(Nguồn: Quyết định số 5637/QĐ-KBNN ngày 28/11/2016)
Cán bộ KSC nhận hồ sơ từ phí chủ đầu tư, trong vòng ba ngày sẽ thực hiện kiểm soát hồ sơ thanh toán, KBNN các cấp hoàn thành kiểm soát theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán và
theo nguyên tắc kiểm soát trước, thanh toán sau đối với lần thanh toán cuối của gói thầu, hạng mục”.
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản cho CTMTQG xây dựng NTM CTMTQG xây dựng NTM
1.1.6.1. Các nhân tố bên trong
- Tiêu chuẩn, định mức chi nguồn vốn chương trình MTQG NTM: Các nguồn vốn hỗ trợ từ NSTW được phân bổ cho các địa phương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020, vốn này sử dụng cần phải tuân thủ theo quy định của Luật đầu tư công, Luật NSNN và các văn bản pháp luật có liên quan. Các địa phương thực hiện theo quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017 về “nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ NS trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của NS địa phương thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020”. Như vậy, mỗi địa phương sẽ có căn cứ riêng để thực hiện và điều này ảnh hưởng đến quy trình, thủ tục KSC ngân sánh cho mỗi chương trình dự án.
- Tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi: KBNN cần xây dựng bộ máy kiểm soát chi theo hướng tinh gọn, bố trí nhân lực theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong bộ máy. Trong tổ chức bộ máy thể hiện rõ trách nhiệm, vai trò của cơ quan tài chính, các đơn vị đầu tư cần thể hiện chi đúng, chi đủ theo các khâu quá trình lập kế hoạch, phân bổ, thực hiện chi và kiểm soát sau khi chi với quy trình và thủ tục gọn nhẹ, thời gian rút ngắn và đảm bảo hồ sơ thanh toán chi.
- Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ KBNN làm công tác kiểm soát chi: Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác KSC phải đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, cống hiến hết mình vì sự nghiệp an sinh xã hội mà Ngành Kho bạc đề ra. Quá trình tổ chức thực hiện công tác KSC nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi cán bộ KSC phụ trách, do đó
mỗi cán bộ vừa phải là người theo dõi, giám sát quá trình vừa chủ động tham mưu cho các cấp lãnh đạo để định hướng nội dung, xây dựng kế hoạch, các phương án triển khai tổ chức thực hiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn cho chương trình MTQG xây dựng NTM. Do đó, năng lực của cán bộ nguồn lực KSC rất quan trọng, quyết định đến tính trung thực, khả năng và hiệu quả chi đúng, chi đủ, KSC đúng theo nguyên tắc được xác lập theo Luật quy định.
- Ý thức chấp hành dự toán chi: Đơn vị đầu tư sử dụng NSNN theo đúng Luật NSNN, hoàn thiện hồ sơ theo đúng yêu cầu cơ quan tài chính từ khâu lập, phân bổ, sử dụng và quyết toán NSNN. Bên cạnh đó, thống nhất cơ chế chấp hành KSC chặt chẽ, điều này do bản thân đơn vị chủ đầu tư tự chủ động thực hiện theo pháp luật hiện hành. Nhận thức chấp hành dự toán chi của các địa phương sử dụng nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM là nhân tố quyết định thiết yếu đến kết quả thực hiện tốt hay không và ở mức độ nào. Chính sách quản lý về KSC mang tính chất chung nhưng cơ chế và hiệu quả chính sách ngoài thực tiễn rất cần ý thức các đơn vị chấp hành.
1.1.6.2.Các nhân tố bên ngoài
- Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương: Thực hiện xây dựng NTM tại nước ta diễn ra với trình độ phát triển kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh còn chưa cap, quy mô sản xuất manh mún, nguồn lực nhỏ bé, mức tiêu dùng và thu nhập của dân cư thấp, chưa có sức mạnh thị trường. Vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc, khả năng cải cách hành chính diễn ra chậm. Điều này làm ảnh hưởng đến các kết quả quá trình xây dựng NTM, điều này làm ảnh hưởng cơ cấu vốn từ cấp trung ương đến cơ sở, các nhà đầu tư, đơn vị thụ hưởng qua KBNN.
- Phương thức quản lý NSNN về vốn chương trình MTQG NTM: Quy trình KSC ngân sách là một quy trình phức tạp, khởi đầu từ khâu dự toán đến khâu sử dụng, quyết toán NS, có liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước ngành dọc. Chính vì thế, KSC cần thực hiện cẩn trọng, làm từng bước chắc
chắn. Mỗi bước đều tổ chức đánh giá KSC sao cho phù hợp với đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp.
- Các quy định pháp lý về kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG NTM: Cơ chế KSC cần thực hiện nghiêm túc, công khai, rõ ràng điều kiện và trình tự cấp phát, sử dụng NSNN theo hướng từ trên xuống và từ dưới lên, nghĩa là thực hiện từ trung ương đến địa phương, và từ địa phương phản ánh đến cấp trung ương. Các cơ quan tài chính khi cấp phát phải căn cứ trên dự toán được duyệt phù hợp với KT-XH địa bàn, năng lực NS theo từng giai đoạn, bố trí mức chi NS để thức hiện cho đúng, đủ. Thực hiện thanh toán cần đảm bảo khoản chi trả trực tiếp qua KBNN cho các đối tượng sao cho đúng tiêu chuẩn, định mức của Luật NSNN. (Ngô Thị Thu Hà, 2013)
1.2. Kinh nghiệm về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN tại một số địa phương và bài học CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm của KBNN huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
1.2.1 Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước
1.2.1.1. Kinh nghiệm của KBNN huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
KBNN Đức Thọ (Hà Tĩnh)”luôn thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, chế độ quản lý chìa khoá kho, ra vào kho, ghi chép chứng từ, sổ sách, kiểm kê đối chiếu tồn quỹ cuối ngày, kiểm đếm chính xác không để lẫn loại, không để tiền giả lọt vào kho quỹ, hay thừa thiếu mất mát.”
Kiểm soát các khoản chi ngân sách đúng quy định
Theo Giám đốc KBNN (KBNN) Đức Thọ, Hà Tĩnh cho biết, “An toàn kho quỹ, an toàn tài sản của Nhà nước luôn được đơn vị chú trọng, duy trì công tác kiểm quỹ cuối ngày, quản lý chặt chẽ định mức tồn quỹ, tuân thủ quy trình nghiệp vụ, sổ sách ghi chép đầy đủ, cập nhật, phản ảnh đầy đủ nội dung, đúng chế độ”.
KBNN Đức Thọ đã chủ động phối kết hợp với cơ quan thuế, tài chính, tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý thu
ngân sách nhằm tập trung đầy đủ và kịp thời tất cả các khoản thu vào NSNN, thực hiện điều tiết, hạch toán chính xác cho các cấp ngân sách, thực hiện đối chiếu công tác thu theo quy định.
Đơn vị luôn phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN (NSNN); kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác được giao theo quy định, giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác điều hành, quản lý quỹ NSNN trên địa bàn.
Để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn theo Nghị quyết của HĐND huyện về nhiệm vụ thu và chi NSNN trên địa bàn, KBNN Đức Thọ đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trên địa bàn, xây dựng phương án, quy trình và các giải pháp thu NSNN, nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời mọi nguồn thu NSNN trên địa bàn vào KBNN, thực hiện điều tiết chính xác cho các cấp NSNN đúng quy định.
Công tác an toàn kho quỹ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành KBNN, nên đơn vị luôn đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy trình quản lý an toàn kho quỹ. Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, doanh số thu chi tiền mặt qua KBNN Đức Thọ lên đến hàng nghìn tỷ đồng, nhưng luôn đảm bảo an toàn, chính xác không để xảy ra sai sót nào.
Công khai đầy đủ các quy trình thủ tục hành chính
Trong thời gian qua, KBNN Đức Thọ đã luôn quán triệt và triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, qui định của pháp luật, của ngành; Xây dựng nội quy, quy chế cơ quan dựa trên nội quy, quy chế hoạt động của ngành, của KBNN tỉnh Hà Tĩnh, lãnh đạo đơn vị đã quán triệt việc sử dụng hiệu quả thời gian lao động, thường xuyên nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật; chấp hành Luật Cán bộ công chức (CBCC) và 10 điều kỷ luật của ngành.
Đơn vị cũng đã xây dựng quy tắc chuẩn mực đạo đức, văn hoá ứng xử trong cán bộ, đảng viên đơn vị; tổ chức cho cán bộ, công chức ký cam kết thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hoá ứng xử và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...
Bên cạnh đó, đơn vị đã triển khai, chỉ đạo thực hiện tốt phong trào chung của toàn huyện về xây dựng NTM, mỗi CBCC phát huy tinh thần trách nhiệm, nêu cao ý thức, thái độ phục vụ nhân dân, hướng dẫn, giải quyết nhanh gọn, kịp thời các hồ sơ, chứng từ về thanh toán thuộc nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân trên toàn huyện. Vận động cán bộ, công chức đơn vị tích cực ủng hộ xây dựng NTM ở địa phương. Ủng hộ xã Đức Thuỷ 1 tủ sách pháp luật và góp phần làm 40m đường bê tông vào hội trường thôn từ nguồn đóng góp của cán bộ đơn vị.
Thể hiện tinh thần yêu nước, tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn… trong năm qua đơn vị đã ủng hộ các chiến sỹ Trường Sa, đóng góp vào các quỹ như quỹ Mái ấm công đoàn; Ủng hộ trẻ em tàn tật mồ côi; đền ơn đáp nghĩa; Quỹ chất độc da cam dioxin….với tổng số tiền 12,687 triệu đồng. Hưởng ứng lời kêu gọi của hội chữ thập đỏ về ủng hộ tết cho người nghèo, ban lãnh đạo kết hợp công đoàn phát động anh chị em đơn vị đóng góp ủng hộ được 1,2 triệu đồng. (http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai- chinh/2016-06-27/ha-tinh-kbnn-duc-tho-thuc-hien-nghiem-quy-trinh-quan-ly- an-toan-kho-quy-33006.aspx)
1.2.1.2. Kinh nghiệm của KBNN huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Kho bạc nhà nước (kho bạc nhà nước) huyện Tam Đảo được thành lập đi vào hoạt động từ năm 2004, kết quả thực hiện KSC như sau:
Thứ nhất, về nội dung kiểm soát chi: KBNN huyện Tam Đảo đã tuân thủ các nội dung kiểm soát chi, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của ngành kho bạc nhà nước, Ban Giám đốc đã phối hợp chặt chẽ để tranh thủ và nắm bắt kịp thời sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự lãnh đạo của Kho bạc nhà nước tỉnh và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện để xây dựng Chương trình công tác, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ sát với tình hình thực tế địa phương, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành.
chức bộ máy theo quy định, hướng tới nâng cao kinh nghiệm và bồi dưỡng năng lực cho cán bộ làm công tác kiểm soát chi khiên cho bộ máy ngày càng vững mạnh hơn.
Thứ ba, về công cụ kiểm soát chi: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngoài công cụ pháp luật, Kho bạc nhà nước huyện Tam Đảo luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài sản của nhà nước giao cho đơn vị quản lý, thực hiện đúng, nghiêm ngặt quy trình nghiệp vụ, mở đầy đủ các loại sổ sách, ghi chép, theo dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Thứ tư, về thực hiện quy trình kiểm soát chi: Kho bạc nhà nước huyện Tam Đảo đã vận động cán bộ, công chức tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với các tổ nghiệp vụ đã tổ chức hạch toán kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh kết quả thu chi, tồn quỹ NSNN, chấp hành chế độ báo cáo đầy đủ, cung cấp kịp thời thông tin cho các cấp lãnh đạo để điều hành NSNN.
Đồng thời, kho bạc nhà nước huyện Tam Đảo cũng thường xuyên hướng dẫn cán bộ kế toán các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện quản lý ngân sách theo đúng quy định của pháp luật nên việc lập dự toán đã đảm bảo sát thực. Đặc biệt kho bạc nhà nước huyện Tam Đảo không gây phiền hà, ách tắc cho khách hàng, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình giao dịch. Thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động chi của các đơn vị đã góp phần hạn chế được việc chi ngân sách nhà nước không đúng quy định, tăng cường chi trực tiếp thông qua chuyển khoản, giảm áp lực tiền mặt lưu thông, góp phần thực hành tiết kiệm, chống biểu hiện tiêu cực góp phần quản lý tốt ngân sách nhà nước.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với KBNN Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Thứ nhất, KBNN huyện Bảo Thắng cần thực hiện và phân cấp rõ đầu mối quy trình giao dịch, đặc biệt là các mối quan hệ có tính chất tác nghiệp giữa KBNN và đơn vị đầu tư. Đơn vị đầu mối trong KSC là KBNN đồng thồ thực hiện tư vấn, hướng dẫn các chủ đầu tư làm đúng, đủ theo quy định của
pháp luật về hồ sơ KSC.
Thứ hai, làm rõ các khâu thuộc quy trình giải quyết công việc theo thời gian, tiến độ, khả năng tác nghiệp mỗi bước, kết quả các bên thực hiện. Xác lập các bước trong quy trình rõ ràng, nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cá nhân tham gia trong quy trình KSC, KBNN huyện cần rút ngắn thời gian, công sức đi lại của chủ đầu tư XDCB thuộc chương trình MTQG về xây dựng NTM.
Thứ ba, ban hành quy trình chuẩn hóa về các hồ sơ pháp lý, đưa ra định mức tiêu chuẩn cho hạng mục công trình, triển khai cơ chế “một cửa” đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư. Mỗi cán bộ KSC cần làm tốt vai trò của cơ chế “một cửa”, thực hiện tác nghiệp nhanh chóng, sáng tạo, đảm bảo các khâu trong quá trình thực hiện thanh quyết toán cho chủ đầu tư.
Thứ tư, ứng dụng CNTT trong KSC theo hướng hiện đại, tinh gọn và đảm bảo các khâu tác nghiệp, phối hợp các cơ quan trong quá trình xử lý giải quyết, CNTT là công cụ hỗ trợ mang lại tính chính xác và nhanh chóng. KBNN cần thực hiện hiện đại hóa hạ tầng thông tin đảm bảo điều kiện cho quá trình ứng dụng CNTT cho cả KBNN và chủ đầu tư trong quá trình báo cáo tiến độ, kinh phí hạng mục công trình dự án XDCB.
Năm là, tổ chức và xây dựng bộ máy theo hướng tinh gọn, cán bộ KSC chỉ thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình, không lồng ghép cán bộ KSC với kế toán do hai nghiệp vụ hoàn toàn khác nhau, mỗi nhiệm vụ sẽ cho 1-2 cán bộ đảm trách, như vậy mới đảm bảo mọi thủ tục thanh toán, KSC thực hiện đúng tiến độ yêu cầu.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau đây:
(1) Thực trạng công tác kiểm soát chi ĐTXDCB thực hiện CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai hiện nay như thế nào?
(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi ĐTXDCB thực hiện CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai?
(3) Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi ĐTXDCB thực hiện CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Các văn bản pháp lý về quản lý tài chính (Luật ngân sách, Luật Đầu tư