Nội dung kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Khobạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 30 - 36)

5. Bố cục của đề tài

1.1. Tổng quan về ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước

1.1.3. Nội dung kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Khobạc Nhà nước

1.1.3.1. Quy trình tổ chức kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước

Để thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước thực hiện theo quy trình sau:

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước Quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN gồm các bước sau:

1. Bộ phận kiểm tra lập kế hoạch kiểm soát trình giám đốc KBNN 1. Lập kế hoạch

kiểm soát

2. Giao nhiệm vụ kiểm soát

3. Lập báo cáo sau

2. Giám đốc KBNN giao nhiệm vụ kiểm soát cho bộ phận kiểm tra, phòng kế toán 3. Bộ phận kiểm tra thực hiện kiểm soát thanh toán

4. Bộ phận kiểm tra Lập báo cáo sau kiểm soát

1.1.3.2. Kiểm soát theo quá trình chi NSNN qua Kho bạc nhà nước a, Trước khi kiểm soát: Công tác lập dự toán kiểm soát chi NSNN.

Đây là khâu đầu tiên trong chu trình kiểm soát NSNN qua KBNN. Khâu này mang tính định hướng tạo cơ sở nền tảng cho các khâu tiếp theo. Quản lý theo dự toán có nghĩa là cấp phát và sử dụng vốn ngân sách phải có dự toán. Trước khi cấp phát và sử dụng vốn NSNN phải xây dựng dự toán theo đúng quy trình, định mức và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, đồng thời việc cấp phát cũng phải dựa trên cơ sở kế hoạch và dự toán đã được duyệt. Đơn vị được nhận nguồn vốn NSNN phải sử dụng nguồn vốn theo các khoản và mục đích đã định trước trong dự toán đã trình lên. Ngoài ra, tuỳ theo tình hình thực tế mà xem xét các khoản chi vượt dự toán nhưng phải phù hợp với chính sách, chế độ quản lý tài chính hiện hành.

Căn cứ lập dự toán:

- Dựa vào chủ trương, phương hướng của Đảng và nhà nước trong từng thời kỳ. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dự toán chi NSNN có một cái nhìn tổng quát về những mục tiêu và nhiệm vụ phải hướng tới. Trên cơ sở đó mà xác định các hình thức, phương pháp phân phối nguồn vốn với dự toán chi ngân sách cho các lĩnh vực khác đảm bảo vừa tiết kiệm vừa đạt hiệu quả cao.

- Chỉ tiêu, kế hoạch phát triển về các mặt có liên quan trực tiếp đến việc cấp, phát của ngân sách trong kỳ kế hoạch. Các chỉ tiêu của kỳ kế hoạch này kết hợp với các định mức chi sẽ là những yếu tố cơ bản để xác lập dự toán. Tuy nhiên khi dựa vào căn cứ này để xây dựng dự toán nhất thiết phải thẩm tra, phân tích tính đúng đắn, hiện thực, tính hiệu quả của các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển để điều chỉnh cho phù hợp.

- Dựa vào khả năng nguồn vốn ngân sách có thể đáp ứng nhu cầu. Muốn dự đoán được khả năng này, phải dựa vào cơ cấu thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu kế hoạch. Nhờ đó, thiết lập mức cân đối tổng quát giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi ngân sách.

- Các chính sách, chế độ, định mức chỉ tiêu sử dụng kinh phí NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. Đây sẽ là cơ sở cho việc tính toán và bảo vệ dự toán chi ngân sách. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho việc chấp hành dự toán không bị rơi vào tình trạng hụt hẫng khi có sự điều chỉnh hoặc thay đổi một số chính sách, chế độ chi nào đó.

- Kết quả, phân tích đánh giá về tình hình sử dụng kinh phí NSNN đã thực hiện trong những năm qua.

Nguyên tắc lập dự toán:

- Việc bố trí kinh phí NSNN được thực hiện theo chương trình, kế hoạch chính thức và chương trình, kế hoạch bổ sung trong năm, bảo đảm phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ và trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao.

- Việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm phải đúng mục đích, theo quy định của pháp luật.

Quy trình lập và phân bổ dự toán chi:

Bước 1: Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời gian lập dự toán NSNN; thông báo số kiểm tra dự toán về tổng mức và từng mục chi. Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc lập và phân bổ dự toán ngân sách cấp địa phương mình quản lý. Với hệ thống ngân sách địa phương, quy trình giao số kiểm tra còn diễn ra ở nhiều cấp ngân sách và nhiều đơn vị dự toán các cấp cho đến khi nào đơn vị dự toán cơ sở nhận được số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí thì mới coi là hoàn thành bước 1 này.

Bước 2: Chi NSNN phải căn cứ vào chỉ tiêu được giao và văn bản hướng dẫn của cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn vị mình gửi cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính xét duyệt tổng thể dự toán chi ngân sách vào dự toán chi NSNN nói chung để trình cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt.

Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp dự toán kinh phí của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành dự toán chi của NSNN.

Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán NSNN, cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm làm việc với các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc để điều chỉnh các điểm thấy cần thiết trong dự toán kinh phí mà các đơn vị đã lập. Nếu có ý kiến khác nhau về dự toán giữa Bộ Tài chính và các cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thì Bộ Tài chính trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ những ý kiến còn khác nhau để quyết định theo thẩm quyền. Ở địa phương, nếu có ý kiến khác nhau giữa cơ quan Tài chính và đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp hành chính nào, thì cơ quan Tài chính cấp đó phải trình Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đó quyết định.

Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực Nhà nước thông qua, cơ quan Tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ đề nghị cơ quan quyền lực Nhà nước chính thức phân bổ và giao dự toán cho mỗi ngành, mỗi đơn vị thông qua hệ thống KBNN.

Với trình tự các bước như trên, quá trình lập và phân bổ dự toán chi NSNN vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính thực tiễn. Đồng thời nó thể hiện rõ nguyên tắc thống nhất, tập trung và dân chủ trong quản lý NSNN thuộc về phạm vi quản lý của khoản chi này.

b. Trong khi kiểm soát

Đây là quá trình thực hiện kiểm soát được thực hiện dự toán nhằm đảm bảo các khoản chi phải đủ điều kiện trước khi xuất quỹ NSNN cần phải chi trả cho đối tượng thụ hưởng NSNN. Kiểm soát chấp hành chi là khâu chính của quy trình KSC, đòi hỏi các cán bộ thực hiện KSC phải công tâm, công bằng và khách quan trong quản lý quỹ NSNN.

Công tác chấp hành dự toán kiểm soát chi NSNN: chấp hành dự toán chi NSNN là khâu thứ hai của chu trình quản lý NSNN. Thời gian tổ chức chấp hành dự toán chi ngân sách ở nước ta được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Thực hiện kế hoạch chi ngân sách cần chú ý đến các yêu cầu sau:

- Phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, có trọng điểm.

- Cấp phát kinh phí kịp thời, chặt chẽ, tránh mọi sơ hở gây lãng phí, tham ô làm thất thoát nguồn vốn cho NSNN.

- Trong quá trình sử dụng các khoản vốn, kinh phí do NSNN cấp phải hết sức tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi khoản chi đó.

Những căn cứ để tổ chức công tác điều hành, cấp phát và sử dụng các khoản chi ngân sách:

- Dựa vào mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán. Đây là căn cứ tác động có tính chất bao trùm đến việc cấp phát và sử dụng các khoản chi bởi vì mức chi của từng chi tiêu là cụ thể hoá mức chi tổng hợp đã được cơ quan quyền lực nhà nước phê duyệt.

- Dựa vào thực lực nguồn kinh phí NSNN đáp ứng chi ngân sách trong quản lý và điều hành NSNN phải quán triệt quan điểm: lường thu mà chi. Mức chi trong dự toán mới chỉ là con số dự kiến, khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế của năm kế hoạch thì mới chuyển hoá được chỉ tiêu dự kiến thành hiện thực.

- Dựa vào chính sách, chế độ chỉ tiêu sử dụng kinh phí NSNN hiện hành. Đây là căn cứ có tính pháp lý cho công tác tổ chức chấp hành dự toán chi NSNN. Bởi lẽ, tính hợp lệ, hợp lý của các khoản chi NSNN sẽ được phán xét dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ chi của Nhà nước đang còn hiệu lực thi hành. Quá trình cấp phát, sử dụng các khoản chi phải tuân thủ theo quy định pháp lý, là căn cứ để đánh giá việc cấp phát và sử dụng các khoản chi.

Các biện pháp nhằm tăng cường công tác cấp phát và sử dụng các khoản chi ngân sách:

- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị sử dụng NSNN. Sao cho sự hình thành nguồn kinh phí đều phải hạch toán đúng, đủ, chính xác và kịp thời. Trên cơ sở đó, đảm bảo cho việc quyết toán kinh phí chính xác. Đồng thời cung cấp tài liệu có tính chuẩn mực cao cho kiểm toán nhà nước xét duyệt các báo cáo quyết toán đó.

- Quy định rõ ràng trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơ quan trong quá trình cấp phát, sử dụng các khoản chi NSNN.

- Cơ quan Tài chính thường xuyên kiểm tra tình hình nhận và sử dụng vốn kinh phí NSNN ở các cơ sở, đơn vị, đảm bảo đúng dự toán, phù hợp với định mức chế độ chi NSNN hiện hành.

- Cụ thể hoá dự toán chi tổng hợp cả năm thành dự toán chi hàng quý, hàng tháng để làm căn cứ quản lý cấp phát.

c, Sau khi kiểm soát

* Công tác quyết toán chi NSNN

Công tác quyết toán là công việc cuối cùng của chu trình chi NSNN. Quyết toán và kiểm toán các khoản chi là quá trình kiểm tra rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ hạch toán và chấp hành dự toán nhằm phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán kỳ ngân sách đã qua để rút kinh nghiệm cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo.

Sở Tài chính thẩm định báo cáo Ngân sách huyện, trình UBND tỉnh thông qua HĐND tỉnh phê chuẩn quyết toán toàn tỉnh.

Bộ Tài chính thẩm tra báo cáo quyết toán chi ngân sách các tỉnh, chi ngân sách trung ương, lập báo cáo ngân sách trình Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn.

Quá trình quyết toán các khoản chi ngân sách phải chú ý đến một số yêu cầu cơ bản sau:

- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo để cơ quan thẩm quyền xét duyệt đúng chế độ quy định.

- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo chính xác. Nội dung trong báo cáo tài chính phải đúng với nội dung ghi trong dự toán được duyệt.

- Báo cáo quyết toán khi trình cơ quan xét duyệt phê chuẩn phải có xác nhận của KBNN đồng cấp.

Nội dung quyết toán bao gồm: - Quyết toán vốn ngân sách.

- Tình hình sử dụng vốn ngân sách.

Công tác quyết toán được tiến hành theo nguyên tắc đơn vị dự toán cấp dưới phải nộp báo cáo quyết toán cho đơn vị cấp trên xét duyệt. Việc quyết toán được tiến hành theo các bước sau: các đơn vị phải báo cáo quyết toán của đơn vị mình gửi lên cơ quan quản lý cấp trên để cơ quan quản lý cấp trên tiến hành kiểm tra và quyết toán.

Các nội dung công tác quản lý chi ngân sách nêu trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: định mức chi là cơ sở cho việc lập dự toán, cấp phát và quyết toán các khoản chi. Qua việc phân tích tình hình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán các khoản chi nhằm phát hiện ra mặt bất hợp lý của định mức để hoàn thiện...

Tất cả các nội dung công tác quản lý cần phải luôn quán triệt được các nguyên tắc cơ bản là:

- Nguyên tắc quản lý chi theo dự toán. - Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN. - Nguyên tắc tiết kiệm - hiệu quả.

Tuân thủ các nguyên tắc trên, có như vậy mới thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả vốn NSNN.

* Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chi

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chi và quản lý chi ngân sách, quản lý tài sản của Nhà nước.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản Nhà nước của tổ chức, cá nhân.

Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào NSNN những khoản chi sai chế độ. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.

1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)