Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 36 - 40)

5. Bố cục của đề tài

1.1. Tổng quan về ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước

1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi ngân sách nhà

1.1.4.1. Những nhân tố khách quan

a. Chủ trương, định hướng quản lý, điều hành chi ngân sách nhà nước theo từng thời kỳ

KSC NSNN được thực hiện theo các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Trong từng giai đoạn, theo điều hành của Chính phủ, công tác KSC

cũng có sự thay đổi cho phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện chủ trương điều hành chính sách tài khóa thận trọng; phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất - kinh doanh, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; quyết liệt công tác thu ngân sách; quản lý chi ngân sách chặt chẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính. Từ định hướng trên, công tác KSC NSNN đảm bảo chặt chẽ, đúng các định mức, chế độ, tiêu chuẩn, hướng tới mục tiêu giảm tỷ trọng chi thường xuyên, giành nguồn lực tăng chi đầu tư phát triển.

Các cơ chế chính sách mới ban hành cũng hướng tới mục tiêu siết chặt chi tiêu công, các định mức về chế độ hội nghị, công tác phí, tiếp khách,… được quy định cụ thể, chi tiết; định mức trang bị tài sản, xe ô tô công được ban hành chi tiết, hạn chế việc mua xe ô tô. Năm 2018, NSNN chỉ bố trí mua ôtô theo chức danh từ cấp bộ trưởng và tương đương trở lên, khi thật sự cần thiết phải bổ sung các chức danh còn lại đang được bố trí xe đưa đón sẽ nghiên cứu, tiến tới thực hiện khoán chi. Giảm chi hội thảo, hội nghị, không bố trí NSNN cho khởi công, khánh thành,… Việc kiểm soát biên chế, tiền lương cũng được siết chặt, các khoản chi lương phải nằm trong tổng số biên chế được giao của cấp có thẩm quyền trong định hướng chỉ đạo chung của Đảng, Nhà nước giảm 10% số biên chế từ nay đến 2021.

Công tác KSC vốn đầu tư, Chương trình mục tiêu quốc gia cùng được siết chặt, đảm bảo đúng Luật Đầu tư công và điều hành, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Những chủ trương, định hướng, chế độ, chính sách trên tác động trực tiếp, hàng ngày đến công tác KSC NSNN của công chức KBNN.

b. Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác kiểm soát chi

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác KSC qua KBNN có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác KSC. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là hành lang pháp lý, là căn cứ, cơ sở để KBNN thực hiện nhiệm vụ KSC. Công tác KSC bao trùm hầu hết hoạt động tài chính, chi tiêu nội bộ của các đơn vị hành chính, sự nghiệp với đặc thù của từng ngành, từng địa phương và được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Có những văn bản chuyên ngành, KBNN không nhận được, đặc biệt là các văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn đặc thù của ngành.

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cũng ảnh hưởng, tác động đến công tác KSC NSNN. Nhưng cũng có văn bản ban hành đã lâu, hiện không còn phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật khác nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung, gây rất nhiều khó khăn cho công tác KSC NSNN của KBNN cũng nhưng các đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình thực hiện.

c. Công tác phối hợp, chấp hành chế độ chính sách của các đơn vị có liên quan

Công tác KSC NSNN của KBNN có hai chủ thể là người kiểm soát là KBNN và người bị kiểm soát là đơn vị sử dụng NSNN. Do vậy, việc phối hợp, chấp hành chế độ chính sách của đơn vị sử dụng NSNN cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác KSC của KBNN. Nếu các đơn vị am hiểu chính sách pháp luật về tài chính, chấp hành đúng các quy định về chế độ tài chính kế toán, về định mức, tiêu chuẩn, điều kiện chi,… thì rất thuận lợi cho công tác KSC của KBNN. Ngược lại, nếu các đơn vị sử dụng NSNN không am hiểu hoặc cố tình thực hiện sai các quy định về chế độ tài chính, kế toán, công tác KSC của KBNN sẽ rất vất vả, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho công chức KBNN. Khi có 01 bộ hồ sơ, qua công tác KSC phải từ chối thanh toán, công chức KBNN sẽ phải thực hiện thông báo trả lại hồ sơ, có trường hợp phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính,… theo các quy định trong quy trình KSC.

Việc phối hợp, chấp hành chế độ chính sách của các đơn vị quản lý nhà nước trong công tác tài chính trên địa bàn cũng ảnh hưởng đến công tác KSC của KBNN. Nếu công tác phối hợp giữa các cơ quan trong khối tài chính ở địa phương không tốt sẽ ảnh hưởng đến việc xử lý những phát sinh trong công tác quản lý thu, chi NSNN ở địa phương. KBNN luôn là người hạch toán và xử lý sau cùng nên rất vất vả trong quá trình thực hiện.

Đối với các cơ quan có thẩm quyền được phê duyệt, giao dự toán, nhiệm vụ chi cho các đơn vị sử dụng NSNN cũng ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến công tác KSC của KBNN. Những sai sót, vướng mắc trong công tác KSC do liên quan đến các cơ quan này luôn là những vấn đề khó khăn nhất trong thực hiện nhiệm vụ của KBNN ở địa phương.

d. Điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương

Điều kiện kinh tế-xã hội của từng địa phương, từng thời kỳ cũng có tác động không nhỏ đến công tác KSC NSNN.

Đối với NSNN, rất nhiều định mức, chế độ chi tiêu, Trung ương quy định khung và định hướng, còn mức chi cụ thể sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở tình hình kinh tế-xã hội địa phương và nguồn lực tài chính đảm bảo của địa phương từ thu NSNN. Do vậy, ở mỗi tỉnh, có thể có những chính sách, chế độ, định mức chi tiêu khác nhau do điều kiện kinh tế-xã hội. Điều này tác động, ảnh hưởng trực tiếp đển công tác KSC NSNN của KBNN.

Cùng với đó, từ định hướng phát triển kinh tế-xã hội, nguồn lực đầu tư từ NSNN cũng có những mục tiêu, sự tập trung đầu tư khác nhau giữa khu vực nông thôn, thành thị, miền núi, hải đảo,… giữa mục tiêu ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, ưu tiên cho an sinh xã hội hay cho đầu tư phát triển theo từng thời kỳ theo điều hành của cấp có thẩm quyền.

Ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, khối lượng công tác KSC của KBNN tăng lên đáng kể theo cũng ảnh hưởng đến công tác KSC.

1.1.4.2. Những nhân tố chủ quan

- Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy KBNN: Chi NSNN là một khoản chi lớn. Để có thể kiểm soát đầy đủ, toàn diện các khoản chi NSNN, Nhà nước đã tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý chi NSNN với sự tham gia của nhiều cơ quan: UBND cấp tỉnh, Sở Tài chính, Phòng Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện... Đây là các cơ quan được Nhà nước giao chức năng quản lý nhà nước theo ngành, quản lý về mặt tài chính.

- Quy trình nghiệp vụ: Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên phải rõ ràng, đơn giản nhưng đảm bảo tính chặt chẽ trong trong quản lý chi tiêu NSNN, không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thất thoát, lãng phí NSNN.

- Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý kiểm soát chi: Trình độ và năng lực cán bộ kiểm soát chi là nhân tố quyết định chất lượng công tác kiểm soát chi. Vì vậy, cán bộ kiểm soát chi phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích,

xử lý thông tin được cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể vừa làm tốt công tác kiểm soát chi vừa đảm bảo tính trung thực, khách quan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm được giao để vụ lợi hay có thái độ hách dịch, sách nhiễu đối với đơn vị trong quá trình kiểm soát chi.

- Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật: Kiểm soát chi NSNN qua KBNN đòi hỏi yêu cấu hiện đại hóa về công nghệ nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi khối lượng vốn cần giải ngân qua KBNN ngày càng lớn. Việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc. Đảm bảo công việc diễn ra nhanh chóng, chính xác và thống nhất. Do vậy, việc xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hoàn chỉnh cho toàn bộ hệ thồng KBNN là một đòi hỏi tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)