Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2017-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 56 - 62)

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tăng trưởng 2017-2019 (%) Tổng GTSX Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản 509.320 409.197 96.509 3.614 532.741 423.374 104.937 4.430 626.096 501.173 119.503 5.420 5,91 7,81 -0,51 8,67

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, năm 2019)

Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2017- 2019 đạt bình quân 5,91%/năm, là mức khá cao so với các tỉnh trong vùng núi phía Bắc. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm từ 58,24 năm 2017 xuống còn 41,96% vào năm 2019.

3.1.3. Vài nét về KBNN tỉnh Bắc Kạn

3.1.3.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn

Tên cơ quan: Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn.

Địa chỉ: Tổ 5 - phường Phùng Chí Kiên - TP Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn. Điện thoại: (0209) 3840 840

Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước ở Bắc Kạn là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

KBNN Bắc Kạn được thành lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ KBNN Bắc Thái. Khi mới thành lập, KBNN Bắc Kạn có văn phòng KBNN tỉnh với 4 phòng chuyên môn và 7 đơn vị KBNN trực thuộc; tổng số công chức có 57 người. Đến nay KBNN Bắc Kạn có văn phòng KBNN tỉnh với 07 phòng chuyên môn và 07 đơn vị KBNN trực thuộc; tổng số công chức và người lao động hợp đồng là 158 người.

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, KBNN Bắc Kạn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong công tác quản lý tài chính - ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của ngành và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

3.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của KBNN tỉnh Bắc Kạn

Từ ngày 01/01/2000 hệ thống KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước theo Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về việc tổ chức lại hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển và Quyết định số 145/1999/QĐ-BTC ngày 26/11/1999 của Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư thuộc hệ thống KBNN. Hệ thống KBNN có bộ máy Kiểm soát chi NSNN được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương phù hợp với chế độ phân cấp quản lý NSNN và chổ chức hoạt động của KBNN.

Việc quản lý và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Bắc Kạn được thực hiện như sau:

- KBNN tỉnh (Phòng Kiểm soát chi) hướng dẫn, kiểm tra về chế độ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB thuộc vốn NSNN các cấp. Thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB ngân sách tỉnh, thành phố, xã phường và NSTW theo ủy quyền do KBNN thông báo; Thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi của ngân sách thành phố (gọi chung là ngân sách huyện), xã, phường (gọi chung là ngân sách xã); Tổng hợp và kiểm tra công tác quản lý, kiểm soát chi đầu tư XDCB của các KBNN TP trực thuộc.

- KBNN huyện thực hiện kiểm soát, thanh toán cho các khoản chi thuộc ngân sách huyện, xã và các khoản chi của ngân sách tỉnh, trung ương cho các đơn vị sử

dụng ngân sách đóng trên địa bàn huyện và các khoản chi của ngân sách tỉnh theo ủy quyền.

- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật:

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:

- Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật: - Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo chế độ quy định:

- Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động Kho bạc Nhà nước trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước.

- Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

- Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước.

- Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng công trình nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

- Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao

3.1.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Bắc Kạn

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý KBNN Bắc Kạn

* Cơ cấu tổ chức

- Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn gồm 7 phòng chức năng tham mưu - Kho bạc Nhà nước cấp huyện trực thuộc: (7 huyện)

Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh: Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn có 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.

3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN Bắc Kạn

3.2.1. Tình hình chi NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Kạn qua KBNN Bắc Kạn thời gian qua gian qua

Tỉnh Bắc Kạn nói chung và thành phố Bắc Kạn nói riêng xuất phát điểm về kinh tế còn thấp nên thu ngân sách trên địa bàn không đáp ứng đủ chi thường xuyên của ngân sách địa phương, mặc dù thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều có sự tăng

Chỉ đạo, điều hành

HD, kiểm tra, phối hợp thực hiện GIÁM ĐỐC

Phòng Kế toán nhà nước

KBNN Bạch Thông Phòng kiểm soát chi

KBNN Chợ Đồn Phòng Thanh tra KBNN Ngân Sơn KBNN Pác Nặm Văn phòng KBNN Chợ Mới Phòng Tin Học KBNN Na Rì Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tài vụ CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC KBNN Ba Bể

trưởng, nhưng tốc độ tăng chi ngân sách địa phương lớn hơn. Hàng năm ngân sách cấp trên phải bổ sung cho ngân sách tỉnh 75% - 85% tổng chi ngân sách địa phương.

Đơn vị tính: tỷ đồng 0 200 400 600 T đồn g Tổng chi NSĐP 459 521 591 Tổng thu trong CĐ 82 102 112 2017 2018 2019

Hình 3.2: Biểu đồ tỷ trọng tự cân đối ngân sách của địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

(Nguồn báo cáo của KBNN Bắc Kạn)

Chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chiếm khoảng trên 70% tổng chi ngân sách trên địa bàn và khoảng 80% tổng số chi ngân sách trong cân đối.

Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện Luật NSNN 2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, Nghị định số 163/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 342/2016/TT-BTC, và và các văn bản hướng dẫn kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Thực hiện cải cách trong công tác KSC NSNN, vì mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính, lấy khách hàng làm trung tâm, từ ngày 01/10/2017, KBNN các cấp thực hiện KSC theo Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN ban hành kèm theo Quyết định 4377/QĐ/KBNN ngày 15/9/2017 của Tổng Giám đốc KBNN.

- Việc phân công tổ chức thực hiện KSC theo quy trình hiện hành: Mỗi KBNN cấp huyện hiện nay, với từ 04 công chức thực hiện nhiệm vụ KSC gọi là chuyên viên KSC, trong đó khối lượng chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi NSNN hàng năm. Việc phân công chuyên quản các đơn vị cho chuyên viên KSC trung bình mỗi chuyên viên KSC đảm nhiệm từ 40-50 đơn vị dự toán ngân sách, với khoảng từ 200 tài khoản giao dịch.

- Việc tiếp nhận hồ sơ chứng từ của đơn vị giao dịch đối với chi thường xuyên thực hiện theo quy định tại Công văn số 743/KBNN-THPC ngày 02/03/2016 của KBNN về việc hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong hệ thống KBNN, Công văn số 4458/KBNN-THPC ngày 18/10/2016 của KBNN hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong hệ thống KBNN

Số liệu hoạt động KBNN Bắc Kạn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn qua các năm được thể hiện ở các bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)