Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng nắng gắt, nhiệt độ quá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 76 - 77)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan

2.3.1 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng nắng gắt, nhiệt độ quá

cao.

Qua bảng số liệu cho thấy, khi có hiện tƣợng nắng gắt, nhiệt độ quá cao vào mùa hè ngƣời dân có nhiều cách ứng phó. Trong đó nổi bật là sự bất lực với thời tiết, bởi đa số ngƣời dân thuờng không làm gì cả và nghỉ ở nhà, có 45,8% ngƣời dân trả lời nhƣ vậy. Hầu hết ngƣời dân đều tìm nơi trú ẩn ánh nắng chói chang của mùa hè. Ngƣời dân cho rằng, tìm nơi trú ẩn trong bóng cây mát là phƣơng pháp tốt nhất với thời tiết này. ”Nhiệt độ lên đến trên 40độ C thì con nguời chịu sao nổi khi đày lưng ngoài trời đất này. Nắng quá thì chúng tôi cũng bắt buộc phải ở nhà thôi, không làm đựợc việc đồng áng” (Ông Dƣơng Phú T, ngƣời dân thôn Quyết Tiến chia sẻ).

Nhƣng cũng có tới 35,5% ngƣời dân vẫn làm việc trong điều kiện nắng nóng đó và họ tìm cách ứng phó bằng cách. “Chúng tôi phải đi làm từ rất sớm, có khi từ 4h rạng sáng nhìn thấy đường và nghỉ về nhà khi trời nắng to. Đến chiều chiều tầm 3 rưỡi - 4 giờ chiều, khi nắng bớt chói chang hơn thì lại đi ra đồng làm đến tối muộn mới về. Chính vì thế, quỹ thời gian sẽ bị thay đổi nhiều, khiến năng suất công việc không cao” ( anh Nguyễn Văn A, thôn Hạnh phúc cho biết).

Cũng có 16,2% hộ dân cho rằng, thay đổi nghề nghiệp, phƣơng thức sản xuất để tăng thu nhập bằng cách kiếm thêm việc ở nhà làm để có thêm lợi nhuận kinh tế nhƣ nuôi chim bồ câu và gà tre....

Bảng 2.17: Thực tế ứng phó với nắng gắt, nhiệt độ quá cao

Thực tế ứng phó với nắng gắt, nhiệt độ quá cao Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ (%) Không làm gì, ở nhà nghỉ ngơi 90 45,8 Vẫn sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đó 70 35,5 Bỏ quê đi làm ăn nơi khác 5 2,5 Thay đổi nghề nghiệp, phƣơng thức sản xuất 32 16,2 Khác (xin ghi rõ)……. 0 0,0

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Ngƣời dân đang sống tại xã Y Can chủ yếu là ngƣời bản địa ở đó, nên việc bỏ quê đi làm ăn nơi khác là rất ít. Chỉ có 2,5% ý kiến đồng tình với việc bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Bởi theo họ, quê hƣơng là nơi họ sinh ra, lớn lên, gắn liền với tổ tiên ông bà, việc bỏ quê đi làm ăn nơi khác sẽ làm mất đi tính truyền thống và cố kết cộng đồng nơi đây. Đặc biệt, với dân tộc Dao và dân tộc Tày, họ cho rằng, dù thế nào đi nữa, họ vẫn bám trụ mảnh đất của cha ông, mảnh ruộng, mảnh đất rừng đã giúp ngàn đời cha ông họ tồn tại và để lại cho họ đến tận bây giờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)