5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với KBNN Bảo Thắng,tỉnh Lào Cai
Thứ nhất, KBNN huyện Bảo Thắng cần thực hiện và phân cấp rõ đầu mối quy trình giao dịch, đặc biệt là các mối quan hệ có tính chất tác nghiệp giữa KBNN và đơn vị đầu tư. Đơn vị đầu mối trong KSC là KBNN đồng thồ thực hiện tư vấn, hướng dẫn các chủ đầu tư làm đúng, đủ theo quy định của
pháp luật về hồ sơ KSC.
Thứ hai, làm rõ các khâu thuộc quy trình giải quyết công việc theo thời gian, tiến độ, khả năng tác nghiệp mỗi bước, kết quả các bên thực hiện. Xác lập các bước trong quy trình rõ ràng, nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cá nhân tham gia trong quy trình KSC, KBNN huyện cần rút ngắn thời gian, công sức đi lại của chủ đầu tư XDCB thuộc chương trình MTQG về xây dựng NTM.
Thứ ba, ban hành quy trình chuẩn hóa về các hồ sơ pháp lý, đưa ra định mức tiêu chuẩn cho hạng mục công trình, triển khai cơ chế “một cửa” đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư. Mỗi cán bộ KSC cần làm tốt vai trò của cơ chế “một cửa”, thực hiện tác nghiệp nhanh chóng, sáng tạo, đảm bảo các khâu trong quá trình thực hiện thanh quyết toán cho chủ đầu tư.
Thứ tư, ứng dụng CNTT trong KSC theo hướng hiện đại, tinh gọn và đảm bảo các khâu tác nghiệp, phối hợp các cơ quan trong quá trình xử lý giải quyết, CNTT là công cụ hỗ trợ mang lại tính chính xác và nhanh chóng. KBNN cần thực hiện hiện đại hóa hạ tầng thông tin đảm bảo điều kiện cho quá trình ứng dụng CNTT cho cả KBNN và chủ đầu tư trong quá trình báo cáo tiến độ, kinh phí hạng mục công trình dự án XDCB.
Năm là, tổ chức và xây dựng bộ máy theo hướng tinh gọn, cán bộ KSC chỉ thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình, không lồng ghép cán bộ KSC với kế toán do hai nghiệp vụ hoàn toàn khác nhau, mỗi nhiệm vụ sẽ cho 1-2 cán bộ đảm trách, như vậy mới đảm bảo mọi thủ tục thanh toán, KSC thực hiện đúng tiến độ yêu cầu.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau đây:
(1) Thực trạng công tác kiểm soát chi ĐTXDCB thực hiện CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai hiện nay như thế nào?
(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi ĐTXDCB thực hiện CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai?
(3) Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi ĐTXDCB thực hiện CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Các văn bản pháp lý về quản lý tài chính (Luật ngân sách, Luật Đầu tư công, Nghị định, Thông tư hướng dẫn quản lý NSNN tại các đơn vị hành chính, …); các văn bản pháp lý về kiểm soát chi ĐTXDCB tại KBNN (Luật NSNN , Luật kế toán , Luật đầu tư công , luật đấu thầu , Luật Xây dựng, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện luật trên). Các văn bản pháp quy trên được truy cập trên Google và website.
- Giáo trình chuyên ngành của các trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế tp Hồ Chí Minh, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại. Nguồn tài liệu này tác giả thu thập tại thư viện của trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế & QTKD Thái Nguyên,…
- Các quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch, dự toán ngân sách của Tổng huyện Bảo Thắng năm 2016 -2018 thu thập tại UBND, Kho bạc huyện và các cơ quan hành chính huyện Bảo Thắng: quy mô số chi, số thực hiện; lập dự toán chi, quyết toán chi, công tác thanh tra, kiểm tra ...
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a.Đối tượng điều tra
- Các cán bộ tại KBNN tỉnh Lào Cai - Cán bộ tại KBNN huyện Bảo Thắng
- Các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí ĐTXDCB thực hiện trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại KBNN huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
b .Quy mô mẫu
*Đối với cán bộ tại KBNN Lào Cai: Tổng số công chức, viên chức tại Kho bac Nhà nước tỉnh Lào Cai là 100 cán bộ, tác giả khảo sát đủ 100 người.
* Đối với cán bộ tại KBNN huyện Bảo Thắng hiện có 20 người, tác giả sẽ điều tra tổng thể tất cả 20 cán bộ;
* Đối với các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí ĐTXDCB thực hiện trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại KBNN huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai: Năm 2019 có 20 đơn vị, tác giả điều tra toàn bộ đơn vị này.
Như vậy tổng số mẫu nghiên cứu là 140 người.
c. Nội dung của mẫu phiếu điều tra:
Thể hiện các chỉ tiêu, tiêu chí liên quan đến tình hình Kiểm soát chi ĐTXDCB thực hiện trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại KBNN Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai (Phụ lục 1,2)
Thang đo của bảng hỏi: để đánh giá công tác kiểm soát ĐTXDCB tại KBNN tỉnh Lào Cai, luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho các câu hỏi. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá công tác kiểm soát chi ĐTXDCB tại KBNN Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai của các đối tượng được khảo sát.
Giá trị bình quân của các thang đo Likert cho từng câu hỏi xác định như sau:
Xi = (∑Xi*fi)/(∑fi) Trong đó
Xi: Biến quan sát theo thang đo Likert Fi: Số người trả lời cho giá trị Xi
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình của thang đo khoảng:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert
STT Thang đo Ý nghĩa 1 1,0 đến 1,8 Kém 2 1,81 đến 2,6 Yếu 3 2,61 đến 3,4 Trung bình 4 3,41 đến 4,2 Khá 5 4,21 đến 5,0 Tốt
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
- Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm excel trên máy tính. Đối với thông tin định lượng, tác giả tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, sơ đồ.
- Phương pháp phân tổ thống kê: những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được được phân tổ theo các tiêu chí như dự toán chi ĐTXDCB thực hiện trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tình hình thực hiện dự toán chi ĐTXDCB thực hiện trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tình hình kiểm soát chi ĐTXDCB thực hiện trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM …tại KBNN tỉnh Lào Cai …Phương pháp này giúp tác giả nhìn nhận, phân tích đánh giá để có kết luận chính xác đối với công tác Kiểm soát chi ĐTXDCB thực hiện trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại KBNN tỉnh Lao Cai.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Một số phương pháp phân tích đã sử dụng cụ thể như sau:
+ Phương pháp thống kê mô tả
Thực hiện thông qua việc sử dụng số tuyệt đối, số bình quân, số tối đa, số tối thiểu. Phương pháp này tập trung vào khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về quản lý chi ĐTXDCB thực hiện trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại KBNN Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2018, đồng thời loại bỏ số tài liệu, số liệu không cần thiết và thiếu chính xác.
Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong excel để tính toán các mức độ biến động như xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước… Lập bảng phân tích so sánh qua các năm xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về: những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.
+ Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm,....n năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của chi ĐTXDCB thực hiện trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại KBNN Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai theo thời gian bao gồm:
*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính: Δi = yi-y1 , i=2,3….
Trong đó: yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
*) Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:
- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):
Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.
Công thức tính:
Trong đó: y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i
Yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó
- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)
Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.
Công thức tính:
Ti=1,2..,n = Trong đó: yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 : mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển bình quân ( )
Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn: t2, t3, t4… tn
Công thức tính: 𝑡̅ = 𝑛−1√𝑡2. 𝑡3. 𝑡4… . . 𝑡𝑛
hoặc:
= = √yyn 1 n-1
Trong đó: t2, t3, t 4, ... t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ n. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.
yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên
2.3.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chi ĐTXDCB thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện bảo Thắng tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện bảo Thắng
a.Chỉ tiêu lập kế hoạch và phân bổ vốn
Quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN được phản ánh qua khâu đầu tiên là lập kế hoạch, do đó công tác phân bổ rất quan trọng, cho biết NS cấp
tỉnh/huyện/sự nghiệp chiếm tỷ trọng bao nhiêu % trong tổng quy mô vốn. Để lập kế hoạch cần đánh giá cơ cấu nguồn vốn cho lĩnh vực XDCB dựa trên quá trình phát triển KT-XH hàng năm, nguồn vốn năm trước được phân bổ, kết quả thực hiện phân bổ năm trước. Số phân bổ này được so sánh năm trước với năm hiện tại để xem hiệu quả vốn biến động tăng, giảm hay giữ nguyên ra sao. Chỉ tiêu này phản ánh như sau:
Tỷ lệ % vốn được giao (NS tỉnh phân cấp, NS huyện) = Số vốn phân bổ trong kỳ x 100 Tổng số vốn XDCB trong kỳ Tỷ lệ % vốn phân bổ trong kỳ (Chi tiết từng sự nghiệp) =
Số vốn phân bổ trong kỳ
x 100 Tổng số vốn XDCB trong kỳ
Tỷ lệ % vốn thực hiện trong kỳ (Chi tiết từng sự nghiệp) =
Số thực hiện vốn đầu tư
x 100 Tổng số vốn theo KH trong kỳ
b. Chỉ tiêu thanh toán vốn đầu tư
Hoạt động thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN bám sát nguyên tắc, quy trình được KBNN quy định theo đúng Luật NSNN. Quy mô và số lượng thanh toán được kiểm tra số lượng, chất lượng phát sinh trong thực tiễn sử dụng, mục tiêu là đảm bảo vốn cho công trình dự án, không bị thất thoát, chậm vốn cho đơn vị đầu tư, bên cạnh đó giảm thiểu nợ đọng, chỉ tiêu này được phản ánh như sau:
Tỷ lệ thanh toán tạm ứng (Theo từng sự nghiệp) = Giá trị hợp đồng x 100 Giá trị tạm ứng Tỷ lệ thanh toán vốn (Theo từng sự nghiệp) =
Giá trị nghiệm thu
x 100 Giá trị đã thanh toán
Chỉ tiêu đánh giá quyết toán vốn phản ánh các số liệu liên quan đến số thanh toán, xác định nợ, …làm căn cứ đánh giá hiệu quả mức độ đầu tư và phản ánh được quy mô vốn sử dụng trong năm trong việc triển khai công trình dự án, công trình nghiệm thu hoàn thành. Quy mô thanh toán phụ thuộc vào số công trình quyết toán giữa các năm, công trình thẩm tra, công trình đã đề nghị quyết toán đã phê duyệt, chỉ tiêu phản ánh như sau:
Tỷ lệ % công trình quyết toán(Theo từng sự nghiệp) =
Số công trình quyết toán
x 100 Tổng số công trình được đầu tư
Tỷ lệ % giá trị quyết toán vốn được duyệt (Theo từng sự nghiệp)
=
Giá trị đề nghị quyết toán
x 100 Giá trị quyết toán được duyệt
d. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động giám sát, thanh tra
Chỉ tiêu đánh giá về hoạt động thanh tra giám sát được phản ánh qua quy mô vốn thực hiện, kiểm tra nội dung, tiến độ, báo cáo quá trình quyết toán NS trong năm tài chính; bên cạnh đó kiểm tra lập kế hoạch, phân bổ, giao kế hoạch của trung ương và địa phương. Hoạt động thanh tra giám sát phản ánh qua số vụ, số dự án vi phạm, hình thức kiểm tra đột xuất, định kỳ, số tiền vi phạm,…..Chỉ tiêu đo lường đó là:
Tỷ lệ dự án được kiểm tra = Số dự án được kiểm tra x 100 Tổng số dự án
2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh công tác kiểm soát chi ĐTXDCB thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM chương trình MTQG xây dựng NTM
- Tình hình thu chi ngân sách huyện giai đoạn 2016-2018: Trong đó xác định tỷ trọng nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM trong tổng thu chi ngân sách tỉnh.
thuộc CTMTQG xây dựng NTM (%)
= CTMTQG xây dựng NTM Tổng nguồn vốn/chi NSNN tỉnh
Chỉ tiêu này cho biết tỉnh chi bao nhiêu ngân sách CTMTQG xây dựng NTM, chỉ tiêu này càng lớn cho thấy huyện quan tâm đến CTMTQG xây dựng NTM ở mức độ nào, tuy nhiên nó phản ảnh quá trình xây dựng NTM của huyện còn chậm, khả năng đạt được các tiêu chí của xây dựng NTM còn khó khăn và ngược lại chỉ tiêu này nhỏ, quá trình sử dụng vốn CTMTQG xây dựng NTM của huyện cũng tương đối tốt.
- Cơ cấu nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM ngân sách huyện giai đoạn 2016-2018: Nguồn vốn NSNN (Vốn NSTW, vốn NSĐP), vốn huy động từ đóng góp của nhân dân, vốn nước ngoài, vốn tín dụng và các nguồn vốn khác.
Cơ cấu nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM (%) = Số lượng vốn CTMTQG xây dựng NTM từng nguồn *100 Tổng nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM
Chỉ tiêu này cho biết, nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM được sử dụng từ nguồn nào, và nguồn nào chiếm tỷ trọng cao nhất, thấp nhất nhằm đánh giá cơ cấu nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM có hợp lý với điều kiện của huyện không.
- Tình hình thực hiện phân bổ nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM theo ngành, lĩnh vực ngân sách huyện giai đoạn 2016-2018: Nông - lâm nghiệp - thuỷ lợi; giao thông vận tải; giáo dục đào tạo và dạy nghề; y tế xã hội; hạ tầng đô thị; văn hoá - thông tin - thể thao, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng,…
Cơ cấu ngành được sử dụng nguồn vốn CTMTQG
=
Số lượng vốn CTMTQG xây
dựng NTM từng ngành *100 Tổng nguồn vốn CTMTQG
xây dựng NTM (%) xây dựng NTM
Chỉ tiêu này cho biết, nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM được phân bổ cho ngành những ngành nào, và ngành nào chiếm tỷ trọng cao nhất, thấp nhất nhằm đánh giá khâu phân bổ vốn CTMTQG xây dựng NTM có hợp lý