Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 48)

5. Bố cục của đề tài

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.4.1. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội

- Thông qua việc phát huy hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị sử dụng ngân sách qua đó đóng góp cho hoạt động phát triển KTXH của tỉnh Bắc Kạn: các khoản thu nộp và chi trả thanh toán NSNN qua KBNN Bắc Kạn.

- Tỷ lệ NSNN tiết kiệm được do công tác kiểm soát chặt chẽ các khoản chi từ NSNN đối với các đơn vị sử dụng NS qua KBNN Bắc Kạn

- Khi xác định được chỉ tiêu này, góp phần hoàn thiện sử dụng NSNN, nâng cao vị thế và uy tín của KBNN. Đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN.

2.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN

- Định mức chi NSNN: Quyết định quản lý định mức chi được đưa ra trong giai đoạn 2017-2019. Các quyết định quản lý định mức chi NSNN của cấp trên vào ngân sách tỉnh Bắc Kạn.

- Kiểm soát việc lập dự toán chi NSNN: Những tồn tại, hạn chế trong dự toán chi NSNN để đảm bảo dự toán đúng, đủ và sát với nhu cầu thực tế.

- Kiểm soát việc thực hiện dự toán chi NSNN: Tỷ lệ thực hiện chi thường xuyên NSNN trong năm so với số dự toán giao đầu năm.

- Kiểm soát công tác quyết toán, thanh tra, kiểm tra các khoản chi NSNN: Số lượng các chứng từ chi hạch toán sai được phát hiện sau thanh tra, kiểm tra. Số tiền đã xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chi NSNN. Từ những khoản chi được phát hiện và thu hồi nộp trả NSNN giúp cơ quan tài chính quản lý tốt được việc quyết toán, thanh tra, kiểm tra chi NSNN, tránh thất thoát vốn NN, rút kinh nghiệm trong các khoản chi sai NSNN.

- Công tác Kiểm soát chi NSNN được đánh giá thông qua việc thực hiện đồng bộ tất cả các khâu trên: lập, phân bổ, chấp hành, quyết toán, kiểm tra... và quá trình quản lý chi NSNN đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm.

Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra là xem xét toàn bộ quá trình kiểm soát thanh toán qua các năm phát triển theo xu hướng nào, thông qua các nội dung để đánh giá như sau:

Về chi thường xuyên: Số lượng hồ sơ, số tiền kiểm soát chi NS qua KBNN, số hồ sơ hợp pháp, hợp lệ được thanh toán qua KBBK và số hồ sơ trả lại do chưa đủ điều kiện thanh toán

Về chi đầu tư: Số lượng hồ sơ, nguồn vốn cấp phát được kiểm soát chi qua KBNN, đã thanh toán được bao nhiêu % so với dự toán, nguồn được cấp hàng năm trên phạm vi nghiên cứu.

Về công tác chi dự trữ thực hiện theo chỉ tiêu kinh tế xã hội được giao trong năm trên địa bàn tỉnh quá trình thực hiện được bao nhiêu % so với chỉ tiêu đầu năm

Về chi trả nợ thực hiện theo kế hoạch trả nợ các khoản vay căn cứ vào các khoản vay của tỉnh đến hạn trong năm và thực hiện được bao nhiêu % so với kế hoạch đầu năm

Về công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ thực hiện theo kế hoạch được lập từ đầu năm trong năm thực hiện được bao nhiêu lần thanh tra, kiểm tra và đạt bao nhiêu % theo kế hoạch đâu năm.

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC BẮC KẠN

3.1. Đặc điểm cơ bản về tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Kạn

3.1.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, ở vị trí trung tâm các tỉnh thuộc Việt Bắc cũ, có toạ độ địa lý 21o48’ đến 22o44’ độ vĩ Bắc, 105o26’ đến 106o15’ độ kinh Đông. Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.

Tỉnh Bắc Kạn cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Bắc. Quốc lộ 3 qua tỉnh dài 123,5 km là tuyến giao thông quan trọng để giao lưu kinh tế, xã hội của Bắc Kạn với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng.

Vị trí địa lý của Bắc Kạn ở vào thế khó khăn so với nhiều tỉnh khác trong vùng, xa trung tâm phát triển kinh tế của vùng, lại không có cửa khẩu biên giới nên việc giao lưu kinh tế, thu hút nguồn lực để đầu tư.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình - đất đai tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi là nơi hội tụ của một hệ thống nếp núi có dạng hình cánh cung như: cánh cung Sông Gâm; cánh cung Ngân Sơn - Yến Lạc nên có địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh gồm nhiều dạng địa hình như: thung lũng, núi cao, núi trung bình và núi đá vôi... núi đáxen lẫn núi đất dễ gây sạt lở.

- Phía Tây của tỉnh có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, có nhiều đỉnh cao trên 1000 m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân 26- 30o, nhiều dãy núi đá đồ sộ nằm ở phía Bắc huyện Chợ Đồn và phía Nam huyện Ba Bể xen kẽ núi đất tạo thành những thung lũng hẹp.

- Phía Đông địa hình hiểm trở nằm trong phần cuối của cánh cung Ngân Sơn - Yến Lạc, có dãy núi đá vôi Kim Hỉ là khối đá đồ sộ, dân cư thưa thớt.

- Phía Tây Bắc là hồ Ba Bể có diện tích tự nhiên khoảng 500 ha, độ sâu khoảng 20 - 30 m, thiên nhiên đã tạo ra nơi đây một phong cảnh đẹp, một khu du lịch lý tưởng.

- Phía Nam của tỉnh là vùng đồi núi thấp như vùng chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, độ cao bình quân từ 300 - 400 m so với mặt nước biển, đây là phần cuối cùng của cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn - Yến Lạc. Tuy độ cao không lớn, độ dốc bình quân 26o nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các thung lũng nhiều hơn và rộng hơn điển hình là các thung lũng ven sông Cầu.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn

3.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động

Năm 2019 dân số toàn tỉnh ước khoảng 305,8 nghìn người với 7 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 60,4%, dân tộc Kinh chiếm 19,3%, dân tộc Dao chiếm 9,5% và dân tộc Nùng chiếm 7,4%; mật độ dân số bình quân 62,8 người/km2, dân số nông thôn chiếm 85% và dân số thành thị 15%. Số người trong độ tuổi lao động là: 200.460 người (chiếm 65,5% tổng dân số).

Số lao động tham gia hoạt động kinh tế thời điểm năm 2019 khoảng 169 nghìn người chiếm 85% so với số dân trong độ tuổi lao động, chủ yếu là lao động phổ thông chưa được qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp. Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm ruộng gắn với chăn nuôi, làm vườn và dịch vụ ở tại hộ gia đình. Đến năm 2019, khu vực công nghiệp - xây dựng mới thu hút được khoảng 6,3%, khu vực dịch vụ mới thu hút được khoảng 15,4%; còn lại khu vực nông, lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 78,3% trong tổng số lao động. Trình độ nguồn nhân lực của Bắc Kạn vào loại thấp so với mức bình quân chung của cả nước, lao động qua đào tạo mới chỉ có gần 17% (mức bình quân chung của cả nước là 28%), trong đó qua đào tạo nghề là 9,5%, lao động có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 1,25%, trình độ trung cấp 5,2%, công nhân kỹ thuật chỉ có 1,2%.

Bảng 3.1: Dân số và dự báo phát triển dân số tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 ĐVT: Nghìn người Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Nhịp độ tăng BQ 2006 – 2010 2011- 2015 2016 - 2020 Tổng dân số - Thành thị % so tổng số

- Dân số trong tuổi lao động % so tổng số 300,2 46,2 15,39 185,0 61,62 317,1 63,3 19,96 196,6 62,1 334,1 63,3 27,2 207,1 62,2 352,0 133,5 37,93 218,2 62,5 1,10 6,5 1,22 1,05 7,5 1,05 1,05 8,0 1,05

(Nguồn: Quy hoạch tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 2006-2020) 3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn

a, Đánh giá chung

* Về quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Kạn tăng cao trong giai đoạn 2017 - 2019: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,85%/năm. Trong 2 năm 2017 và năm 2018 tốc độ tăng trưởng GDP không đều do nền kinh tế gặp nhiều bất lợi của ngoại cảnh. Năm 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 9,66% song đến năm 2018 tốc độ tăng trưởng đạt 12,55% với tổng GDP tính theo giá hiện hành đạt trên 1.500 tỷ đồng, tăng đột biến so với năm 2017, cao hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của giai đoạn trước.

Trong 2 năm 2018 và năm 2019 nền kinh tế có nhiều biến động lớn, sự giảm sút trong sản xuất công nghiệp và sự tăng trưởng đột biến trong năm 2019 của ngành nông nghiệp làm cơ cấu kinh tế của tỉnh thay đổi. Tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp lên đến 45%, ngành công nghiệp-xây dựng giảm còn 18,56% và ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 36,44% vào năm 2019.

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 GDP theo giá hiện hành (tỷ đồng)

- Nông lâm nghiệp

- Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ

Cơ cấu kinh tế (%)

- Nông lâm nghiệp

- Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ 1.060.400 444.929 231.518 383.953 100 41,96 21,83 36,21 1.235.458 501.370 258.030 476.058 100 40,58 20,89 38,53 1.514.334 681.495 281.083 551.756 100 45,00 18,56 36,44

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, năm 2019)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 3 năm qua đạt cao song chưa bền vững, còn chịu ảnh hưởng lớn của các tác động ngoại sinh, tiềm lực kinh tế còn khá nhỏ bé (GDP giá hiện hành năm 2019 bằng 0,15% GDP cả nước).

b, Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực Ngành công nghiệp - xây dựng

Sản xuất công nghiệp Bắc Kạn có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp giai đoạn 2017 - 2019 đạt 28,86%/ năm. Vào năm 2017 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,55 lần so với năm 2010 và năm 2018 đạt 185,9 tỷ đồng tăng 12,67% so với năm 2017, năm 2019 ước thực hiện đạt 189,031 tỷ đồng, tăng 1,7% so năm 2018. Đến nay, Bắc Kạn đã hình thành hầu hết các ngành công nghiệp tuy còn rất nhỏ bé, trong đó rõ rệt nhất là nhóm ngành chủ yếu gồm: Công nghiệp khai thác chiếm 54,58%, công nghiệp chế biến chiếm 41,08% và công nghiệp phân phối điện nước chiếm 4,34% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: Quặng sắt khai thác năm 2018 đạt 207 nghìn tấn, quặng chì-kẽm 25 nghìn tấn, giấy đế 2.155 tấn, xi măng 22,8 nghìn tấn, Clanhke đạt 18,4 nghìn tấn, gỗ xẻ xây dựng 7 nghìn m3, lắp ráp ô tô 200 chiếc... Các ngành công nghiệp như khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản đang được các nhà đầu tư quan tâm, đã

có một số dự án được triển khai thực hiện. Một số cơ sở công nghiệp trọng điểm có quy mô nhỏ và vừa đã được đầu tư xây dựng như: Liên doanh may công nghiệp công suất 2,2 triệu sản phẩm/năm; nhà máy lắp ráp và đóng mới ô-tô tải nhỏ công suất giai đoạn I là 500 xe/năm; nhà máy sản xuất giấy đế Trung Hoà - Chợ Đồn công suất 2.55 tấn/năm. Đến năm 2019 toàn tỉnh có tới 1.423 cơ sở sản xuất công nghiệp gấp 1,6 lần năm 2010, thu hút 6533 lao động gấp 1,8 lần năm 2010, hầu hết các sản phẩm công nghiệp trong 3 năm 2017 - 2019 đều tăng khá. Công nghiệp Bắc Kạn năm 2018 và 2019 tăng trưởng chậm lại là do một số doanh nghiệp có giá trị sản xuất lớn chưa tìm được đầu ra như công nghiệp xi măng, lắp ráp ô-tô nên sản xuất cầm chừng, một số dự án đưa vào sản xuất chậm...

Bảng 3.3: Giá trị tổng sản lượng công nghiệp trên địa bàn tỉnh 2017 - 2019

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tăng trưởng BQ 2017-2019 (%) Tổng giá trị sản xuất

- Công nghiệp khai thác - Công nghiệp chế biến

- CN phân phối điện nước

164,9 71,3 83,3 9,9 185,9 72,4 101,3 12,1 189,031 73,2 103 12,83 28,86 46,2 20,3 30,1

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, năm 2019)

Giá trị sản xuất ngành xây dựng trong những năm vừa qua tăng trưởng đều đặn cùng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành xây dựng trong 10 năm qua bình quân đạt 26,47%/ năm. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2019 tính theo giá so sánh 2010 gấp 5,47 lần so với năm 2010.

Ngành nông - lâm - thuỷ sản

Năm 2018 GTSX của ngành tăng trưởng chậm lại do gặp nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng GTSX toàn ngành chỉ đạt 4,6%. Năm 2019 sản xuất nông nghiệp được phục hồi do đó tốc độ tăng GTSX cao hơn những năm trước, ước đạt trên 13%.

Nông nghiệp và nông thôn Bắc Kạn những năm qua đã có bước chuyển biến tích cực, sản lượng lương thực tăng nhanh và cơ bản đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Cơ cấu kinh tế trồng trọt, chăn nuôi và khai thác, dịch vụ nông lâm thuỷ sản đang từng bước chuyển đổi theo hướng tích cực và sản xuất thêm nhiều hàng hoá, tạo thêm việc làm cho nhân dân.

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2017 - 2019

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tăng trưởng 2017-2019 (%) Tổng GTSX Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản 509.320 409.197 96.509 3.614 532.741 423.374 104.937 4.430 626.096 501.173 119.503 5.420 5,91 7,81 -0,51 8,67

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, năm 2019)

Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2017- 2019 đạt bình quân 5,91%/năm, là mức khá cao so với các tỉnh trong vùng núi phía Bắc. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm từ 58,24 năm 2017 xuống còn 41,96% vào năm 2019.

3.1.3. Vài nét về KBNN tỉnh Bắc Kạn

3.1.3.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn

Tên cơ quan: Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn.

Địa chỉ: Tổ 5 - phường Phùng Chí Kiên - TP Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn. Điện thoại: (0209) 3840 840

Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước ở Bắc Kạn là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

KBNN Bắc Kạn được thành lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ KBNN Bắc Thái. Khi mới thành lập, KBNN Bắc Kạn có văn phòng KBNN tỉnh với 4 phòng chuyên môn và 7 đơn vị KBNN trực thuộc; tổng số công chức có 57 người. Đến nay KBNN Bắc Kạn có văn phòng KBNN tỉnh với 07 phòng chuyên môn và 07 đơn vị KBNN trực thuộc; tổng số công chức và người lao động hợp đồng là 158 người.

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, KBNN Bắc Kạn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong công tác quản lý tài chính - ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của ngành và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

3.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của KBNN tỉnh Bắc Kạn

Từ ngày 01/01/2000 hệ thống KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước theo Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về việc tổ chức lại hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển và Quyết định số 145/1999/QĐ-BTC ngày 26/11/1999 của Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)