Ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan với nghề nuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 86 - 92)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4 Một số ứng phó của ngƣời dân xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bá

2.4.2 Ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan với nghề nuôi lợn

Ngành chăn nuôi lợn đƣợc xác định là một trong những ngành chủ lực của sản xuất nông nghiệp của xã Y Can. Trong những năm qua, các hiện tƣợng khắc nghiệt của thời tiết ngày càng gia tăng và gây thiệt hại không nhỏ cho các hoạt động chăn nuôi.

Tác động từ các đợt rét đậm, rét hại của thời tiết cực đoan đã làm gia tăng dịch bệnh làm cho lợn phát triển kém và chết nhiều.

Bảng 2.22: Ứng phó trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan với nghề nuôi lợn

Ứng phó trƣớc hiện tƣợng TTCĐ với nghề nuôi lợn Số lƣợng ngƣời

Tỷ lệ (%) Tăng cƣờng giám sát và dự báo để đối phó với dịch

bệnh do thời tiết gây ra

43 21, 7 Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện thời

tiết

50 25, 4 Áp dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi 21 10,

7 Xây dựng chuồng trại đúng cách, thích hợp với điều

kiện thời tiết

50 25, 4 Tìm nơi trú ẩn an toàn cho vật nuôi khi có hiện tƣợng

TTCD xảy ra

12 12, 7

Không có cách gì ứng phó 8 4,1

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Qua bảng số liệu thu thập, nhận thấy ngƣời dân địa phƣơng đã biết cách áp dụng các biện pháp ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan trong nghề nuôi lợn. Các phƣơng pháp ngƣời dân áp dụng khá đa dạng, điển hình là chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết chiếm 25,4%. Bên cạnh đó, xây dựng chuồng trại đúng cách, thích hợp với điều kiện thời tiết cũng là phƣơng án đƣợc lựa chọn là tối ƣu với 25,4%. Điều này chứng tỏ rằng, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp, có phƣơng pháp và kỹ thuật nuôi đúng sẽ quyết định nhiều tới năng suất của vật nuôi và hai phƣơng pháp này đƣợc ngƣời dân áp dụng nhiều nhất.

Điển hình trong việc nuôi lợn cho năng suất cao là gia đình Chị Chƣơng Thị N, ngƣời dân thôn Minh An. Chị cho biết, trƣớc đây, nuôi giống lợn bình thƣờng cho năng suất kém lắm, lợn lại hay ốm và bị dịch bệnh. Từ ngày chuyển đổi giống lợn sang nuôi lợn Đen mà Tổ chức Tầm nhìn thế giới hỗ trợ đã cho năng suất cao

chịu đƣợc rét đậm hoặc nắng nóng. Trung bình một tháng có thể tăng 20 kg, ba tháng là gia đình đuợc xuất một đàn lợn rồi...

Hình 2.12: Giống lợn Đen có sức chống chịu với thời tiết cực đoan

Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ sinh học và tìm nới trú ẩn an toàn cho lợn khi có hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra cũng đựoc nguời dân sử dụng nhƣng hai phuơng pháp này ít hơn các phƣơng pháp trên.

Là một gia đình dám mạnh dạn đầu tƣ mua giống và áo dụng công nghệ trong chăn nuôi, gia đình chị N là gia đình đầu tiên đã thành công trong việc chăn nuôi đàn lợn Đen có áp dụng phƣơng pháp chăn nuôi bằng đệm lót sinh học. Điều mà chúng tôi nhận thấy khi đến tham quan mô hình chăn nuôi này của nhà chị là chuồng lợn không hề có mùi “hôi”. Theo chị N, đựoc tổ chức Tầm nhìn thế giới hỗ trợ một phần kinh tế mua lợn giống và kỹ thuật đệm lót sinh học, nhà tôi đã mạnh dạn áp dụng phƣơng pháp chăn nuôi này. Mô hình đệm lót sinh học rất đơn giản, chỉ cần dùng vỏ trấu, mùn cƣa, bột ngô trộn lẫn với chế phẩm sinh học Balasa theo tỷ lệ phù hợp rải xuống nền chuồng, đợi vài ngày cho chế phẩm, nguyên liệu lên men là có thể thả lợn giống.

Hình 2.13: Cán bộ Thú y của Tổ chức Tầm nhìn thế giới kiểm tra chất lƣợng mô hình đệm lót sinh học

Trong suốt quá trình nuôi, toàn bộ chất thải của lợn thải ra nền chuồng sẽ tự động đƣợc vật liệu đệm lót trộn vi sinh “khử”, không phát sinh mùi hôi thối. Ngoài tác dụng khử mùi, điều chi N “mê” nhất ở phƣơng pháp chăn nuôi này là hàng ngày không phải mất quá nhiều công cũng nhƣ điện, nƣớc phục vụ việc vệ sinh chuồng trại, một lần đầu tƣ nguyên liệu (trấu, mùn cƣa, bột ngô, chế phẩm sinh học) có thể sử dụng trong 4-6 năm. Chi phí chăn nuôi nhờ vậy giảm đáng kể so với các phƣơng pháp truyền thống.

2.4.3 Ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan với nghề kinh doanh. doanh.

Kinh doanh ở xã Y Can không phải là nghề nổi bật, xã Y Can là một xã nghèo, ngƣời dân chủ yếu sống bằng nghề thuần nông. Cả xã chỉ có gần 10 hộ có kinh doanh nhỏ lẻ nhƣ bán hàng tạp hóa và chỉ có 2 cơ sở sản xuất cơ khí.

Bảng 2.23: Ứng phó của trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan với nghề kinh doanh

Ứng phó của trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan với nghề kinh doanh

Số lƣợng ngƣời

Tỷ lệ (%) Thay đổi nghề buôn bán 17 8,6 Vẫn tiếp tục buôn bán mặt hàng cũ 150 76,1 Trông chờ sự hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức xã hội 10 5,1

Không làm gì 20 10,2

Qua bảng số liệu cho thấy, khi có hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra, ngƣời dân chủ yếu vẫn buôn bán mặt hàng cũ chiếm 76,1%, bởi họ cho rằng, ở Y Can đời sống nhân dân còn khó khăn, nhu cầu về các mặt hàng kinh doanh lớn là không có. Nên có đầu tƣ thêm chỉ có “cung” chứ không có “cầu” sẽ làm thất thóat vốn. Hơn nữa, những hộ kinh doanh cũng chủ yếu là hộ có nguồn vồn nhỏ lẻ, chƣa có đủ tiềm lực để đầu tƣ xây dựng một gian hàng hay một cơ sở sản xuất lớn.

Bên cạnh đó, có 10,2% ngƣời dân cho rằng các cơ sở kinh doanh ngừng sản xuất và không bán hàng trong điều kiện này. Tuy nhiên, có thể thấy chỉ có 5,1% ngƣời dân cho rằng, các cơ sở kinh doanh trông chờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng.

Tâm sự về nghề kinh doanh mà mình đang làm, anh Triệu Văn S, ngƣời dân thôn Hạnh Phúc cho hay, tôi làm nghề sản xúat cơ khí đã 10 năm nay rồi, từ khi có điện về xã tôi đã mạnh dạn làm. Cho đến ngày hôm nay, cũng gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế và thời tiết nhưng xưởng sản xuất vẫn hoạt động bình thường. Trước người dân chỉ làm cái xe cải tiến bằng sắt, đồ dùng làm đồng, nhưng giờ nhiều nhà đã tiết kiệm đựoc tiền làm cổng bằng sắt nên xưởng cũng có việc cả ngày. Thời tiết tuy không thuận như trưoc, sắt, thép bị han nhiều, nhưng vẫn phải tìm cách che chắn và để nguyên vật liệu ở nơi không bị ẩm....

Nhƣ vậy, qua các bảng phân tích số liệu, chúng tôi thấy, hiện tƣợng thời tiết cực đoan ảnh hƣởng rất lớn tới đời sống, sản xuất của nguời dân. Từ việc cảm nhận đến thực tế ứng phó của ngƣời dân truớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan đều thấy năng lực và khả năng ứng phó với thời tiết cực đoan của ngƣời dân còn rất hạn chế và gần nhƣ ngƣời dân chƣa có cách ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan một cách đồng bộ. Một số hộ đã có cách ứng phó tuy nhiên còn manh mún và nhỏ lẻ. Mặt dù, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức phi chính phủ cũng có những hỗ trợ và giúp đỡ tuy nhiên công tác này vẫn chƣa đáp ứng đựoc nhu cầu và thiệt hại mà ngƣời dân phải gánh chịu do thời tiết cực đoan gây ra. Cả về sản xuất và cuộc sống của ngƣời dân đều bị ảnh hƣởng và tác động rất nặng nề. Chính vì thế, tìm ra mô hình cộng đồng chung tay ứng phó dựa vào chính nội lực của nguời dân là một việc quan trọng và cần thiết. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi đề xuất các giải pháp và việc ứng dụng liên kết nguồn lực để xây dựng mô hình cộng đồng chung tay ứng phó với thời tiết cực đoan, nhằm tạo cho ngƣời dân một mối liên kết bền vững và sức mạnh tổng hợp chung tay ứng phó.

CHƢƠNG III: ĐỀ UẤT GIẢI PHÁP VÀ HƢỚNG TỚI ÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG PHÓ VỚI CÁC HIỆN TƢỢNG TTCĐ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

NGƢỜI DÂN XÃ Y CAN, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Qua việc nghiên cứu ở chƣơng 2, chúng tôi nhận thấy, các biện pháp của cộng đồng hiện nay chƣa đầy đủ, chƣa chuyên nghiệp còn mang tính manh nha, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm vốn có vì vậy nó chƣa giải quyết đƣợc cốt lõi của vấn đề, khi hiện tuợng thời tiết cực đoan ngày càng diễn biến phức tạp khó lƣờng thì việc xây dựng nên mô hình cộng đồng ứng phó càng trở nên quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 86 - 92)