Một số lý thuyết ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 34 - 42)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.2 Một số lý thuyết ứng dụng

1.1.2.1. Lý thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống đƣợc phát trển vào những năm 1930 và 1940 do nhà sinh học Ludving Von Bertanffy khởi xƣớng. Thuyết hệ thống bao quá mọi lĩnh vực ( tin

học, sinh học, kinh tế, xã hội học) một hệ thống đƣợc định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố nào đó đều tác động lên những yếu tố khác và cũng tác động lên toàn bộ hệ thống. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận của một đại hệ thống. Có những hệ thống khép kín, không trao đổi với những hệ thống xung quanh [68].

Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tƣơng tác giữa các tổ phần tạo nên nó.

Các yếu tố của một hệ thống thƣờng tham gia vào nhiều hệ thống khác. Điều này đòi hỏi mỗi một thành tố phải thực hiện tốt vai trò của mỗi hệ thống mà nó đóng vai.

Tiếp cận hệ thống không hoàn toàn đồng nghĩa với phƣơng pháp phân tích hệ thống vì ngoài phần phƣơng pháp (còn đang đƣợc phát triển và hoàn thiện), tiếp cận hệ thống còn đề cập đến vấn đề về lý thuyết hệ thống cũng nhƣ phƣơng hƣớng ứng dụng lý thuyết này trong thực tiễn.

Tiểu hệ thống:

Trong một hệ thống, là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Có thể coi đó là những hình thức nhỏ hơn trong hệ thống lớn. Các tiểu hệ thống đƣợc phân biệt với nhau bởi các danh giới, là bộ phận của hệ thống lớn.

Một cá nhân đƣợc coi là một hệ thống vi mô. Hệ thống vi mô có 3 tiểu hệ thống: Hệ thống tâm lý, hệ thống sinh học và hệ thống hành vi. Các tiểu hệ thống của con ngƣời chịu sự tác động của cả hệ thống gia đình, hệ thống xã hội.

Vai trò của tiểu hệ thốngtrong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ với đồng nghiệp trong xã hội. Nhƣ vậy, mỗi cá nhân trong tiểu hệ thống của mình sẽ bộc lộ vai trò nào đó ở một môi trƣờng nào đó mà cá nhân nào đó gặp phải.

Nguyên tắc hoạt động của một hệ thống

- Nguyên tắc 1: Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn. Khi áp dụng nguyên tắc 1 trong nghiên cứu của mình, tôi thấy rằng xã Y Can là một xã thuộc một chỉnh thể lớn hơn đó là huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Khi nghiên cứu

trong luận văn này, tôi chỉ nghiên cứu ở một xã cụ thể là xã Y Can, còn những xã khác sẽ đƣợc áp dụng cách nghiên cứu tƣơng tự ở những nghiên cứu khác.

- Nguyên tắc 2: Mọi hệ thống đều có thể đƣợc chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi coi xã Y Can là một hệ thống, trong đó bao gồm các tiểu hệ thống nhƣ: hộ gia đình, trạm y tế, doanh nghiện, trƣờng học, tôn giáo, chính quyền địa phƣơng… các tiểu hệ thống này liên kết với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

- Nguyên tắc 3: Mọi hệ thống đều có thể tƣơng tác với các hệ thống khác và thu nhận thông tin, năng lƣợng từ môi trƣờng bên ngoài để tồn tại. Chúng tôi thấy rằng để tiếp nhận thông tin về các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, các tiểu hệ thống trong xã Y Can phải có sự tƣơng tác qua lại và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, chính những mối liên hệ giữa các tiểu hệ thống hay các cơ quan đang hoạt động tại địa phƣơng đã tạo nên những mắt xích cho việc tạo mối liên kết giữa các hệ thống trong cộng đồng để có sự tƣơng tác qua lại lẫn nhau tạo điều kiện để tiếp nhận thông tin, năng lƣợng từ môi trƣờng bên ngoài để tồn tại.

- Nguyên tắc 4: Mọi hệ thống cần đầu vào hay năng lƣợng để tồn tại. Chẳng hạn nhƣ các tổ chức phi chính phủ muốn hoạt động tốt tại địa phƣơng xã Y Can thì các tổ chức này phải hiểu những nhu cầu, những thứ thiết yếu của ngƣời dân đang cần. Từ đó, xây dựng phƣơng án và kế hoạch hỗ trợ ngƣời dân trong việc nâng cao đời sống sản xuất. Chính điều này đã tạo nên mối liên hệ mật thiết và tạo nên nguồn năng lƣợng tồn tại cho tổ chức đó trong cộng đồng. Về nguyên tắc này, có thể nói đến tổ chức điển hình là tổ chức Tầm nhìn thế giới, Chƣơng trình phát triển vùng Trấn Yên đã và đang làm đƣợc điều đó.

- Nguyên tắc 5: Mọi hệ thống tìm kiếm sự cân bằng với hệ thống khác. Nhƣ vậy, trong quá trình liên kết chúng tôi sẽ xác định rõ chức năng, chẳng hạn nhƣ cơ quan phòng chống lụt bão đảm nhiệm chức năng cung cấp kiến thức và kỹ năng phòng ngừa, nâng cao năng lực cho ngƣời dân trong việc ứng phó với các thamt họa thiên nhiên, nhà trƣờng đảm nhiệm chức năng giáo dục, trạm y tế đảm nhiệm chức năng khám chữa bệnh, chính quyền địa phƣơng đảm nhiệm chức năng tổ chức và quản lý, doanh nghiệp đảm nhiệm chức năng phát triển kinh tế… mỗi tiểu hệ thống đều có chức năng riêng cân bằng nhau, tuy nhiên cần phải có sự gắn kết các tiểu hệ

thống lại với nhau. Ví dụ nhƣ cộng đồng xã Y Can có nguồn lực cơ bản là ngƣời dân sống trên địa bàn đó, trong trƣờng hợp liên kết để tổ chức một buổi truyền thông nâng cao nhận thức ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan thì rõ ràng cộng đồng phải có nguồn nhân lực và nguồn kinh phí để thực hiện. Điều này, muốn thực hiện đƣợc thì rõ ràng, các cơ quan chức năng cần có sự phối kết hợp với nhau, chính quyền địa phƣơng và các hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân cần có mối liên hệ mật thiết với nhau để cùng tiến hành thực hiện. Điều này khẳng định mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng với hệ thống khác.

Nhƣ vậy, trong phạm vi của luận văn này tác giả xem cộng đồng ngƣời dân xã Y Can là một hệ thống cần có sự trợ giúp từ các tiểu hệ thống nhƣ chính quyền địa phƣơng, các doanh nghiệp, các cơ sở y tế địa phƣơng, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội phụ lão…nhằm phòng ngừa những hậu quả của hiện tƣợng thời tiết cực đoan với cộng đồng ngƣời dân một cách toàn diện và đạt hiệu quả cao.

1.1.2.2 Lý thuyết phát triển cộng đồng dựa vào cộng đồng

Tiếp cận rất quan trọng mà chúng tôi sử dụng để giải thích năng lực thích ứng đối với hiện tƣợng TTCĐ là tiếp cận của Mendes. ng định nghĩa PTCĐ nhƣ sau: “ Phát triển cộng đồng đƣợc định nghĩa là việc tổ chức cấu trúc cộng đồng để giải quyết các nhu cầu xã hội và trao quyền cho các nhóm ngƣời xác định” (Mendes, 2008, 3). Chúng tôi vận dụng quan điểm PTCĐ của Mendes để xây dựng mô hình thích ứng với TTCĐ trên cơ sở trao quyền cho cá nhân và cộng đồng, phát huy sức mạnh nội lực và ngoại lực của công đồng cƣ dân xã Y Man. Việc khai thác sức mạnh nội lực của cá nhân và cộng đồng bằng cách trao quyền cho họ, nâng cao vị thế của họ nhằm xoá bỏ những mặc cảm những định kiến và những phong tục lạc hậu đã tiềm ẩn trong cộng đồng từ lâu đời nhƣ cúng ma, cầu thần linh cứu giúp khi có thời tiết cực đoan đe doạ…[32].

Phát triển cộng đồng dựa vào cộng đồng là sự phát triển lấy cộng đồng làm định hƣớng, trao quyền kiểm soát việc quyết định và nguồn lực cho các nhóm cộng đồng. Những nhóm này thƣờng hợp tác dƣới hình thức đối tác với các tổ chức cung cấp hỗ trợ căn cứ theo yêu cầu và các bên cung cấp dịch vụ trong đó gồm chính quyền địa phƣơng, khu vực tƣ nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nƣớc cấp trung ƣơng [68].

Phát triển dựa vào cộng đồng là sự phát triển cho cộng đồng và của cộng đồng, do cộng đồng lựa chọn, hoạch định và triển khai. Phải dựa trên lợi ích, sự tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng chính là cơ sở cho phát triển bền vững.

Trên thực tế ở nƣớc ta, cơ cấu tổ chức ở địa bàn cơ sở là một thuận lợi cho việc vận động ngƣời dân tham gia. Hệ thống tổ dân phố, thôn/ấp là đơn vị tập hợp, liên lạc thông tin rất thuận lợi. Các tổ chức chịnh trị xã hội nhƣ: phụ nữ, đoàn thanh niên, nông dân, cựu chiến binh, chữ thập đỏ v.v...có mạng lƣới rộng khắp và chân rết tại cơ sở. Đây là cơ chế tổ chức tốt để chuyển tải các chính sách, chủ trƣơng từ trên xuống cũng nhƣ phẩn ánh tâm tƣ và nguyện vọng của ngƣời dân từ dƣới lên. Các đoàn thể này đã đa dạng hóa các hoạt động để hƣớng về phúc lợi xã hội, kinh tế gia đình, chăm sóc sức khỏe, tín dụng, tiết kiệm, xúc tiến việc làm, xóa đói giảm nghèo và chúng rất gần gũi với phát triển cộng đồng. Nếu nhƣ áp dụng đúng phƣơng pháp phát triển cộng đồng, các hoạt động xã hội tại cộng đồng sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Hiện nay đối tƣợng của các chƣơng trình lớn thƣờng là những ngƣời nghèo, thất học cần phải vận dụng lý thuyết phát triển cộng đồng trong việc phát triển, không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn phải giúp ngƣời dân về năng lực, khả năng phân tích tình hình, làm họ hiểu về hoàn cảnh của chính mình, giúp họ nắm vững các kĩ năng để tự quản vƣơn lên bằng chính sức của họ.

a. Nguyên lý phát triển cộng đồng

Nguyên lý PTCĐ dựa trên nguyên lý phát triển xã hội, còn nguyên lý phát triển xã hội dựa vào nguyên lý phát triển phổ quát, thực chất đó là các nguyên lý biện chứng. Phép biện chứng là cơ sở chung của lý thuyết phát triển. Biện chứng của sự phát triển. Lý thuyết này thể hiện tính tƣơng đối và tính bền vững trong cộng đồng.

* Các quan điểm, định hướng trong phát triển cộng đồng.

- Phát triển cộng đồng đƣợc xây dựng dựa trên phƣơng pháp luận từ dƣới lên, tức là phải xuất phát từ nhu cầu của chính ngƣời dân. Muốn tự phát triển thì chính bản thân ngƣời dân cũng phải tự ý thức cũng nhƣ tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình.

- Phát triển cộng đồng phải đồng bộ dựa trên mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội v.v...., chúng phải cùng đƣợc nâng lên, vì nếu chỉ chú ý vào một

khía cạnh thì không thể nào phá vỡ đƣợc sự đói nghèo, dốt nát và bệnh tật. Phát triển cộng đồng chỉ đạt đƣợc hiệu quả khi nằm trong chiến lƣợc phát triển của chính ngƣời dân.

b. Mục tiêu của phát triển cộng đồng

Trọng tâm của phát triển cộng đồng là con ngƣời – các thành viên của cộng đồng. Việc phát triển cũng phải tập trung vào con ngƣời và phát triển con ngƣời. Nói cách khác, thƣớc đo của sự phát triển là tiềm năng và khả năng con ngƣời làm chủ môi trƣờng của mình. Các mục tiêu cụ thể của phát triển cộng đồng là:

- Hƣớng tới cải thiện chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng với sự cân bằng cả về vật chất và tinh thần, qua đó tạo sự chuyển biến xã hội trong cộng đồng.

- Tạo sự bình đẳng tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng. Chú ý nhiều tới nhóm thiệt thòi để họ có quyền nêu lên nguyện vọng của mình và đƣợc tham gia vào các hoạt động phát triển, qua đó đẩy mạnh công bằng xã hội.phát triển.

- Phát triển con ngƣời ngoài việc nâng cao sinh thể (trƣớc hết là sức khỏe, thể chất) còn phát triển về năng lực tinh thần (trƣớc hết là trí thức).

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng lý thuyết phát triển cộng đồng dựa vào cộng đồng nhằm tìm hiểu nhu cầu của nguời dân, trên cơ sở đó xuất phát từ chính nhu cầu của ngƣời dân để nghiên cứu đánh giá và xây dựng mô hình ứng phó cho phù hợp.

1.1.2.3 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Abraham Maslow là một nhà tâm lý học nổi tiếng ngƣời Mỹ. ng là ngƣời đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông đƣợc xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học [69, t54].

Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con ngƣời vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con ngƣời cần đƣợc đáp ứng nhƣ thế nào để một cá nhân hƣớng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.

Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con ngƣời bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. ng đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con ngƣời, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát

sinh trƣớc sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con ngƣời tƣ thấp đến cao.

Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dƣới.

Tháp nhu cầu Maslow [69]

Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con ngƣời đƣợc liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.

Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải đƣợc thoả mãn trƣớc khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn đƣợc thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dƣới (phía đáy tháp) đã đƣợc đáp ứng đầy đủ.

Nhu cầu sinh lý:

Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con ngƣời nhƣ nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sƣởi ấm và thoả mãn về tình dục.Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con ngƣời. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con ngƣời sẽ không tồn tại đƣợc. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chƣa đƣợc thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con ngƣời sẽ không thể tiến thêm nữa.

Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh:

An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trƣờng không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con ngƣời. Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác nhƣ an toàn

lao động, an toàn môi trƣờng, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…

Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con ngƣời. Để sinh tồn con ngƣời tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không đƣợc đảm bảo thì công việc của mọi ngƣời sẽ không tiến hành bình thƣờng đƣợc và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện đƣợc. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những ngƣời phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi ngƣời căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của ngƣời khác.

Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận).

Do con ngƣời là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và đƣợc ngƣời khác thừa nhận.

Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con ngƣời đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thƣờng, bị buồn chán, mong muốn đƣợc hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con ngƣời với nhau.

Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý nhƣ: Đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thƣởng, ủng hộ, mong muốn đƣợc hòa nhập, lòng thƣơng, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thƣơng, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lƣởng mà nhu cầu về quan hệ và đƣợc thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)