Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 25 - 28)

9.1Cách tiếp cận nghiên cứu

Đây là một nghiên cứu dựa vào chính nội lực của cộng đồng trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, nhận thức những biện pháp và nguồn lực mà cộng đồng đang có để tìm cách kết nối ngƣời dân, tăng khả năng liên kết cộng đồng để ứng phó với các hiện tƣợng TTCĐ. Cộng đồng trong nghiên cứu này đƣợc nghiên cứu nhƣ là một hệ thống đƣợc cấu thành bởi các tiểu hệ thống với các vai trò, chức năng đặc trƣng. Do vậy, nghiên cứu cố gắng đánh giá đầy đủ các loại nguồn lực có trong các tiểu hệ thống của cộng đồng. Vận dụng một số lý thuyết trong công công tác xã hội nhƣ : lý thuyết nhu cầu của Maslow, Lý thuyết hệ thống…

9.2Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin 9.2.1Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu

đặc biệt tài liệu về hiện tựơng TTCĐ của các nhà khoa học. Các nghiên cứu dựa vào cộng đồng liên quan tới các hiện tƣợng TTCĐ vì những tài liệu đó chƣa đựng những thông tin nghiên cứu hữu ích và thực tế có thể áp dụng cho luận văn này.

Đồng thời, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu để có cở sở lý luận và hình thành câu hỏi nghiên cứu để tác giả thu thập thông tin một cách đầy đủ, chính xác.

9.2.2 Phƣơng pháp quan sát

Phƣơng pháp quan sát đƣợc tác giả áp dụng để tìm hiểu những hiện tƣợng TTCĐ xảy ra tại địa phƣơng, đánh giá năng lực của cộng đồng trong việc ứng phó với các thiên tai tại địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu các kinh nghiệm của ngƣời dân trong việc ứng phó với thiên tai, lƣu ý các kiến thức bản địa của ngƣời dân vùng núi. Tìm hiểu cách thức cũng nhƣ các phƣơng pháp ứng phó với thiên tai của cộng đồng. Tìm kiếm các mô hình truyền thông trong việc ứng phó với thiên tai và biến đổi đổi khí hậu phù hợp với địa phƣơng.

Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành quan sát thực tiễn ngƣời dân ứng phó với hiện tƣợng TTCĐ nhƣ mƣa lũ, nắng gắt, chống lụt bão….

Quan sát này cho phép tác giả lồng ghép ảnh vào các phần của nội dung nghiên cứu luận văn.

9.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu 15 cá nhân trên 35 tuổi bao gồm: Cán bộ, chính quyền địa phƣơng, đại diện các tổ chức đoàn thể, ngƣời dân điển hình trong thôn bản đã từng tham gia nhiều vụ ứng phó với hiện tƣợng TTCĐ (già làng, trƣởng bản).

Nội dung cốt lõi của các cuộc phỏng vấn sâu tập trung vào những vấn đề sau: (1) Những cảm nhận hiện trạng nhận thức về hậu quả của TTCĐ. (2) Đánh giá thực trạng nhận thức của ngƣời dân trong ứng phó với các hiện tƣợng TTCĐ. (3) Đánh giá nhu cầu và các biện pháp liên kết nguồn lực ứng phó của ngƣời dân trong ứng phó. (4) Xây dựng mô hình thiết thực, hiệu quả nhằm huy động sức mạnh cộng đồng trong ứng phó với các hiện tƣợng TTCĐ.

9.2.4. Phƣơng pháp thảo luận nhóm

Tác giả tiến hành một cuộc thảo luận nhóm tập trung sau khi đã tiến hành các phỏng vấn sâu. Tham gia thảo luận nhóm gồm chính quyền xã, các tổ chức đoàn thể, ngƣời có kinh nghiệm trong khắc phục những thảm họa TTCĐ, ngƣời dân trong xã.

Cụ thể: Nhóm thảo luận gồm 8 ngƣời, cụ thể là: 3 ngƣời dân, 01 cán bộ chính quyền địa phƣơng, 01 đại diện Hội phụ nữ, 01 đại diện Hội nông dân, 01 đại diện cán bộ phòng chống lụt bão xã, 01 đại diện tổ chức phi chính phủ (Tầm nhìn thế giới Chƣơng trình phát triển vùng Trấn Yên). Đó là những ngƣời có kinh nghiệm ứng phó với TTCĐ.

Nội dung thảo luận nhóm cũng xoay quanh nội dung của phỏng vấn sâu, tuy nhiên nhấn mạnh hơn đến các biện pháp và hình thức liên kết nguồn lực.

9.2.5. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến bằng bảng hỏi

Sử dụng bảng hỏi bảng hỏi cấu trúc đƣợc thiết kế sẵn, phát cho ngƣời dân nhằm thu thập thông tin về thực trạng của hiện tƣợng thời tiết cực đoan và các biện pháp ngƣời dân đang sử dụng để ứng phó với nó. Số lƣợng bảng hỏi đƣợc phát cho ngƣời dân là 200 bảng hỏi, đƣợc phát ngẫu nhiên trong buổi họp dân và chúng tôi thu lại ngay sau buổi họp đó. Số phiếu thu đƣợc sau khi ngƣời dân trả lời là 197 phiếu.

Sử dụng bảng hỏi thảo luận với cán bộ và chính quyền địa phƣơng để đánh giá thực trạng, hành động ứng phó với hiện tƣợng TTCĐ của cộng đồng. Cụ thể: Với 200 bảng hỏi phát cho ngƣời dân đƣợc xây dựng chủ yếu vào ba nội dung sau: (1) thực trạng và cảm nhận của ngƣời dân về hiện tƣợng TTCĐ; (2) hậu quả của hiện tƣợng TTCĐ và thực tế ứng phó; (3) Mức độ sẵn sàng tham gia ứng phó với các hiện tƣợng TTCĐ của ngƣời dân dựa vào cộng đồng.

9.2.6 Phƣơng pháp chọn mẫu

Do bản thân là thành viên của nhóm nghiên cứu đánh giá về những hậu quả của hiện tƣợng TTCĐ trong một chƣơng trình phát triển vùng Trấn Yên của Tổ chức Tầm nhìn thế giới, nên chúng tôi có điều kiện thuận lợi để thâm nhập địa bàn nghiên cứu 1 lần/tháng. Mỗi lần nhƣ vậy, chƣơng trình tổ chức họp dân của xã, chúng tôi đã lồng ghép để lựa chọn phát phiếu cho 200 hộ dân từ 1-200 theo ngẫu nhiên. Chúng tôi đã đề nghị họ điền thông tin trên phiếu và thu ngay tại chỗ.

9.2.7 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Dựa trên những số liệu, thông tin thu thập đƣợc tiến hành phân tích và xử lý số liệu theo phƣơng pháp thống kê. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng bao gồm các phƣơng pháp: Xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS, sử dụng phần mềm Microsoft Excel.

Ngoài ra còn sử dụng các công cụ để phân tích các bên liên quan cũng nhƣ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cộng đồng.

Trong quá trình nghiên cứu thu thập các số liệu, thông tin luôn sử dụng các biện pháp kiểm tra chéo để loại bỏ những thông tin sai, hay làm chắc chắn hơn các thông tin còn chƣa rõ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 25 - 28)