năng chi ngân sách cho phát triển đô thị
Mường Ảng là một đô thị nghèo, mặc dù đến năm 2018 thị trấn Mường Ảng được công nhận là đô thị loại V. Tuy nhiên, nếu đánh giá theo đúng các tiêu chuẩn quy định thì Mường Ảng chưa đáp ứng được các yêu cầu này. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới thực trạng này là ngân sách chi đầu tư quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn cịn thấp. Mặc dù, trong những năm qua, chính quyền địa phương đã cố gắng huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng đến nay nguồn vốn chi cho công tác quản lý và phát triển đô thị chủ yếu vẫn là nguồn vốn thụ động, huyện chưa có đủ khả năng chi ngân sách cho quy hoạch và phát triển đô thị. Theo số liệu báo cáo của UBND huyện Mường Ảng về chi đầu tư xây dựng cơ bản của huyện trong năm 2018 chỉ là 60,407 tỷ đồng, đây là con số khá khiêm tốn so với nhu cầu vốn cho xây dựng cơ bản nói chung và phát triển đơ thị trên địa bàn nói riêng. Có thể nói đây là một yếu tố ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình phát triển đơ thị trên địa bàn. Khi nguồn vốn đầu tư không được đảm bảo, địa phương sẽ chậm và khó giải quyết các vấn đề tồn tại như giải phóng mặt bằng, xây dựng các cơng trình đơ thị, phát triển cơ sở hạ tầng đơ thị đồng bộ.
3.3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có nhiều khống sản, giao thơng thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do đó sẽ được đơ thị hóa sớm hơn, quy mơ lớn hơn. Ngược lại những vùng có điều kiện khó khăn sẽ đơ thị hóa chậm hơn, quy mơ nhỏ hơn. Từ đó dẫn đến sự phát triển không đồng đều hệ thống đô thị giữa các vùng.
Tài nguyên đất đai
Huyện Mường Ảng có tổng diện tích đất tự nhiên là 44.352,2 ha, nhìn chung đất đai của Mường Ảng khá phong phú về chủng loại, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là các loại cây công nghiệp và cây lâm nghiệp. So với một số huyện khác như Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Chà... thì đất đai của huyện Mường Ảng khá phì nhiêu, có độ dốc khơng lớn lắm, tầng canh tác dầy. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch, mở rộng và phát triển đô thị trong những năm tới đây.
Tài ngun khống sản
Nhìn chung Mường Ảng là huyện có ít tài ngun khống sản, do chưa có điều kiện để thăm dò và đánh giá kỹ cho nên sơ bộ qua các tài liệu hiện có tới thời điểm này cho thấy:Tài ngun khống sản của huyện Mường Ảng chỉ có một số loại chủ yếu như: Mỏ cát ở xã Búng Lao, mỏ đá ở Thị trấn Mường Ảng và xã Ẳng Nưa, đất sét làm gạch ngói ở khu vực Búng Lao, Thị trấn Mường Ẳng và một số xã khác trên địa bàn. Với nguồn tài ngun khống sản như vậy, Mường Ảng ít có cơ hội để phát triển mạnh các ngành cơng nghiệp khai khống và công nghiệp sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Do vậy định hướng phát triển kinh tế của huyện trong thời gian tới đối với ngành công nghiệp cần tập trung vào đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và một số ngành công nghiệp khác.
Tài nguyên du lịch.
Là một huyện miền núi, có khí hậu mát mẻ, lại có vị trí nằm trên trục đường quốc lộ 279 nối liền giữa hai đơ thị lớn của tỉnh Điện Biên đó là Thành phố Điện Biên Phủ và thị trấn Tuần Giáo, mặt khác lại gần với một số điểm du lịch quan trọng của tỉnh Điện Biên cho nên Mường Ảng có điều kiện phù hợp để xây dựng các điểm nghỉ dừng chân của du khách trong các tua du lịch đường dài nằm trên tuyến du lịch
đi qua huyện. Với đặc điểm về địa hình khá đa dạng, có nhiều đồi núi và những cảnh quan đẹp, có thể khai thác để phục vụ phát triển du lịch, mặt khác Mường Ảng cũng là nơi địa bàn có con người đến cư trú khá sớm, Trong quá trình lịch sử phát triển, Mường Ảng đã từng bước đi lên với một cộng đồng dân tộc khá phong phú, hiện nay trên tồn huyện có nhiều dân tộc anh em khác nhau sinh sống như: dân tộc Thái, H’Mông, Khơ Mú, Kinh, Kháng,v.v... Mỗi dân tộc đều có những nét văn hố đặc trưng riêng gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể, những thiết chế văn hoá xã hội truyền thống của từng dân tộc,v.v... tạo nên một nền văn hoá phong phú, đa dạng, như người H’Mơng, người Thái có chữ viết riêng, có phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt, và trong tín ngưỡng, hội hè... những nét văn hố độc đáo đó chính là tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn thu hút khách du lịch trong thời gian tới.
Tài nguyên rừng và đất rừng.
Tính diện tích đất lâm nghiệp của Mường Ảng 58,55% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong thời gian qua việc phát triển tài nguyên rừng của huyện đạt tỷ lệ chưa cao, hầu hết diện tích đất có rừng hiện nay đều là rừng phịng hộ (diện tích cây phân tán chiếm tỷ lệ không đáng kể). Phần lớn rừng ở Mường Ảng hiện nay có chất lượng và trữ lượng khơng cao, chỉ có tác dụng phịng hộ và cung cấp chất đốt, các loại gỗ quý như: lát, lim, nghiến, pơ mu, thơng... hiện cịn khơng nhiều. Các loại động vật quý hiếm đã bị suy giảm tới mức báo động.
Là một huyện vùng thấp của tỉnh Điện Biên mới được thành lập từ tháng 11/2006, Mường Ảng có diện tích đất lâm nghiệp tương đối thấp so với một số huyện khác như Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên.... Tiềm năng về đất để duy trì và phát triển rừng của Mường Ảng là không lớn, do vậy trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ, tu bổ diện tích rừng để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng nhanh tỷ lệ che phủ của rừng nhằm thực hiện tốt chức năng phòng hộ và phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Tài nguyên nước và thuỷ năng.
Với địa hình có độ dốc khơng cao lắm so với một số khu vực khác của tỉnh Điện Biên, nguồn tài nguyên nước của huyện không được dồi dào, trên địa bàn
huyện khơng có sơng lớn, ngồi một số suối chính như suối Nậm Lịch, suối Nậm Cơ, Nậm Lạn, Nậm Ẳng.... Thuỷ năng có thể khai thác để phục vụ phát triển thuỷ điện tại chỗ được tập trung ở khu vực các xã Xuân Lao, Búng Lao. Nhìn chung tài nguyên nước và tiềm năng về thuỷ năng ở Mường Ảng là khá khiêm tốn, đặc biệt là nguồn nước sử dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt cịn gặp nhiều khó khăn vào mùa khô. Hiện nay huyện đã và đang tiến hành xây dựng các cơng trình thuỷ lợi vừa và nhỏ cùng việc kiên cố hoá hệ thống kênh mương, cùng hệ thống hồ đập như hồ chứa Ẳng Cang, kè Búng Lao...
3.3.1.3. Cơ sở hạ tầng giao thơng
Đường giao thơng tồn huyện: Ðể thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, mà nhiệm vụ trọng tâm là giảm nghèo nhanh, bền vững thì trước hết phải thực hiện tốt công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thơng đồng bộ. Xác định rõ tầm quan trọng đó, UBND huyện đã phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải lập Quy hoạch tổng thể công tác phát triển giao thông trên địa bàn giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Mường Ảng tập trung đầu tư phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, từ tuyến đường liên xã đến các đường dân sinh, nội bản. Bên cạnh đó, nhờ triển khai đảm bảo các quy trình, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trên cơ sở tôn trọng đề xuất từ cơ sở nên đã phát huy tối đa công năng sử dụng sau đầu tư. Ðặc biệt, khi tuyến đường km30 quốc lộ 279 - Ngối Cáy - Mường Ðăng đưa vào sử dụng đã giúp giao thông thuận lợi, kết nối khu vực thị trấn với các xã trên địa bàn.
+ Đường đơ thị: Qua tính tốn các chỉ tiêu thực trạng mạng lưới giao thông trên trong khu vực nội đô huyên Mường Ảng chưa đảm bảo, chất lượng các tuyến đường còn kém, việc phân cấp quản lý gặp nhiều khó khăn, do đó quy hoạch mạng lưới giao thông để giải quyết các vấn đề tồn tại nhằm đáp ứng sự phát triển của đô thị đến môi trường và cảnh quan của đô thị. Đây là yếu tố tác động tới công tác quy hoạch và phát triển đơ thị tại Mường Ảng nói riêng và cơng tác quản lý Nhà nước nói chung.
Là một trong những huyện khó khăn của cả nước với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, mặc dù đến nay hệ thống trường lớp, hệ thống y tế trên địa bàn đều đảm bảo được chất lượng chung của ngành giáo dục. Công tác giáo dục - đào tạo luôn được quan tâm, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được cải thiện, chất lượng dạy học được đảm bảo, địa phương cũng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục của các trường. Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mầm non được chú trọng, 100% trẻ 5 tuổi hồn thành chương trình giáo dục mầm non; chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên, cấp tiểu học và THCS đạt 100% chuyển lớp, chuyển cấp. Tuy nhiên, do đặc điểm dân cư, phong tục tập quán của người dân nên ảnh hướng tới tốc độ đơ thị hóa của địa phương.
3.3.1.5. Định hướng phát triển của lãnh đạo địa phương
Theo chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc chú trọng trong công tác quản lý và phát triển đô thị bằng việc phát triển tốt hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị Mường Ảng dọc tuyến quốc lộ 279. Đồng thời kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp, đặc biệt khuyến khích phát triển cơng nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp tại chỗ và phát triển dịch vụ. Những định hướng lớn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh huyện Ủy, UBND huyện với đô thị Mường Ảng là những yếu tố hết sức quan trọng cho việc phát triển đô thị trong tương lai, các định hướng về phát triển hệ thống hạ tầng là cơ sở hình thành các mục tiêu phát triển kinh tế và thu hút lao động phát triển đơ thị. Có được tầm nhìn và sự chỉ đạo của các cấp ban ngành từ tỉnh đến huyện là yếu tố hết sức thuận lợi cho công tác quy hoạch và phát triển đô thị tại thành phố, đồng thời thuận lợi cho cơng tác quản lý Nhà nước nói chung.