Những hạn chế và vướng mắc khi thựchiện công tác kiểm soát chi trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 89 - 93)

5. Bố cục của đề tài

3.4.2. Những hạn chế và vướng mắc khi thựchiện công tác kiểm soát chi trên

Một là, Cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi

Công tác KSC của KBNN chịu sự tác động, ảnh hưởng rất lớn từ cơ chế, chính sách. Năm 2017, là năm đầu tiên thực hiện Luật NSNN 2015, Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng có những thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến công tác KSC của KBNN như thay đổi về cơ chế giao dự toán, về nội dung khoản chi phải KSC (giảm nội dung được cấp bằng Lệnh chi tiền) về công tác chuyển nguồn NSNN, thay đổi về mẫu biểu chứng từ chi NSNN.

Các Thông tư hướng dẫn về công tác KSC cũng được sửa đổi như về KSC đối với các cơ quan thuộc khối Đảng, chi an ninh, chi quốc phòng, KSC phí ban quản lý.

Nhưng thay đổi đó đòi hỏi công chức KSC của KBNN phải thường xuyên cập nhật văn bản, nghiên cứu, nắm bắt được những quan điểm, định hướng thay đổi ảnh hưởng, tác động đến công tác KSC. Đồng thời, cũng phải có nghiên cứu chi tiết các quy định cụ thể

Cùng với đó, hệ thống các văn bản có liên quan đến KSC các đơn vị sự nghiệp công lập có sự thay đổi về nguyên tắc kiểm soát theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Chính phủ và các Bộ đã ban hành các văn bản quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo từng lĩnh vực như: Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác, .. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản quy định về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp của ngành giáo dục, đào tạo nên trong quá trình thực hiện công tác KSC cũng có những khó khăn nhất định.

Hai là, một số quy định không còn phù hợp, nhưng chưa sửa đổi, bổ sung

Một số quy định về công tác KSC trong Thông tư của Bộ Tài chính đã ban hành từ lâu nhưng chưa sửa đổi, bổ sung, các quy định vẫn tham chiếu theo các Thông tư hết hiệu lực thi hành cũng gây khó khăn trong cách hiểu, thực hiện ở KBNN cấp huyện như Thông tư 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch , trong đó quy định: “ Việc quản lý, cấp phát, thanh toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm vụ, dự án quy hoạch thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:

- Căn cứ để cơ quan KBNN thực hiện tạm ứng cho các đơn vị:

+ Văn bản phê duyệt nhiệm vụ, dự án quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Quyết định giao dự toán ngân sách năm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu theo quy định hiện hành;

+ Hợp đồng hoặc văn bản giao khoán công việc;

+ Báo cáo tiến độ thực hiện khối lượng và dự toán của nhiệm vụ, dự án quy hoạch; + Lệnh chuẩn chi của Thủ trưởng đơn vị.

- Căn cứ để cơ quan KBNN thanh toán cho các đơn vị:

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo quy định của cơ quan nhà nước;

+ Biên bản thanh lý hợp đồng, bàn giao kết quả công việc hoàn thành và báo cáo quyết toán chi phí khối lượng hoàn thành được nghiệm thu;

+ Các chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật”

Khi Thông tư 79/2003/TT-BTC được thay thế bằng Thông tư 161/2012/TT- BTC và Thông tư 39/2016/TT-BTC nhưng Bộ Tài chính chưa sửa đổi Thông tư số 24/2008/TT-BTC về công tác quy hoạch nên khi thực hiện tại KBNN cấp huyện cũng có nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình thực hiện, gây khó khăn cho cả công chức KBNN và đơn vị sử dụng NSNN.

Một số cơ chế KSC có tính đặc thù tại KBNN chưa có hướng dẫn cụ thể

Kiểm soát chi đối với cấp ngân sách xã, trong quá trình thực hiện nẩy sinh không ít vướng mắc như: KSC tiền điện hộ nghèo theo Thông tư 190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ Tài chính, trong đó có quy định trách nhiệm KSC của KBNN là kiểm tra, kiểm soát việc chi trả theo quy định. Hồ sơ KSC đối với kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội gồm: Danh sách các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quyết định điều chỉnh hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện của cơ quan có thẩm quyền trong năm (nếu có); Quyết định hỗ trợ tiền điện của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Hóa đơn thanh toán tiền điện kỳ trước (bản chính) của hộ chính sách xã hội; Giấy đề nghị rút kinh phí của Ủy ban nhân dân cấp xã”.

Đây là quy định về KSC tại KBNN rất khó thực hiện, đặc biệt là việc kiểm soát và lưu trữ hóa đơn tiền điện đối với hộ chính sách xã hội.

Ba là, việc xử phạt vi phạm hành chính trong công tác KSC còn một số điểm chưa phù hợp

Hiện một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực KSC của KBNN, khi tiến hành lập biên bản để xử phạt vi phạm hành chính tại KBNN Bắc Kạn, chưa nhận được sự đồng thuận của các đơn vị sử dụng NSNN như xử phạt vi phạm hành chính do thực hiện cam kết chi không đúng quy định, do thanh toán tạm ứng không đúng thời hạn,…

Nhưng quy định về thủ tục hành chính trên được quy định trong Thông tư của Bộ Tài chính. Do vậy, khi công chức KSC lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 192/2013/NĐ-CP, phải căn cứ các quy định trong thông tư, hoặc hướng dẫn, quy định cụ thể của KBNN mới xác định được đó là hành vi vi phạm hành chính, rất khó khăn trong việc giải thích cho đơn vị sử dụng NSNN, nhất là đối với UBND cấp xã.

Bốn là, việc chấp hành dự toán NSNN chưa nghiêm.

Ngân sách soạn lập theo chu kỳ hàng năm, do đó nó không được đánh giá, xem xét sự phân bổ nguồn lực gắn kết với những chương trình phát triển kinh tế - xã hội dài hạn. Nguồn lực của ngân sách phân bổ mang tính dàn trải; thiếu hệ thống các tiêu chí thích hợp để xác định thứ tự ưu tiên chi tiêu. Việc xây dựng dự toán năm sau thường dựa trên cơ sở dự toán năm trước mà không xét tới việc có nên tiếp

tục duy trì hoạt động đang được cung cấp tài chính hay không; Ngân sách chi thường xuyên và ngân sách chi đầu tư phát triển được soạn lập một cách riêng rẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực. Việc quyết định và phân bổ dự toán còn chậm về thời gian theo chế độ quy định. Quy trình lập dự toán, phân bổ, giao dự toán kể cả thẩm tra, điều chỉnh dự toán, nhóm mục chi còn nhiều điểm chưa phù hợp, còn qua nhiều khâu, chưa giảm nhiều về thủ tục hành chính

- Năm là: Các văn bản kiểm soát chi còn dàn trải và chưa quy định cụ thể. Về các văn bản pháp luật từ Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn…chưa được hệ thống hoá một cách thống nhất theo đúng trình tự, thể thức và thẩm quyền, tuân thủ quy tắc của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay qua thực tiễn tại địa phương cho thấy, có rất nhiều văn bản cấp trên ban hành nhưng còn chồng chéo nội dung, đôi khi chưa đúng thẩm quyền…làm cho những người thực hiện lúng túng…Hơn nữa, có văn bản do Ngành hướng dẫn chưa phù hợp với nội dung của Bộ chủ quản hoặc việc hướng dẫn văn bản quy phạm pháp luật chưa rõ ràng hoặc còn thiếu nội dung điều chỉnh cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cấp dưới khó triển khai thực hiện.

Sáu là, các chương trình ứng dụng trong công tác kiểm soát chi nhiều, chưa liên thông dữ liệu

Các chương trình ứng dụng là một công cụ quan trọng để quản lý, kiểm soát các hoạt động của KBNN. Chương trình ứng dụng nâng cao năng xuất lao động, giảm thiểu rủi ro cho công chức khi thực hiện nhiệm vụ KSC. Tuy vậy, các chương trình ứng dụng cho công tác KSC tại KBNN chưa đáp ứng được yêu cầu trên.

Theo thống kê, hiện 01 chuyên viên KSC tại KBNN có tài khoản đăng nhập trên 07 chương trình ứng dụng để thực hiện công tác KSC và tổng hợp báo cáo của công tác KSC, gồm: TABMIS 2017, TABMIS 2018, DTKB-LAN, KHKB-LAN, ANQP, THBC, Dịch vụ công trực tuyến (đối với KBNN ở địa bàn thành phố, thị xã).

Các chương trình này hiện chưa có sự giao diện, kết nối dữ liệu với nhau hoặc đã có nhưng rất hay bị lỗi kỹ thuật. Do vậy, nên mỗi khi đưa dữ liệu vào chương trình, công chức KSC tại KBNN huyện đều phải nhập lại toàn bộ dữ liệu, rất vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức và dễ xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)