Đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại kho bạc nhà nước huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.5. Đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện

CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

- Về quy trình kiểm soát chi:

+ Quy trình KSC hiện tại đã đi vào nề nếp, việc kiểm soát phù hợp với trình độ và tổ chức nhân sự hiện có.

+ Khách hàng đã quen giao dịch trực tiếp với cán bộ KSC của KBNN, việc giao dịch cũng thuận lợi vì thông tin vướng mắc được cán bộ KSC và khách hàng trao đổi trực tiếp, kịp thời.

+ “Cơ chế giao dịch một cửa tăng tính công khai, minh bạch trong quá trình xử lý hồ sơ, có nhiều khâu, nhiều người cùng tham gia quá trình xử lý hồ sơ và giám sát việc tuân thủ quy trình, thể hiện sự nghiêm túc tìm tòi, nghiên cứu đổi mới quy trình làm việc nhằm nâng cao trách nhiệm, đúng hẹn trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết công việc.”

- Tách bạch giữa người nhận hồ sơ, trả kết quả và người kiểm soát chi từ đó tăng cường công tác kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các công chức, hạn chế tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ để sách nhiễu, mưu lợi cá nhân.

- Tại KBNN huyện Bảo Thắng đã thực hiện KSC vốn ĐTXDCB chương trình MTQG về xây dựng NTM qua giao dịch một cửa, nên kiểm soát được hồ sơ, chừng từ đã nhận và tiến độ, quy trình xử lý hồ sơ của từng công chức, nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của công chức

- Cán bộ công chức chủ động và có trách nhiệm trong quá trình tiếp nhận, luân chuyển và kiểm soát hồ sơ chứng từ, đảm bảo trả kết quả kết quả khách hàng theo đúng thời hạn đã ghi trên giấy hẹn, giảm tình trạng thất lạc hồ sơ, chứng từ trong quá trình tiếp nhận luân chuyển mà không quy định được trách nhiệm rõ ràng.

3.5.2. Những tồn tại

- Về quy trình kiểm soát chi:

KBNN và các đơn vị giao dịch còn bất hợp lý, trùng lặp như phải trình lãnh đạo ký hai lần (một lần ký duyệt hồ sơ, một lần ký chứng từ rút vốn).

+ Tại bộ phận một cửa chỉ bố trí được một số cán bộ nhất định, do vậy vào thời điểm cuối quý, cuối năm xảy ra tình trạng khách phải xếp hàng chờ đợi để được giao chứng từ cho KBNN. Bên cạnh đó chương trình MTQG xây dựng NTM có nhiều khoản mục, thời gian thực hiện kéo dài, thanh toán nhiều lần, cán bộ một cửa khó nắm được lịch sử của hồ sơ thanh toán, do đó không thể hướng dẫn khách hàng hoàn thành hồ sơ, thủ tục thanh toán ngay khi tiếp nhận hồ sơ được, khi đến các bộ phận nghiệp vụ phát hiện các sai sót phải trả lại hồ sơ hoặc hướng dẫn khách hàng phức tạp, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công nói chung”.

- Các chủ đầu tư chưa có thói quen theo dõi số liệu cam kết chi đã gửi ra kho bạc: nhiều chủ đầu tư quên đã gửi cam kết chi của các gói thầu hoặc các hợp đồng trước đó nên khi ra thanh toán phải quay về bổ sung hoặc điều chỉnh cam kết chi.

- Công tác giao nhận hồ sơ và trả kết quả phải thể hiện bằng văn bản, giấy tờ để ghi chép, liệt kê chi tiết từng bộ phận hồ sơ, chứng tờ khi giao nhận nên mất nhiều thời gian và gia tăng khối lượng công việc.

3.5.3. Nguyên nhân của tồn tại

- Cách tiếp cận và hiểu về KSC một cửa còn chưa thống nhất, chưa có quy định rõ về KSC một cửa đối với chương trình MTQG, do đó cần phải xây dựng quy trình một cửa với những nội dung chi tiết để có thể giải quyết vướng mắc đã nêu trong các quy trình trước đây.

- Khả năng ứng dụng CNTT vào quá trình giao nhận và tiếp nhận hồ sơ của cán bộ một cửa còn hạn chế, do khả năng sử dụng công nghệ phần mềm ở KBNN huyện còn chưa được đẩy mạnh.

- Các quy định KSC hiện hành vẫn tách bạch giữa kiểm soát chi và cam kết chi, vì vậy cần phải tích hợp quy trình KSC và cam kết chi khi hệ thống và xây dựng mô hình một cửa KSC chương trình MTQG xây dựng NTM;

- Tâm lý khách hàng vẫn giữ thói quen giao dịch với cán bộ KSC để trực tiếp trao đổi, giải thích, hướng dẫn, cho nên KBNN đã thông báo, tuyên truyền sâu rộng tới khách hàng nhưng kết quả giao dịch qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn hạn chế.

- Một bộ phận cán bộ kiểm soát chi còn có hạn chế nhất định, chưa theo kịp với yêu cầu hiện đại hóa và cải cách hành chính, chưa cập nhật kịp thời kiến thức quản lý tài chính mới.

- Cơ chế chính sách chương trình MTQG xây dựng NTM còn nhiều bất cập do có nhiều đặc thù nên việc tiếp nhận hồ sơ cũng như khâu kiểm soát hồ sơ còn nhiều điểm khác nhau.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CTMTQG XÂY DỰNG NTM TẠI KBNN

HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản cho CTMTQG xây dựng NTM của KBNN huyện Bảo Thắng, dựng cơ bản cho CTMTQG xây dựng NTM của KBNN huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

4.1.1. Quan điểm

- Cần phát huy tầm quan trọng của công tác KSC trong thanh toán vốn đầu tư cho địa bàn sao cho chi đúng mục đích, đối tượng, hiệu quả, giảm thiểu thất thoát NSNN. Đặt KSC là nhiệm vụ không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động sử dụng NSNN với quy mô vốn sử dụng dù lớn hay nhỏ đều nghiêm túc thực hiện và triển khai cho các đối tượng thụ hưởng NSNN.

- Không ngừng hoàn thiện quy trình KSC vốn đầu tư, cải tiến, sáng tạo quy trình làm việc sao cho rút ngắn thời gian, khoảng cách với chủ đầu tư XDCB, vừa đảm bảo chất lượng KSC đồng thời làm cho hệ thống quy trình tinh gọn, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Thực hiện thanh toán vốn đầu tư gắn với các chu trình từ khâu lập, thực hiện đến thanh tra sao cho đồng bộ, có hiệu quả. Thực hiện KSC về ĐTXDCB thực hiện CTMTQG xây dựng NTM theo hướng gắn kết các đầu mối, gắn công việc với trách nhiệm quyền hạn của các đơn vị tài chính liên quan, nhất là đơn vị sử dụng vốn NSNN.

- Hoàn thiện hoạt động pháp lý về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy sao cho đúng chế độ, quy trình nhằm thực hiện chức năng kiểm tra và kiểm soát nội bộ. Phát huy quyền lực các cơ quan QLNN trong xử lý các vi phạm bất khả kháng trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm soát chi. - Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cơ quan KSC theo đúng tinh thần đã nêu của cơ quan QLNN về tài chính, khẳng định tính chính trực, nâng cao chất lượng nghiệp vụ tác nghiệp của cán bộ KSC với đơn vị đầu tư.

sao cho chính xác, hiện đại, nhanh chóng.

4.1.2. Định hướng

Thực hiện KSC theo quy trình hiện hành của cơ quan quản lý tài chính quy định, có sự phản hồi khách quan từ các bên liên quan trong quá trình KSC sao cho đảm bảo được tính nhất quán, minh bạch.

Luôn xác định công tác xây dựng bộ máy tổ chức, phân cấp thực hiện nhiệm vụ với cơ chế thông thoáng, phát huy hiệu quả các mắt xích của quá trình KSC của KBNN.

Nâng cao chất lượng KSC các hoạt động đầu tư XDCB, thanh toán đủ, đúng, kịp thời đúng quy định của pháp luật về sử dụng NSNN, giảm thiểu rủi ro, mất mát trong thanh quyết toán vốn NSNN.

Tăng cường vị thế của KBNN trong quá trình thực hiện thanh toán cho cấp có thẩm quyền, đặc biệt là thực hiện tư vấn cho cấp có thẩm quyền về sử dụng vốn XDCB cho chương trình MTQG về NTM hiệu quả. Thưc hiện đúng chức năng, vai trò của KBNN trong qusa trình giải quyết vướng mắc, khó khăn cho các nhà đầu tư, phối hợp các cơ quan trên địa bàn trong kiểm tra, thanh tra các khoản vốn cho chương trình.

Thực hiện mô hình thông tin điện tử trong triển khai các văn bản, giấy tờ, mục chi và các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện thanh toán vốn và từ đó giúp lãnh đạo ra quyết định chính xác.

4.1.3 Mục tiêu

- Thực hiện KSC sao cho đáp ứng được yêu cầu phát triển đời sống của người dân địa bàn, nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương, phát triển hạ tầng cơ sở quan trọng cho mọi mặt trong địa phương đảm bảo. Triển khai luật NSNN hiện hành, sao cho đảm bảo mọi đối tượng, phạm vi KSC; cấp phát ngân sách phù hợp quy định hiện hành về quản lý chi NSNN cho chương trình MTQG về xây dựng NTM.

chính sách cấp phát và KSC cần nâng cao hiệu quả và tăng cường các khâu. -Phân cấp quyền hạn, chức năng và trách nhiệm của các cơ quan trên địa bàn, đối với các đơn vị thực hiện đầu tư cần nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý và vận hành NSNN đúng cấp, mục đích, định mức và tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến sự phối hợp các đơn vị trên địa bàn như UBND, cơ quan thuế, cơ quan công an, cơ quan tài chính trong quá trình KSC và thu hồi NS nếu không đúng mục đích.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB thực hiện CTMTQG xây dựng NTM của KBNN huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” CTMTQG xây dựng NTM của KBNN huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”

4.2.1. Hoàn thiện nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB thực hiện CTMQG xây dựng NTM của KBNN huyện Bảo Thắng xây dựng NTM của KBNN huyện Bảo Thắng

KBNN huyện Bảo Thắng thực hiện hướng dẫn hoặc kết hợp trong triển khai các quy định mới về quản lý đầu tư nhằm đảm bảo thống nhất và toàn diện trong hệ thống. Bên cạnh đó phát hiện, phản ánh những phát sinh sao cho giảm thiểu vấn đề mới nổi cộm trong quá trình thực hiện KSC. Chủ động bổ sung, thay đổi các quy định trong quản lý đầu tư vốn NSNN sao cho phù hợp với địa bàn và trình báo với cấp quản lý cao hơn về thay đổi đó. Tại đơn vị thực hiện KSC phải lưu những văn bản có tính ưu tiên, cập nhật trong khi nghiên cứu triển khai thực hiện KSC các đơn vị đầu tư sử dụng NSNN.

Thông báo kế hoạch thực hiện thanh quyết toán vốn đầu tư cho các đơn vị đầu tư sử dụng NSNN, quản lý và điều hành nguồn vốn cho các đơn vị theo hướng ưu tiên ở địa bàn khó khăn, ứng dụng CNTT trong lập chứng từ điện tử, chỉ đạo đơn vị sử dụng NSNN theo mức vốn được duyệt, đúng quy trình, tiêu chuẩn của Luật NSNN.

KBNN cần nắm bắt phát sinh thực tế trong triển khai hoạt động KSC và thực tế phát sinh vấn đề của đơn vị đầu tư phát sinh để có định hướng xử lý, nâng cao công tác kiểm tra cả về số lượng và chất lượng sao cho hiệu quả các cuộc thanh tra nâng lên.

kiểm tra về mức độ giải ngân vốn đầu tư NSNN thực hiện CTMTQG về xây dựng NTM, trong đó cần liệt kê danh sách các công trình dự án chậm trễ, tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục, từ đó tham mưu cho cơ quan quản lý tài chính cấp trên, UBND tỉnh để chỉ đạo kịp thời. Cán bộ KSC làm các báo cáo định kỳ và đột suất để trình báo kịp thời các bên liên quan chỉ đạo trong thời kỳ sử dụng NSNN.

KBNN cần thực hiện kiểm tra và sắp xếp thời gian, danh mụ chứng từ, tài liệu liên quan đến thanh toán dự án, phối hợp với các chủ đầu tư để thực hiện thanh toán hồ sơ, nghiệm thu công trình. Khi cán bộ KSC phát hiện hồ sơ thanh toán sai sót cần nghiêm túc xử lý, không chấp nhận hồ sơ thiếu thông tin, sửa chữa trên chứng từ....cần có thông báo bằng văn bản chính thưc cho chủ đầu tư. Tiếp theo là hướng dẫn đơn vị thực hiện hồ sơ thanh toán sao cho phù hợp thông lệ của luật NSNN, cán bộ KSC cần trung thực, không tự tiện gửi cho chủ đầu tư tài liệu ngoài quy trình chuẩn đã công bố.

4.2.2. Hoàn thiện bộ máy kiểm soát chi đầu tư XDCB thực hiện CTMTQG xây dựng NTM của Kho bạc nhà nước huyện Bảo Thắng xây dựng NTM của Kho bạc nhà nước huyện Bảo Thắng

Tổ chức bộ máy hoạt động và vận hành cần cán bộ KSC thực hiện nhiệm vụ sao cho đúng nghiệp vụ mà ngành kho bạc đề ra, bản thân chủ động học tập, học tập tính tích cực và sáng tạo trong công việc, bản thân liêm khiết, vo tư trong thực hiện KSC, cập nhật kiến thức và luật mới về quy chế, định mức và tiêu chuẩn chi theo pháp luật hiện hành.

Thực hiện bộ máy KSC theo hướng giảm thiểu đầu mối tiếp nhận và tăng cường đầu ra của quá trình KSC, bộ máy KSC cần thực hiện đồng bộ theo hướng thống nhất với quy định của ngành kho bạc. Tổ chức bộ mát theo kiểu trực tuyến – chức năng trong đó thể hiện rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân ở các vị trí công việc khác nhau trong bộ máy.

khuyến nghị cho KBNN cấp trên, bên cạnh đó KBNN cần có chính sách thu hút người giỏi vào hệ thống thông qua chính sách tuyển dụng, chế độ lương, thưởng, môi trường làm việc.

Cán bộ KSC cần được tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn theo hướng bám sát năng lực và phẩm chất đạo đức chính trị. Bản thân cán bộ KSC cần được đào tạo để nắm bắt thông tin của ngành, phù hợp cả thông lệ quốc tế với các hình thức đan xen như cử đi học và cho toàn bộ kinh phí; hỗ trợ một phần học phí; dành thời gian, điều kiện học tập cho cán bộ đi học.

Phẩm chất cán bộ KSC cần trau đồi và không ngừng hoàn thiện, cần nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của KSC nhưng không vì thế mà cán bộ KSC nhũng nhiễu, phẩm chất đạo đức thực hiện thông qua các chuyên đề về chống tham nhũng, xây dựng tinh thần và tác phong của cán bộ KSC, không đòi hỏi, vụ lợi các đơn vị đầu tư.Ngoài ra, KBNN thực hiện chính sách luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ KSC giữa các vị trí, địa bàn vừa nhằm thực hiện nhiều vị trí công việc bên cạnh đó giảm thiểu những tiêu cực trong công việc.

4.2.3 Hoàn thiện công cụ kiểm soát chi đầu tư XDCB thực hiện CTMTQG xây dựng NTM của Kho bạc nhà nước huyện Bảo Thắng

4.2.3.1 Hoàn thiện hệ thống thông tin, báo cáo và tiến hành tin học hóa nghiệp vụ

Thực hiện cải tiến chế độ báo cáo, hệ thống thông tin nội bộ trong lĩnh vực KCS theo hướng tinh gọn, kịp thời cung cấp thông tin cho cấp lãnh đạo có thẩm quyền quyết định và đưa ra phản hồi kịp thời cho chỉ đạo. Cụ thể:

- Hiện đại hóa hệ thống thông tin ngành kho bạc, triển khai ứng dụng CNTT hiện đại tiên tiến, tích hợp, trực tuyến, hiện đại hóa chức năng điện tử các khoản mục chi đầu tư XDCB trong thực hiện CTMTQG xây dựng NTM. Đảm bảo cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin cho ứng dụng CNTT như trang thiết bị, máy chủ, mạng nội bộ, diện rộng nhằm xử lý trực tuyến hiệu quả.

- Cán bộ KSC thực hiện khai thác các nội dung ứng dụng CNTT nhất là mạng nội bộ, xây dựng bộ máy nhân sự thực hiện ứng dụng CNTT, cán bộ KSC am hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại kho bạc nhà nước huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 81)