Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết trái mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 82 - 83)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan

2.3.4 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết trái mùa

Trƣớc thực tế ứng phó với hiện tƣợng thời tiết trái mùa, qua bảng số liệu thập cho thấy, tỷ lệ chênh lệch nhau khá lớn giữa các phƣơng án ngƣời dân chọn. Đa số ngƣời dân đều chọn phƣơng án vẫn sản xuất, kinh doanh trong điều kiện thời tiết trái mùa 40,6% và có 35,5% đựoc chọn thay đổi nghề nghiệp, phƣơng thức sản xuất. Sở dĩ, ngƣời dân cho rằng, không thể ngừng làm việc và sản xuất. Vì nếu vậy sẽ không có của cải, cơm ăn áo mặc, nếu khonog chăm sóc cây cây không lớn. Không làm rừng rừng không phát triển sẽ giảm năng suất. Mặc dù thời tiết trái mùa sẽ gây nhiều hậu quả và khó khăn cho ngƣời dân khi làm việc nhƣng bất chấp thời tiết ngƣời dân vẫn hoạt động bình thƣờng.

“Bây giờ chúng tôi phải theo thời tiết, chứ không có cách nào chống đựoc. Chính vì thế, vẫn phải làm việc cho kịp thời vụ, mặc dù biết rằng, thời tiết này cây sẽ không sinh trưởng tốt như mọi năm nhưng không biết làm thế nào cả. Nhân dân phải thuần hóa theo thôi” (Ông Nguyễn Văn C, ngƣời dân thôn Quyết Thắng cho hay).

Bảng 2.20: Thực tế ứng phó trƣớc hiện tƣợng thời tiết trái mùa

Thực tế ứng phó trƣớc hiện tƣợng thời tiết trái mùa Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ (%)

Không làm gì, ở nhà nghỉ ngơi 34 17,3 Vẫn sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đó 80 40,6

Bỏ quê đi làm ăn nơi khác 8 4,1 Thay đổi nghề nghiệp, phƣơng thức sản xuất 70 35,5

Khác 5 2,5

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Có đến 35,% ngƣời dân nói rằng, trong thời tiết này cần thay đổi phƣơng thức sản xuất và nghề nghiệp. Thực tế đã có những hộ dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tƣ và trồng loại cây giống mới. Ở Y Can cây trồng chính của ngƣời dân chủ yếu là lúa, ngô, khoai… Nhƣng vài năm nay, khi Tổ chức Tầm nhìn thế giới – Chƣơng

trình phát triển vùng Trấn Yên đầu tƣ hỗ trợ bà con giống lúa mới và vật nuôi (lợn có sức chống chịu với thời tiết), có 1/3 bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tƣ và thử nghiệm. Kết quả cho thấy đã có sự thay đổi và năng suất cao hơn.

Một số hộ đã tìm tòi và trồng cây bƣởi Diễn, năng suất cho thu hoạch cũng cải thiện phần nào đòi sống ngƣời dân.

Trong thời tiết này, cũng có 17,3% ý kiến chọn se không làm gì, ở nhà nghỉ ngơi. Đa phần những ý kiến này thuộc những ngƣời đã qua tuổi lao động, họ nói rằng, khi đang nóng trở nên lạnh thời tiết rất nguy hiểm dễ ốm, nên ở nhà nghỉ ngơi. Chỉ có 2,5% ngƣời dân chọn phƣơng án khác và 4,1% ngƣời dân chọn bỏ quê đi làm ăn nơi khác, điều này đã manh nha về sự di cƣ của ngừoi dân tại địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 82 - 83)