Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về phát triển đô thị trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 38 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp * Nguồn tài liệu và nội dung thu thập

Theo phương pháp này các thông tin được thu thập từ:

- Sách, tài liệu, giáo trình, các cơng trình nghiên cứu về quản lý phát triển đô thị. - Các văn bản, hướng dẫn, quyết định, thông tư,... quy định quản lý phát triển đô thị.

- Các tài liệu thống kê đã công bố về quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển đô thị tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2018.

- Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2018.

* Cách thức thu thập:

- Để thực hiện luận văn này tác giả sẽ khảo sát tại các phịng có liên quan trên địa bàn huyện: Phịng Kinh tế - Hạ Tầng, phòng TN&MT, phòng NN&PTNT, phòng Thống kê để thu thập. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các nguồn thông tin trên các website trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Mường Ảng nói riêng.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thơng tin sơ cấp

Để đánh giá công tác quản lý phát triển đô thị tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, tác giả tiến hành điều tra khảo sát qua bảng hỏi nhằm đánh giá thơng tin định tính.

a. Đối tượng điều tra

- Cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển đô thị trên địa bàn huyện Mường Ảng như: Phịng Tài ngun mơi trường, Phịng Kinh tế - Hạ tầng, cán bộ của Huyện Ủy và UBND huyện, thị trấn và các xã trên địa bàn.

b. Số lượng mẫu

Với nội dung về quản lý Nhà nước nên tác giả khảo sát đối tượng là cán bộ hiểu biết và có liên quan đến cơng tác xây dựng, giao thông đô thị trên địa bàn bao gồm các phòng TNMT, phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện, Huyện Ủy, Lãnh đạo các xã, thị trấn của huyện. Tính đến tháng 8 năm 2019 số lượng cán bộ thuộc đối tượng này trên địa bàn huyện Mường Ảng là N = 276 cán bộ (cụ thể ở bảng dưới). Áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin:

2 N n =

(1+N*e ) Trong đó:

n là lượng mẫu cần lấy. N là số lượng tổng thể. e là sai số cho phép (e=5%)

Từ công thức trên sẽ xác định được số lượng cán bộ và ban lãnh đạo để thực hiện điều tra như sau: thay vào công thức, n = 164

Bảng 2.1 : Số lượng mẫu khảo sát tại huyện Mường Ảng năm 2019

Đơn vị khảo sát Số lượng cán bộ thực tế Tỷ lệ % cỡ mẫu Cỡ mẫu làm tròn (Khảo sát)

Phịng Tài ngun Mơi trường 6 2.17 4

Phòng Kinh tế & Hạ tầng 7 2.54 4

Tổng số cán bộ Huyện Ủy 48 17.39 29

Tổng số cán bộ UBND 163 59.06 97

Lãnh đạo thị trấn, xã 52 18.84 31

Tổng 276 100.00 164

Như vậy tổng số lượng mẫu cần điều tra cho đề tài này là 164.

Sau quá trình khảo sát cho thấy, trong tổng số 164 cán bộ tham gia phỏng vấn có 31 người giữ cương vị quản lý.

Để ước lượng mức độ đánh giá đối với thực trạng quản lý Nhà nước về phát triển đô thị trên địa bàn huyện Mường Ảng tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo được tính như sau: 1- Hồn tồn khơng đồng ý, 2- Khơng đồng ý, 3- Bình thường (Khơng ý kiến), 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý.

Cách xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1)/5= 0.8

Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo đánh giá ảnh hưởng:

1.00 - 1.80: Rất không đồng ý; 1.81 - 2.60: Không đồng ý; 2.61 - 3.40: Bình thường; 3.41 - 4.20: Đồng ý; 4.21 - 5.00: Rất đồng ý.

c. Nội dung điều tra

- Thực trạng quản lý phát triển đô thị tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý phát triển đô thị tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của quản lý phát triển đô thị tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

d. Mẫu phiếu điều tra

Tác giả thiết kế phiếu hỏi dự kiến gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung đối tượng trả lời như họ tên, giới tính, tuổi, kinh nghiệm, trình độ chun mơn,… nghiệm, trình độ chun môn,…

Phần 2: Thông tin khảo sát, các câu hỏi được thiết kế theo thang hỏi Likert với 5 mức độ: 1-Rất kém; 2- Kém; 3-Trung bình; 4- Tốt và 5- Rất tốt. (Phụ lục)

- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Từ 1,0 - 1,8 : rất kém; Từ 1,81 - 2,6: Kém; Từ 2,61 - 3,4: Trung bình; Từ 3,41 - 4,2 : Tốt;

- Tổ chức điều tra:

Mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra. Phương pháp điều tra được thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu rồi thu phiếu.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

a. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác đối với quản lý phát triển đơ thị tại địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

b. Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá quản lý phát triển đô thị tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

c. Phương pháp đồ thị thống kê

Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng,... căn cứ vào nội dung nghiên cứu về quản lý phát triển đô thị tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hố để tính tốn các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các cơng cụ và kỹ thuật tính tốn được xử lý trên chương trình Excel. Cơng cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng quản lý phát triển đô thị tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin

a. Phương pháp so sánh

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính

tốn với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời. Cụ thể so sánh tỷ lệ người dân được dùng nước sạch, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, tỷ lệ điện chiếu sáng các khu phố…..

b. Phương pháp thống kê mô tả

Mô tả thống kê trình bày tổng quát về quản lý nhà nước về phát triển đô thị trên địa bàn huyện Mường Ảng. Sử dụng thống kê mơ tả phân tích và đánh giá thực trạng về chất lượng quản lý phát triển đô thị tại huyện Mường Ảng. Các đại lượng được sử dụng trong thống kê mô tả là số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, nhỏ nhất, tần suất và phần trăm để phân tích thực trạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về phát triển đô thị trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)